Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2 Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thƣơng mại điện tử

Các quyết định của TTCP số 280/QĐ-TTg ngày 29/4/1997 về việc xây dựng mạng tin học diện rộng trong các văn phòng UBND và các bộ, ngành, quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 5/3/1997 về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng Internet..., là những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin ở Việt Nam và tạo điều kiện cho thƣơng mại điện tử bƣớc đầu phát triển tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin nhƣ đĩa từ, băng từ hay các loại thẻ thanh toán để làm chứng từ thanh toán và để thanh toán tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng (theo quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 1/4/1997 của TTCP) nhƣng lại chƣa đề cập đến đối tƣợng tham gia thanh toán điện tử rất quan trọng là các doanh nghiệp. Ngày 21/3/2002, TTCP có quyết định số 44/2002/QĐ-TTg thay thế cho quyết định số 196 kể trên. Quyết định này đã quy định

rõ việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đƣợc mã hoá bảo đảm an toàn trong quá trình xử lý truyền tin và lƣu trữ, riêng yếu tố chữ ký phải đƣợc mã hoá bằng khoá mật mã (gọi là chữ ký điện tử). Luật Kế toán đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá XI cũng thừa nhận chứng từ điện tử. Nhìn xa hơn, Luật Thƣơng mại có hiệu lực thi hành từ 1/1/1998 cũng coi điện báo, telex, fax, thƣ điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác là hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn chƣa có đủ điều kiện pháp lý để tham gia thanh toán điện tử bởi chƣa hề có các quy định về việc sử dụng khoá mật mã theo công nghệ nào, sử dụng ngay sản phẩm mã khoá ngoại nhập hay đợi sản phẩm đƣợc phát triển trong nƣớc.

Thêm vào đó, quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ văn hoá thông tin về “Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thành lập trang thông tin điện tử trên Internet” lại làm cho các doanh nghiệp lo lắng hơn. Điều này là không hợp lý đối với các doanh nghiệp không làm dịch vụ cung cấp thông tin trên Internet (ICP: Internet Content Provider) mà chỉ xây dựng website trên Internet trong đó đăng tải các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay một số thông tin khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bất cứ một doanh nghiệp nào khi muốn xây dựng website đều phải xin giấy phép của Bộ văn hoá thông tin thì sẽ có nhiều doanh nghiệp ngần ngại và do đó sẽ gây ra một trở lực lớn với các doanh nghiệp và cho chính sự phát triển của nền công nghệ thông tin nƣớc nhà.

Ngoài các văn bản pháp lý kể trên, thƣơng mại điện tử Việt Nam vẫn còn cần một khung pháp lý đầy đủ hơn nữa. Chính vì vậy, căn cứ Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chƣơng trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ năm 2002-2007 và Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc giao Bộ Thƣơng mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh Thƣơng mại điện tử, tháng 3/2002 Bộ Thƣơng mại đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Thƣơng mại điện tử để xây dựng, từng bƣớc hoàn chỉnh để trình quốc hội phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này

Từ năm 2005 đến nay, sau khi Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006-2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện. Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử đƣợc Quốc hội ban hành vào tháng 11 năm 2005, đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và quy định về chữ ký điện tử. Năm 2006 Quốc hội ban hành Luật Công nghệ thông tin quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Việc ra đời của Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dƣới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2006-2010 bảy văn bản cấp Nghị định đã đƣợc ban hành, bao gồm: Nghị định về TMĐT, Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định về Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc, Nghị định về Chống thƣ rác, Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện tử trên Internet. Các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên.

Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần đƣợc hoàn thiện với Nghị định số 63/2007/NĐ- CP ban hành năm 2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP năm 2008 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại và Nghị định số 28/2009/NĐ-CP năm 2009 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện tử trên Internet. Ngoài ra, năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực TMĐT.

Thông tƣ số 32 /2011/TT-BTC hƣớng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử Trƣớc đòi hỏi bức thiết của thực tiễn phát triển giao dịch điện tử và nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử ngày càng lớn của doanh nghiệp, ngày 14 tháng 3 năm 2011 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số32 /2011/TT-BTC hƣớng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông tƣ này quy định chi tiết về giá trị pháp lý và các nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử, đồng thời làm rõ các nghiệp vụ gắn với quy trình xử lý hóa đơn trong trƣờng hợp đặc thù của hóa đơn điện tử:

- Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử - Điều kiện của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử - Nội dung của hoá đơn điện tử

- Khởi tạo, phát hành hoá đơn điện tử - Lập hóa đơn điện tử

- Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập

- Báo cáo sử dụng, ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử - Lƣu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử - Chuyển từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy

- Kiểm tra việc khởi tạo, lập, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử Theo Thông tƣ này, hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đƣợc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lƣu trữ và quản lý bằng phƣơng tiện điện tử. Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…, phiếu thu tiền cƣớc vận chuyển hàng không, chứng từ thu cƣớc phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung đƣợc lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Với hệ thống văn bản khá đầy đủ nhƣ trên, có thể khẳng định đến hết năm 2011, khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)