7. Bố cục của luận văn
1.3.4. Các giao dịch thƣơng mại điện tử
1.3.4.1 Căn cứ theo đối tƣợng giao dịch
Các giao dịch thƣơng mại điện tử hiện nay đƣợc xây dựng dựa trên các mối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng. Do vậy, căn cứ theo đối tƣợng giao dịch, trong thƣơng mại điện tử có thể có các giao dịch sau:
- B2B (Business to Business): là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau và giao dịch bên trong doanh nghiệp (Business to Employee). Các doanh nghiệp thƣờng sử dụng hình thức giao dịch này để trao đổi chứng từ, thanh toán tiền hàng và trao đổi thông tin. Hình thức trao đổi này thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng mạng Intranet và Extranet để giao dịch.
- B2C (Business to Consumer): là giao dịch giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, minh hoạ cụ thể là việc bán hàng qua mạng, làm cho việc mua sắm của ngƣời tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn vì ngƣời tiêu dùng có thể thực hiện việc xem hàng, mua hàng và thanh toán tại nhà mà không cần phải đến tận cửa hàng. Đây chính là sự thể hiện việc điện tử hoá tiêu thụ khi mạng toàn cầu ra đời và phát triển.
- B2G (Business to Government): giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ, bao gồm việc trao đổi thông tin, mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến (online government procurement) và quản lý nhà nƣớc về thuế, hải quan... - C2G (Consumer to Government): giao dịch giữa ngƣời tiêu dùng với các cơ quan chính phủ nhằm trao đổi các thông tin về thuế, dịch vụ hải quan và các thông tin khác.
- G2G (Government to Government): giao dịch giữa các chính phủ nhằm mục đích trao đổi thông tin.
Trong các giao dịch trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp B2B và giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng B2C là hai dạng giao dịch phổ biến trong thƣơng mại điện tử đặc biệt là nếu xét trên góc độ thuần tuý kinh doanh.
Trƣớc hết, về giao dịch B2B, đây là quan hệ giao dịch chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số các giao dịch thƣơng mại điện tử hiện nay. Khi áp dụng B2B, các doanh nghiệp xây dựng cho mình các Website trên mạng Internet nhằm giới thiệu về doanh nghiệp cũng nhƣ các sản phẩm của doanh nghiệp cho các đối tác, đồng thời những đối tác quan tâm có thể giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp ngay trên Website này. Bên cạnh đó, Website cũng là mạng nội bộ giữa doanh nghiệp với một số khách hàng đã và đang làm việc với doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với đa số các công ty, các Website này cũng kiêm luôn chức năng bán lẻ hàng hoá cho ngƣời tiêu dùng khi họ truy cập tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng nhƣ các khách hàng là doanh nghiệp khác.
Trong phƣơng thức B2B, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý đƣợc quá trình cung cấp nguyên liệu, dịch vụ từ phía nhà cung cấp cũng nhƣ việc giao hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ của mình và các nhà phân phối độc lập khác. Đồng thời, trong quá trình này, doanh nghiệp cũng liên tục đƣợc cập nhật thông tin từ phía các đối tác do đó có thể nhanh chóng nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Về phía nội bộ doanh nghiệp, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều đƣợc quản lý, đƣợc tham gia vào sản xuất một sản phẩm bằng cách truy cập thông tin về sản phẩm, đóng góp ý kiến về sản phẩm, đƣợc thông báo cũng nhƣ
đóng góp ý kiến về các quyết định của doanh nghiệp thông qua mạng nội bộ của doanh nghiệp đó.
Với nguồn thông tin từ nhiều phía cả bên trong lẫn bên ngoài, doanh nghiệp có thể bổ sung, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Về giao dịch B2C, đây là một phƣơng thức giao dịch ngày càng phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại cho cả doanh nghiệp lẫn ngƣời tiêu dùng. Với sự phát triển của Internet, ngƣời tiêu dùng ngày càng quen dần với việc mua hàng trên mạng, một thị trƣờng điện tử nơi ngƣời bán và ngƣời mua gặp nhau mà trong tƣơng lai có thể dần thay thế cho các thị trƣờng truyền thống. Khi mua hàng trên mạng, hạn chế về khoảng cách địa lý đƣợc xoá bỏ, ngƣời tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ các nhà cung cấp chỉ bằng việc truy cập các Website đang xuất hiện ngày một nhiều hơn trên mạng.
