Nhận thức về thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1 Nhận thức về thƣơng mại điện tử

Cuối năm 1999, Chính phủ đã giao cho Bộ thƣơng mại chủ trì dự án kỹ thuật thƣơng mại điện tử. Dự án này đƣợc phân thành các tiểu dự án có các nội dung và hoạt động chủ yếu về: Nâng cao nhận thức về thƣơng mại điện tử; Hạ tầng cơ sở pháp lý; Hạ tầng cơ sở công nghệ; Hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin; Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử; Hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thƣơng mại; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Bảo vệ ngƣời tiêu dùng; An ninh quốc gia trong thƣơng mại điện tử; Các khía cạnh văn hoá xã hội; Quản lý nhà nƣớc và vai trò của Chính phủ; Đào tạo kỹ năng và thử nghiệm các dạng hoạt động của thƣơng mại điện tử.

Chính phủ Canada đã giúp đỡ Bộ thƣơng mại xây dựng kế hoạch khung 5 năm chấp nhận và ứng dụng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. Trong năm 2000, Chính phủ đã giao Bộ thƣơng mại làm đầu mối đàm phán với các nƣớc ASEAN xây dựng Hiệp định khung e-ASEAN và Hiệp định này đã đƣợc lãnh đạo cấp cao các nƣớc ASEAN ký ngày 24/10/2000 tại Singapore. Trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X, phần nhiệm vụ của năm 2001 có ghi: “mở rộng mạng Internet ra thị trƣờng thế giới, bƣớc đầu nghiên cứu ứng dụng thƣơng mại điện tử trong giao dịch kinh doanh đối với một số ngành hàng, công ty lớn...”

“Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

Thực hiện chỉ thị 58-CT/TW, Thủ tƣớng chính phủ đã có quyết định số 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về “ Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tƣ và phát triển công nghệ phần mềm”

Ngày 20/2/2001, Thủ tƣớng chính phủ đã có quyết định số 19/2001/QĐ-TTg bổ sung sản phẩm máy vi tính vào danh mục các sản phẩm trọng điểm.

Ngày 24/5/2001, TTCP đã có quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chƣơng trình hành động triển khai chỉ thị 58/CT-TW.

Văn kiện Đại hội Đảng IX (tháng 4/2001) đã nêu rõ cần phải phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành thƣơng mại, dịch vụ và kể cả thƣơng mại điện tử, đó chính là kim chỉ nam rất quan trọng mở đƣờng và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cho công nghệ thông tin nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng phát triển ở nƣớc ta trong thời gian tới.

Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đƣợc coi là nghị định đem lại sức sống cho thị trƣờng Internet của Việt Nam, chính thức thay thế nghị định số 21/1997/NĐ-CP ngày 5/3/1997 của Chính phủ về “Quy chế tạm thời về thiết lập, quản lý và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam”.

Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của TTCP đã phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005 đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển của nền công nghệ thông tin nƣớc ta là sẽ có 5% dân số nƣớc ta sử dụng Internet.

Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006-2010 (Quyết định 222), thƣơng mại điện tử Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần tích cực cho sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp và đất nƣớc.

Để làm cơ sở cho việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 222 và hỗ trợ cho việc triển khai Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 1073/QĐ - TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011-2015, trong năm 2010 Bộ Công Thƣơng đã tổ chức điều tra, khảo sát tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử tại 3.400 doanh nghiệp trên cả nƣớc. Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc, Bộ Công Thƣơng đã tiến hành phân tích, tổng hợp và đƣa ra những đánh giá toàn diện về hiện trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam

Nhƣ vậy, có thể thấy Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển ứng dụng thƣơng mại điện tử và đã bắt đầu xây dựng những chƣơng trình cụ thể về phát triển công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, về mặt xã hội, vẫn có rất nhiều ngƣời dân còn rất mơ hồ với thƣơng mại điện tử. Họ cho rằng thƣơng mại điện tử phải là mua và bán thuần tuý qua Internet. Ngoài ra, các hoạt động thông tin đại chúng cũng chƣa phân biệt rõ ràng khái niệm về thƣơng mại điện tử, làm cho nhiều ngƣời theo dõi hiểu là phải có cửa hàng ảo trên Internet, bán hàng và thu tiền điện tử thì mới là thƣơng mại điện tử...

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)