Triển vọng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1 Triển vọng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Cho đến nay, thƣơng mại điện tử không còn là một lĩnh vực kinh doanh quá mới mẻ trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Trong xu thế phát triển chung của thƣơng mại điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bƣớc tham gia vào hoạt động thƣơng mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã có những thành công bƣớc đầu, thừa nhận những lợi ích mà thƣơng mại điện tử đem lại. Mặc dù còn một số hạn chế khi thƣơng mại điện tử đƣợc ứng dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nhƣng trong thời gian tới, thƣơng mại điện tử sẽ còn phát triển hơn nữa.

Với những lợi ích tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể thu đƣợc khi ứng dụng thƣơng mại điện tử và với tính linh hoạt sẵn có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tƣơng lai không xa, thƣơng mại điện tử có thể đƣợc ứng dụng trong hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt khi những cơ sở hạ tầng cho thƣơng mại điện tử ở Việt Nam đƣợc phát triển hoàn thiện hơn và ngƣời tiêu dùng đã tạo dựng đƣợc thói quen tìm kiếm thông tin và mua hàng qua mạng. Khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có thể sử dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để thực hiện những chu trình giao dịch hoàn chỉnh trên mạng, từ tìm hiểu thông tin thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm đến nhận đặt hàng và thanh toán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, điều cần thiết hiện nay là phải đánh giá đúng những mặt thuận lợi cũng nhƣ những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng thƣơng mại điện tử, từ đó, doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh thích hợp để khai thác tốt những mặt thuận lợi và khắc phục khó khăn, tiến tới để có thể khai thác tối đa những tiện ích mà thƣơng mại điện tử đem lại, chuẩn bị cho việc gia nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào hoạt động thƣơng mại điện tử trên phạm vi toàn cầu.

3.1.2 Định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam

Quan điểm ứng dụng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới là: - Ứng dụng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam cần đƣợc coi là biện pháp quan trọng để phát triển các hình thức trao đổi có tính chất thƣơng mại trong giai đoạn mới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, từng bƣớc chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.

- Ứng dụng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam cần theo hƣớng xã hội hoá, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cá nhân tham gia, trong đó các doanh nghiệp nhà nƣớc có vai trò đi tiên phong. - Ứng dụng thƣơng mại điện tử cần định hƣớng vào thị trƣờng thông qua việc tạo dựng một môi trƣờng pháp lý thuận lợi gồm những chính sách mềm dẻo và thích hợp

- Cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại phục vụ cho ứng dụng thƣơng mại điện tử, trong đó cơ sở hạ tầng công nghệ là then chốt và phải đi trƣớc một bƣớc.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)