Giao dịch B2C có ảnh hƣởng nhiều đến kênh bán lẻ bởi thông qua Internet, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng có thể trực tiếp gặp nhau. Do chi phí trung gian đƣợc giảm bớt, ngƣời tiêu dùng có thể mua đƣợc hàng hoá hay dịch vụ mình mong muốn với giá thấp hơn và tin tƣởng rằng sẽ đƣợc hƣởng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo đầy đủ hơn. Việc trao đổi trực tiếp giữa ngƣời bán và ngƣời mua giúp ngƣời bán nắm đƣợc yêu cầu chi tiết của khách hàng từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu đó, đồng thời, thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng cũng giúp doanh nghiệp khảo sát đƣợc thị trƣờng một cách chính xác, hiệu quả và kinh tế.
1.3.4.2 Căn cứ theo nội dung giao dịch
Hiện nay, nếu căn cứ theo nội dung giao dịch, thƣơng mại điện tử có thể có các loại giao dịch sau:
- Mua hàng điện tử: là hoạt động thƣơng mại với chức năng bán sản phẩm. Đối với hoạt động thƣơng mại này, những thông tin nhƣ tìm hiểu về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán tiền đều có thể thực hiện qua mạng. Nhƣng hàng hoá đƣa đến
tay ngƣời dùng sẽ đƣợc thực hiện thông qua các dịch vụ bƣu điện đã có hoặc các cơ sở, công ty vận tải. Lợi điểm của loại hình này là giảm thiểu đến mức tối đa các khâu trung gian trong quá trình lƣu thông hàng hoá.
- Cung cấp thông tin: là giao dịch thƣơng mại điện tử mà đối tƣợng mua bán là sản phẩm hoặc dịch vụ thông tin. Toàn bộ quá trình thƣơng mại này hoàn toàn có thể thực hiện qua mạng.
- Thanh toán điện tử (e-Cash và e-Cheque): là hoạt động cung cấp việc thanh toán điện tử nhanh chóng nhất thông qua hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Payment System - EPS). Hoạt động này nhằm bổ sung cho hai hoạt động thƣơng mại kể trên để đƣợc một hệ thống hoàn chỉnh trong kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng và cần có để hoạt động thƣơng mại điện tử mang đúng bản chất của thƣơng mại. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy việc điện tử hoá tiền tệ.
1.4 Tổng quan tình hình thƣơng mại điện tử thế giới
Thƣơng mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu. Tuy hiện nay thƣơng mại điện tử đƣợc áp dụng chủ yếu ở các nƣớc phát triển, các nƣớc đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh này. Tuỳ đặc điểm kinh tế xã hội và định hƣớng phát triển riêng mà mỗi quốc gia có cách nhìn nhận, đánh giá, cách chuẩn bị, triển khai và có các bƣớc đi khác nhau trong quá trình tham gia vào thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc cho thấy, để có thể tham gia có hiệu quả vào thƣơng mại điện tử và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, mỗi nƣớc đều phải có chiến lƣợc chung về thƣơng mại điện tử, có chƣơng trình tổng thể, phƣơng án hành động từng bƣớc và phải có tổ chức chuyên trách cho công việc này.
Thƣơng mại điện tử thế giới đang phát triển nhanh trên nền tảng của sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới. Công nghệ thông tin ngày nay
đang dần dần chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nƣớc. Đặc biệt, sự kết hợp hữu cơ ba bộ phận công nghiệp là máy tính (mạng, máy tính, thiết bị điện tử, phần mềm và các dịch vụ khác), truyền thông (điện thoại hữu tuyến, vô tuyến và vệ tinh) và nội dung thông tin (cơ sở dữ liệu, các sản phẩm nghe, nhìn, vui chơi giải trí, xuất bản và cung cấp thông tin v.v…) đang tạo ra vai trò và tính chất mới của công nghiệp công nghệ thông tin.
