7. Bố cục của luận văn
2.1.4 Thanh toán điện tử
Việc giao dịch qua ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia vào sự phân công quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về số lƣợng, chất lƣợng các loại hình sản phẩm dịch vụ, đáp ứng cả nhu cầu rút ngắn về thời gian, không gian...
Các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dịch vụ, các sản phẩm đặc thù bằng cách hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm tự động hoá việc xử lý giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm. Phát triển kênh phân phối điện tử... nhằm giữ đƣợc thị phần, hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh cao khi thị trƣờng ngân hàng hoàn toàn mở cửa, các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc hoạt động hoàn toàn bình đẳng nhƣ các ngân hàng trong nƣớc.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đều đã có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication – hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế ), hệ thống quản lý thẻ ATM, dịch vụ internet banking, thanh toán điện tử, đồng thời ngân hàng cũng sẵn sàng thanh toán các loại thẻ tín dụng của hai tổ chức là Visa và Master.
Đáng chú ý hơn cả là hiện nay đa số các ngân hàng lớn tại Việt Nam đã triển khai hệ thống quản trị ngân hàng bán lẻ mới trong trong toàn hệ thống, làm nền tảng
cho việc phát triển ngân hàng điện tử dành cho khách hàng nhƣ, Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, thẻ thanh toán. Đặc biệt dịch vụ Home Banking giúp khách hàng trên mạng kết nối tại văn phòng, tại nhà riêng, kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính, POS, Internet, Intranet, Wap... Các dịch vụ có thể thực hiện 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.. Các khách hàng sẽ đƣợc sử dụng rất nhiều dịch vụ chính nhƣ: Kiểm tra số dƣ tài khoản; Mua sắm hàng hoá không dùng tiền mặt; Chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau; Yêu cầu báo cáo về tình hình giao dịch tài khoản; Thanh toán các hoá đơn tiền điện thoại, nƣớc...; Rút tiền từ tài khoản khi đang ở nƣớc ngoài; Kiểm tra tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và hỏi thông tin về các tài khoản và dịch vụ ngân hàng.
Hình 2.2: Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ internet banking của một số ngân hàng tính đến tháng 9 – 2012 [17]
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng chúng ta đã có một số cơ sở ban đầu phục vụ cho việc thanh toán điện tử thông qua các ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thanh toán điện tử vẫn còn tƣơng đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đa số các doanh
nghiệp vẫn chƣa thể cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tại website của mình thông qua các dịch vụ của ngân hàng. Đây cũng chính là một thách thức cho việc phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.