Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 85)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.2 Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp Việt

Nam

Trên cơ sở tình hình phát triển thƣơng mại điện tử trên thế giới, thực trạng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua và kế hoạch phát triển của Chính phủ về thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp có thể phát triển ứng dụng thƣơng mại điện tử theo các mô hình sau:

-Mô hình 1: Quảng cáo - Tiếp thị - Thông tin

Các doanh nghiệp sẽ sử dụng Internet và các website của mình nhƣ một công cụ tích cực để khai thác thông tin về thị trƣờng, sản phẩm, quảng cáo tên tuổi và sản phẩm, dịch vụ của mình, giao tiếp với các đối tác là các doanh nghiệp ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Mô hình 2: Trao đổi dữ liệu bằng điện tử trong nội bộ doanh nghiệp

Các thông tin nội bộ sẽ đƣợc trao đổi bằng điện tử giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện quản lý nhân sự, quản lý sản xuất kinh doanh thông qua mạng máy tính trong doanh nghiệp. Việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các tƣơng tác bằng điện tử trực tiếp giữa khách hàng với các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.

- Mô hình 3: Trao đổi dữ liệu bằng điện tử với các đối tác

Doanh nghiệp có khả năng trao đổi dữ liệu bằng điện tử giữa các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp. Ở mức độ này, các giao dịch giữa các bộ phận chức năng của doanh nghiệp với khách hàng đã hoàn thiện hơn nhiều, nhiều chức năng giao dịch đƣợc tự động hoá.

-Mô hình 4: Tự động hoá một phần các giao dịch trên website

Với các chức năng đƣợc tự động hoá trên website, các đối tác có thể sử dụng website của doanh nghiệp để trao đổi thông tin với doanh nghiệp.

- Mô hình 5: Thƣơng mại điện tử

Mọi công đoạn trong quá trình giao dịch đều có thể thực hiện ngay trên website của doanh nghiệp, ngƣời mua có thể xem hàng, đặt hàng và thanh toán ngay trên mạng. Đây là giai đoạn mà thƣơng mại điện tử theo đúng nghĩa bắt đầu phát triển với quy mô lớn.

Nhƣ vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp có thể từng bƣớc triển khai ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các mô hình khác nhau tuỳ theo đặc điểm, mục đích kinh doanh cũng nhƣ quy mô, năng lực của mình. Do còn tồn tại nhiều hạn chế đối với các doanh nghiệp nhƣ các điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, thanh toán điện tử, chi phí sử dụng Internet… nên việc ứng dụng thƣơng mại điện tử hoàn chỉnh từ khâu mua hàng đến khâu thanh toán trực tuyến sẽ khó thực hiện đại trà đối với đa số các doanh nghiệp. Do vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp này có thể áp dụng mô hình thƣơng mại điện tử kết hợp giữa các giao dịch điện tử qua mạng Internet và các giao dịch truyền thống. Đây sẽ là bƣớc đi đầu tiên trong quá trình chuyển đổi từ thƣơng mại truyền thống sang thƣơng mại điện tử hiện đại của một doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)