Hình thức áp dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2 Hình thức áp dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Mức độ ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp cũng khác nhau, tuy nhiên, do điều kiện còn hạn chế, hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào ứng dụng thƣơng mại điện tử ở mức hoàn chỉnh. Đƣợc sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất trong các giao dịch tiếp thị bán sản phẩm của các doanh nghiệp là dịch vụ thƣ điện tử bởi sự nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp. Kết quả điều tra sơ bộ tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp phục vụ Chƣơng trình Chỉ số TMĐT 2012 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh với các mục

tiêu chủ yếu là quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Trên 40% doanh nghiệp tham gia điều tra có website và 12% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động kinh doanh trên các website liên tục tăng về chất lƣợng với 36% các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp cũng thể hiện một phần ở việc sử dụng các phần mềm nhƣ tin học văn phòng, quản lý kế toán thay cho việc sử dụng sổ sách nhƣ trƣớc đây. Với các ứng dụng này, các doanh nghiệp quản lý danh mục hàng hoá, khách hàng cũng nhƣ thống kê các giao dịch một cách chính xác và nhanh chóng hơn hẳn cách làm truyền thống trên sổ sách giấy tờ. Các ứng dụng tin học này hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp có trang bị máy tính.

Hình thức giao dịch đƣợc coi là hiện đại và đặc trƣng cho thƣơng mại điện tử là giao dịch qua website đã bắt đầu đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hiện đa số doanh nghiệp có trang web cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với hình thức giao dịch này đang tăng cao. Trong số đó một số doanh nghiệp đã thừa nhận có thành công nhất định trong việc khai thác khách hàng qua trang web mặc dù việc giao dịch thƣơng mại qua website ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ “tiền thƣơng mại điện tử” tức là có rao bán chào hàng trên website còn việc giao hàng vẫn thực hiện bằng nhân công. Trên thực tế, số doanh nghiệp khai thác hiệu quả trang web còn ít, số ít doanh nghiệp lập website đã có khách hàng từ trang web, còn đa số các trang web sau thời gian đầu mới thành lập đƣợc đầu tƣ khá công phu, cập nhật thông tin thƣờng xuyên đã trở nên trì trệ do không đƣợc quan tâm đúng mức và không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Hiện nay, bên cạnh việc lập website riêng với tổng chi phí ban đầu và chi phí duy trì tƣơng đối tốn kém mà không phải một doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có điều kiện thực hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có một hình thức quảng bá khác là tham gia sàn giao dịch điện tử hay nói cách khác, các doanh nghiệp cùng tham gia

vào một website chung. Tại website này, khách hàng khi truy cập có thể xem nhiều mặt hàng của nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng trƣng bày trên sàn giao dịch và có thể chọn mua nhiều mặt hàng cùng lúc mà không phải truy cập website của từng doanh nghiệp. Hiện đã có rất nhiều sàn giao dịch thƣơng mại điện tử đƣợc thiết lập cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ : vatgia.com, alibaba.com, 5giay.vn, rongbay.com….Trong số các doanh nghiệp đăng ký tham gia các sàn giao dịch này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá lớn vì đây là đối tƣợng doanh nghiệp cần nhiều sự quảng bá để khách hàng biết đến.

Hình 2.3: Mua hàng qua mạng

Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp đa số chỉ mới ứng dụng thƣơng mại điện tử với hình thức thƣơng mại B2C (doanh nghiệp - ngƣời tiêu dùng) chứ chƣa nhiều doanh nghiệp áp dụng cho hình thức B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) trong khi xu hƣớng chung trên thế giới hình thức B2B chiếm tới 80% giao dịch thƣơng mại điện tử. Tuy vậy, điều này cũng là hợp lý đối với các doanh nghiệp bởi với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong ngành kinh doanh bán lẻ và phục vụ trực tiếp ngƣời tiêu dùng. Tuy vậy, phát triển thƣơng mại điện tử B2B là một

hƣớng đi mà các doanh nghiệp nên hƣớng tới bởi giao dịch B2B đem lại cho doanh nghiệp quy mô giao dịch lớn hơn cũng nhƣ lƣợng khách hàng ổn định hơn, bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Hình 2.4: Các hình thức giao dịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)