Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 55)

7. Bố cục của luận văn

2.2Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Thực trạng chung

Theo nghiên cứu của Bộ Thƣơng mại, trong các giao dịch thƣơng mại điện tử hiện nay, các doanh nghiệp gặp khó khăn về thiết bị, chƣa đủ nhân lực đạt trình độ tƣơng ứng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã ứng dụng thƣơng mại điện tử bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều nhóm ngành bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bán lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, một số doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp kinh doanh máy tính và các dịch vụ về công nghệ thông tin, các doanh nghiệp sản xuất các hàng tiêu dùng khác và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại điện tử chủ yếu tập trung ở ngành hàng bán lẻ, thủ công mỹ nghệ và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó bao gồm cả kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Với mục tiêu quảng bá sản tên tuổi doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ tới các khách hàng trong và ngoài nƣớc, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này là những doanh nghiệp đi đầu trong việc lập website.

2.2.2 Hình thức áp dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Mức độ ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp cũng khác nhau, tuy nhiên, do điều kiện còn hạn chế, hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào ứng dụng thƣơng mại điện tử ở mức hoàn chỉnh. Đƣợc sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất trong các giao dịch tiếp thị bán sản phẩm của các doanh nghiệp là dịch vụ thƣ điện tử bởi sự nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp. Kết quả điều tra sơ bộ tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp phục vụ Chƣơng trình Chỉ số TMĐT 2012 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh với các mục

tiêu chủ yếu là quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Trên 40% doanh nghiệp tham gia điều tra có website và 12% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động kinh doanh trên các website liên tục tăng về chất lƣợng với 36% các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp cũng thể hiện một phần ở việc sử dụng các phần mềm nhƣ tin học văn phòng, quản lý kế toán thay cho việc sử dụng sổ sách nhƣ trƣớc đây. Với các ứng dụng này, các doanh nghiệp quản lý danh mục hàng hoá, khách hàng cũng nhƣ thống kê các giao dịch một cách chính xác và nhanh chóng hơn hẳn cách làm truyền thống trên sổ sách giấy tờ. Các ứng dụng tin học này hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp có trang bị máy tính.

Hình thức giao dịch đƣợc coi là hiện đại và đặc trƣng cho thƣơng mại điện tử là giao dịch qua website đã bắt đầu đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hiện đa số doanh nghiệp có trang web cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với hình thức giao dịch này đang tăng cao. Trong số đó một số doanh nghiệp đã thừa nhận có thành công nhất định trong việc khai thác khách hàng qua trang web mặc dù việc giao dịch thƣơng mại qua website ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ “tiền thƣơng mại điện tử” tức là có rao bán chào hàng trên website còn việc giao hàng vẫn thực hiện bằng nhân công. Trên thực tế, số doanh nghiệp khai thác hiệu quả trang web còn ít, số ít doanh nghiệp lập website đã có khách hàng từ trang web, còn đa số các trang web sau thời gian đầu mới thành lập đƣợc đầu tƣ khá công phu, cập nhật thông tin thƣờng xuyên đã trở nên trì trệ do không đƣợc quan tâm đúng mức và không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Hiện nay, bên cạnh việc lập website riêng với tổng chi phí ban đầu và chi phí duy trì tƣơng đối tốn kém mà không phải một doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có điều kiện thực hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có một hình thức quảng bá khác là tham gia sàn giao dịch điện tử hay nói cách khác, các doanh nghiệp cùng tham gia

vào một website chung. Tại website này, khách hàng khi truy cập có thể xem nhiều mặt hàng của nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng trƣng bày trên sàn giao dịch và có thể chọn mua nhiều mặt hàng cùng lúc mà không phải truy cập website của từng doanh nghiệp. Hiện đã có rất nhiều sàn giao dịch thƣơng mại điện tử đƣợc thiết lập cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ : vatgia.com, alibaba.com, 5giay.vn, rongbay.com….Trong số các doanh nghiệp đăng ký tham gia các sàn giao dịch này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá lớn vì đây là đối tƣợng doanh nghiệp cần nhiều sự quảng bá để khách hàng biết đến.

Hình 2.3: Mua hàng qua mạng

Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp đa số chỉ mới ứng dụng thƣơng mại điện tử với hình thức thƣơng mại B2C (doanh nghiệp - ngƣời tiêu dùng) chứ chƣa nhiều doanh nghiệp áp dụng cho hình thức B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) trong khi xu hƣớng chung trên thế giới hình thức B2B chiếm tới 80% giao dịch thƣơng mại điện tử. Tuy vậy, điều này cũng là hợp lý đối với các doanh nghiệp bởi với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong ngành kinh doanh bán lẻ và phục vụ trực tiếp ngƣời tiêu dùng. Tuy vậy, phát triển thƣơng mại điện tử B2B là một

hƣớng đi mà các doanh nghiệp nên hƣớng tới bởi giao dịch B2B đem lại cho doanh nghiệp quy mô giao dịch lớn hơn cũng nhƣ lƣợng khách hàng ổn định hơn, bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Hình 2.4: Các hình thức giao dịch

2.2.3 Kết quả ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Kể từ khi Internet phát triển ở Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp chú ý đến việc quảng bá tên tuổi của mình trên Internet. Số trang web của các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Thực tế là một số trang web đã và đang đem lại cơ hội làm ăn, hợp đồng buôn bán và tiện ích trong giao dịch cho một số doanh nghiệp. Trong đó, theo các doanh nghiệp này, lợi ích lớn nhất mà họ thu đƣợc là nhờ có Internet, họ có thể giới thiệu các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn cả, do đó đã thu hút đƣợc một số khách hàng đến với doanh nghiệp nhờ thông tin trên các trang web.