Nền tảng cho sự phát triển của thƣơng mại điện tử thế giới là Internet, bao gồm cả các phân mạng do đó bao quát toàn bộ các máy tính điện tử đang hoạt động trên toàn thế giới, và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại bao gồm vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến và các khí cụ điện tử.
Internet đang phát triển rất nhanh cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng và chất lƣợng vận hành. Nếu nhƣ năm 1991 mới có 31 nƣớc nối mạng vào Internet thì tới giữa năm 1997 đã có 171 nƣớc. Số trang web vào giữa năm 1993 là 130, cho tới cuối năm 1998 là 3,69 triệu, và 634 triệu là số website đang hoạt động trên toàn cầu (tính đến tháng 12/2012).
Giữa năm 1994, toàn thế giới có 3,2 triệu địa chỉ Internet (chủ yếu là ở Mỹ và mỗi địa chỉ có thể có nhiều trang web do sử dụng các lĩnh vực khác nhau, dùng nhiều cổng khác nhau), tới giữa năm 1996 đã lên 12,9 triệu địa chỉ với khoảng 67,5 triệu ngƣời sử dụng ở khắp các châu lục và tới giữa năm 1998 đã có 36,7 triệu địa chỉ Internet với khoảng 100 triệu ngƣời sử dụng. Số ngƣời sử dụng Internet toàn thế giới đã tăng lên trên 350 triệu vào năm 2000.
Đến hết tháng 6 năm 2012 trên toàn thế giới đã có 2,4 tỉ ngƣời sử dụng Internet, trong đó: 1,1 tỉ là số ngƣời dùng Internet tại châu Á; 519 triệu là số ngƣời dùng Internet tại châu Âu; 274 triệu là số ngƣời dùng Internet tại Bắc Mỹ; 255 triệu là số ngƣời dùng Internet ở Mỹ Latin/Caribbean; 167 triệu là số ngƣời dùng Internet ở châu Phi; 90 triệu là số ngƣời dùng Internet ở Trung Đông; 24,2 triệu là số ngƣời dùng Internet ở châu Đại dƣơng/Australia [14].
Hình 1.1: Tỷ lệ người sử dụng internet các vùng trên thế giới tính đến hết tháng 6 năm 2012
Trƣớc đây, kiểu tiêu biểu mà một cá nhân ở gia đình truy cập vào Internet là thông qua một máy tính cá nhân (PC: Personal Computer) và một đƣờng dây điện thoại. Cách truy cập này có tốc độ rất chậm, ví dụ, nếu dùng một modem 28,8 kbps (nghìn bit/sec) thì phải mất 46 phút mới tải xuống đƣợc một chƣơng trình video dài 3,5 phút. Hiện nay, các công ty điên thoại, vệ tinh và cáp đã tạo ra các phƣơng tiện truy cập Internet với tốc độ cao hơn rất nhiều. Công nghệ “đƣờng thuê bao số hoá không đồng bộ” (ADSL: Asynchronous Digital Subscriber Line), với modem 8 Mbps, 10 Mbps (triệu bit/sec), cho phép chƣơng trình video nói trên đƣợc tải xuống chỉ trong vài giây.. Hệ thống cáp ở các nƣớc đã và đang chuyển thành hệ thống lƣu thông Internet 2 chiều (two-way internet traffic) dùng cáp quang, có hộp giải mã các âm thanh, mã hình ảnh và dữ liệu truyền gửi dƣới dạng số hoá. Các phƣơng tiện liên lạc vô tuyến cũng đều đang hội nhập vào Internet. Các tuyến cáp quang đang đƣợc rải trên khắp các nƣớc, các châu lục để liên kết tất cả các khí cụ điện tử vào Internet, sẽ cho phép truy cập vào Internet nhanh gấp 10 lần so với mạng lƣới cáp điện thoại hiện nay. Theo ƣớc tính của các chuyên gia Mỹ, Internet/Web đang phát triển với tốc độ cứ
100 ngày thì tổng lƣợng thông tin qua “võng mạng toàn cầu” lại tăng lên gấp đôi. Nhìn xa hơn, các nhà “tƣơng lai học” đã đƣa ra dự báo rằng “kinh tế số hoá”, “xã hội số hoá” trên cơ sở công nghệ điện tử với điện tử là vi tố cuối cùng sẽ sớm bị thay thế bởi công nghệ cao hơn nữa là công nghệ lƣợng tử với vi tố là các hạt cơ bản.