2.2.4 Một số hạn chế trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Hạn chế đầu tiên trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp là nhiều website của các doanh nghiệp đã không đem lại hiệu quả nhƣ ngƣời ta mong đợi khi đầu tƣ thành lập trang web. Cụ thể là lƣợng khách hàng đến với doanh nghiệp nhờ truy cập trang web không nhiều. Theo các doanh nghiệp, để lập một trang web không khó, nhƣng cái khó là làm sao cho ngƣời khác biết đến trang web và tìm đọc

chúng. Hiện nay, tình trạng thiếu thông tin cho ngƣời dùng Internet khiến các website dễ rơi vào quên lãng đang phổ biến với các doanh nghiệp . Tình trạng chung là nhiều trang web đã đƣợc thành lập từ lâu nhƣng số ngƣời truy cập chẳng là bao và số khách hàng doanh nghiệp có đƣợc từ trang web lại càng hiếm hoi. Chính vì chƣa thấy đƣợc hiệu quả thực tế nên nhiều website sau thời gian đầu đƣợc đầu tƣ khá công phu, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên thì hiện nay trở nên trì trệ, không đƣợc cập nhật. Điều này gây lãng phí cho các doanh nghiệp bởi ngoài chi phí ban đầu để lập trang web, mỗi năm doanh nghiệp cũng phải mất một số tiền không nhỏ để duy trì trang web.

Việc giao dịch trực tiếp qua website ở các doanh nghiệp cũng còn rất hạn chế hay nói cách khác là chƣa có mấy doanh nghiệp thực hiện giao dịch bán hàng trực tiếp qua website. Nguyên nhân là các giao dịch trực tuyến qua mạng đối với các doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Đó là những trở ngại về vốn, chi phí, thẩm định đối tác, thanh toán, giao nhận vận chuyển...

Theo các doanh nghiệp, sau khi đƣợc nối kết qua mạng thì việc thẩm định đối tác rất quan trọng để đi đến những giao dịch nhƣng việc thẩm định này lại nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thông tin trên mạng không đủ để các doanh nghiệp biết rõ tình hình thực tế của các đối tác, đặc biệt là những đối tác nƣớc ngoài. Kế đến, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này khó đƣợc các đối tác nƣớc ngoài tin tƣởng giao cho thực hiện các hợp đồng thƣơng mại có số lƣợng hàng hoá khổng lồ để có thể đem lại lợi nhuận cao và ổn định. Nhìn chung, khách hàng chƣa đủ tin tƣởng vào tƣ cách pháp nhân của ngƣời lập nên trang web nên việc đặt hàng qua mạng còn rất hạn chế.

Thêm vào đó, khách hàng vẫn giữ thói quen xem trực tiếp hàng hoá trƣớc khi mua, đặc biệt là với những mặt hàng nhƣ thủ công mỹ nghệ, hiện chiếm tỷ lệ lớn trong số các website của doanh nghiệp, những hình ảnh, thông tin đƣợc giới thiệu trên website chƣa đủ để khách hàng tin tƣởng vào chất lƣợng của hàng hoá để có thể đặt mua trực tuyến. Hơn nữa, thậm chí ngay cả khi có khách đặt hàng trực tuyến thì việc vận chuyển và giao hàng tận nơi cũng là một điểm hạn chế với các doanh nghiệp vì

khi đó doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển bởi, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này khó có đƣợc hệ thống phân phối rộng khắp để đảm bảo tự đƣa hàng đến nơi khách yêu cầu. Chi phí cho việc vận chuyển giao hàng tận nơi có thể rất cao so với giá trị hàng hoá, nhất là khi khách hàng lại ở nƣớc ngoài. Một số doanh nghiệp cho rằng họ rất khó khăn về vốn, kể cả vốn đầu tƣ mua sắm trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Hầu hết các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ còn gặp khó khăn trong quản lý, vận hành doanh nghiệp do thiếu khả năng tài chính để thuê những ngƣời có trình độ quản lý thành thạo về công nghệ thông tin. Khó khăn về vốn cũng là một yếu tố cản trở các doanh nghiệp quảng bá website đến khách hàng một cách hiệu quả bởi theo nhiều chuyên gia công nghệ thông tin, chi phí lớn nhất cho thƣơng mại điện tử chính là chi phí quảng bá website đến các khách hàng. Để website đƣợc nhiều ngƣời biết đến phải quảng bá nó bằng cách đƣa vào các search engine (công cụ tìm kiếm) càng nhiều càng tốt nhƣng chi phí cho việc quảng bá này khá cao, một doanh nghiệp cỡ nhỏ phải chi ít nhất 500-1000 USD một năm cho việc “phát triển và quảng bá website” và thực tế ở Việt Nam có ít công ty làm dịch vụ này.

Ngoài ra, trong số doanh nghiệp có thực hiện thƣơng mại điện tử, nhiều doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất là ở khâu thanh toán điện tử bởi, theo họ, công nghệ bảo mật thông tin ở Việt Nam còn quá thấp, doanh nghiệp khó lòng giao phó việc thanh toán trong kinh doanh bằng thẻ tín dụng một khi chƣa tin tƣởng vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng.

Tóm lại, việc ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam cho tới nay vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu, giai đoạn thử nghiệm khi các doanh nghiệp bắt đầu bƣớc vào một hình thức kinh doanh mới dựa trên sự phát triển của nền công nghệ thông tin. Do vậy, cùng với những hạn chế vốn có về quy mô và vốn, những hạn chế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia thƣơng mại điện tử là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những hạn chế này là cơ sở để các doanh nghiệp rút ra kinh nghiệm, từ đó có thể nâng cao hiệu quả ứng dụng thƣơng mại điện tử khi hình thức kinh doanh này đang dần trở nên phổ biến hơn trên địa bàn các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh…

2.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp các doanh nghiệp

2.3.1 Khái quát chung về tình hình nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu, khảo sát của chúng tôi bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, quy mô. Đa phần ngƣời tham gia điền phiếu (85%) là nhân viên doanh nghiệp, 14% ở cấp quản lý, và 1% là giám đốc doanh nghiệp.

1% 85% 14% giám đốc nhân viên quản lý

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người đại diện doanh nghiệp điền phiếu khảo sát

Loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần với tỷ lệ tƣơng ứng là 47% và 39% còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác.

Biểu đồ 2.2: Các loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc khảo sát hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán lẻ, sản xuất chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 19% và 9%, công nghệ thông tin, truyền thông đạt mức 15%, tài chính ngân hàng đạt mức 27%. Tỷ lệ các doanh nghiệp

5% 2% 39% 47% 7% DN Tư nhân Công ty hợp danh Công ty cổ phần Công ty TNHH Khác

có loại hình kinh doanh khác nhƣ: giầy dép, may mặc, dƣợc phẩm,… cũng chiếm tỷ lệ khá cao ở mức 16%. 19% 15% 9% 27% 14% 16% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Buôn bán lẻ CNTT, truyền thông Sản xuất Tài chính, ngân hàng Xây dựng,BĐS Khác

Biểu đồ 2.3: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khảo sát

2.3.2 Mức độ sẵn sàng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp2.3.2.1 Mức độ sử dụng máy tính có kết nối mạng trong doanh nghiệp 2.3.2.1 Mức độ sử dụng máy tính có kết nối mạng trong doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra đầu năm 2012, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính. Kết quả này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đều quan tâm tới việc nâng cấp, mua mới máy tính, đồng thời các doanh nghiệp mới thành lập hầu nhƣ đều trang bị ít nhất một máy tính ngay từ khi bắt đầu hoạt động, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã có kết nối Internet. Hình thức kết nối phổ biến nhất là ADSL - chiếm 95%, tiếp đến là đƣờng truyền riêng chiếm 5%.

Biểu đồ 2.4: Hình thức kết nối internet ở các doanh nghiệp khảo sát

Email cũng là một phƣơng tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để tiến hành kinh doanh, từ trao đổi thông tin tới quảng cáo sản phẩm, giao kết hợp đồng. Mức độ sử dụng emai cho mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát đạt 93%.

Biểu đồ 2.5: Tình hình sử dụng mail cho kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm (Theo cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin)

2.3.2.2 Bảo đảm an toàn thông tin

Hầu hết doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng biết tới lợi ích to lớn của TMĐT nhƣng vẫn chƣa ứng dụng hoặc mới ứng dụng ở mức thấp do lo ngại về các rủi ro trong giao dịch trực tuyến. Ngƣợc lại, cũng có nhiều doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng tham gia TMĐT nhƣng chƣa chú ý thỏa đáng tới việc bảo vệ thông tin trên môi trƣờng mạng. Kết quả khảo sát điều tra năm 2012 cho thấy,

80% doanh nghiệp sử dụng phần mềm diệt virus, 55% doanh nghiệp sử dụng tƣờng lửa và 25% sử dụng các biện pháp phần cứng để đảm bảo an toàn thông tin.

Biểu đồ 2.6: Các biện pháp bảo đảm thông tin

2.3.2.3 Bố trí và đào tạo nhân lực cho TMĐT

Kinh doanh trực tuyến đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Qua khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT là 52%. Hình thức đào tạo phổ biến nhất lại là cử nhân

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 55)