Nhƣ vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử trên thế giới đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và tạo ra một xu thế phát triển chung mà các nƣớc đang hƣớng tới. Trong đó, không chỉ các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu mà cả các nƣớc đang phát triển cũng đang nhanh chóng tham gia vào thƣơng mại điện tử. Sự phát triển của thƣơng mại điện tử một mặt là kết quả của xu hƣớng tất yếu, khách quan của quá trình “số hoá” toàn bộ hoạt động của con ngƣời, mặt khác là kết quả của các nỗ lực chủ quan của từng nƣớc, từng nhóm nƣớc và toàn thế giới nói chung, đặc biệt là trên bình diện tạo môi trƣờng pháp lý và đƣờng lối chính sách cho kinh tế số hoá nói chung và thƣơng mại điện tử nói riêng.
Tóm tắt chƣơng 1
Chƣơng một trình bày cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử bao gồm các khái niệm, lịch sử ra đời, các phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ tình hình phát triển thƣơng mại điện tử trên thế giới. Trong đó tập trung đề cập các phƣơng thức hoạt động ở góc độ kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông thông qua tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các vùng miền trên thế giới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về thƣơng mại điện tử ở việt nam
Thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ngày càng đƣợc mọi ngƣời quan tâm trong xu hƣớng chung của thế giới. Chính phủ Việt Nam đang có các nghiên cứu để ứng dụng thƣơng mại điện tử sao cho phù hợp với lợi ích và điều kiện của Việt Nam nhất.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2012 số ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam đạt con số 31,034,900 chiếm 33.9% tổng dân số và chiếm 2.9% tổng số ngƣời dùng Internet tại châu Á [15]. Đó là những con số ấn tƣợng để phát triển TMĐT tại Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử, Việt Nam đã đạt đƣợc thoả thuận về nguyên tắc chỉ đạo chung trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chƣơng trình hành động trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dƣơng (APEC) về thƣơng mại điện tử. Chúng ta cũng tham gia tiểu ban điều phối thƣơng mại điện tử của ASEAN và tham gia soạn thảo và thoả thuận các nguyên tắc chung cho thƣơng mại điện tử của tổ chức này. Thủ tƣớng chính phủ đã ký Hiệp định khung về e-ASEAN ngày 24/11/2000, cam kết tham gia phát triển không gian điện tử và thƣơng mại điện tử trong khuôn khổ các nƣớc ASEAN.
Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ phát triển thƣơng mại điện tử của thế giới thì chúng ta còn rất chậm và còn có nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết nhƣ: một kế hoạch tổng thể cho việc phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, một cơ quan cấp chính phủ điều hành, hoạch định các chính sách phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam với một cơ sở hạ tầng phù hợp với xu hƣớng toàn cầu hoá... Nhìn chung thƣơng mại điện tử chƣa thực sự hình thành một cách đầy đủ ở Việt Nam theo đúng nghĩa của nó.
Việt Nam qua một số vấn đề cơ bản bao gồm: - Nhận thức về thƣơng mại điện tử
- Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thƣơng mại điện tử - Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông - Hạ tầng cơ sở nhân lực
- Thanh toán điện tử - Bảo mật thông tin
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
2.1.1 Nhận thức về thƣơng mại điện tử
Cuối năm 1999, Chính phủ đã giao cho Bộ thƣơng mại chủ trì dự án kỹ thuật thƣơng mại điện tử. Dự án này đƣợc phân thành các tiểu dự án có các nội dung và hoạt động chủ yếu về: Nâng cao nhận thức về thƣơng mại điện tử; Hạ tầng cơ sở pháp lý; Hạ tầng cơ sở công nghệ; Hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin; Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử; Hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thƣơng mại; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Bảo vệ ngƣời tiêu dùng; An ninh quốc gia trong thƣơng mại điện tử;