Bảo mật thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 54)

7. Bố cục của luận văn

2.1.5Bảo mật thông tin

Internet là liên mạng toàn cầu với rất nhiều ngƣời, tổ chức tự nguyện tham gia và có thể tiếp cận tự do tới các đầu mối nối mạng khác trong hệ thống. Đây là mạng trao đổi thông tin điện tử lớn nhất từ trƣớc tới nay có quy mô toàn cầu. Do vậy, kẻ gian có thể dễ dàng lợi dụng mạng Internet để lấy cắp, thay đổi hoặc phá huỷ thông tin từ các kho dữ liệu. Chúng cũng có thể tự do truy cập tới các đầu mối nối mạng để thực hiện các hành vi phá hoại khác nhƣ: làm sai lệch cấu hình máy tính, làm treo máy chủ, làm tê liệt sự hoạt động của mạng... Những tên tội phạm máy tính nhƣ vậy gọi là tin tặc (hacker). Những kẻ này thƣờng tìm mọi biện pháp đột nhập vào các kho dữ liệu bí mật của các cơ quan chính phủ, an ninh, quốc phòng, cơ quan ngiên cứu khoa học, các ngân hàng, các hãng kinh doanh và cả các thông tin của các cá nhân.

Hiện nay, việc bảo đảm an toàn, an ninh cho thông tin điện tử ở Việt Nam đƣợc thực hiện nhƣ sau:

-Đối với các thông tin điện tử có liên quan đến các cơ quan của Chính phủ (nhƣ an ninh, quốc phòng, ngoại giao...), từ lâu nhà nƣớc đã có các quy định chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho loại thông tin này. Ngành cơ yếu Việt Nam đứng đầu là Ban cơ yếu Chính phủ là cơ quan nhà nƣớc chịu trách nhiệm về bảo mật, bảo đảm an toàn cho việc chuyển nhận thông tin trên các phƣơng tiện điện tử.

- Đối với các thông tin điện tử trong lĩnh vực kinh tế xã hội, việc bảo đảm an ninh, an toàn vẫn còn lỏng lẻo. Khi Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet, nhà nƣớc đã thành lập một cơ quan liên ngành Bƣu chính viễn thông và Công an để quản lý, kiểm duyệt an ninh trên Internet và có một số văn bản quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin cho thƣơng mại điện tử hiện vẫn chƣa hình thành đầy đủ ở Việt

Nam, chúng ta còn phải xem xét một loạt các vấn đề nhƣ: + An toàn thông tin trong hệ thống thƣơng mại điện tử

+ Yêu cầu bảo mật cho các chủ thể tham gia thƣơng mại điện tử

+ Vấn đề sử dụng mật mã để bảo mật thông tin trong hệ thống thƣơng mại điện tử

+ Các giải pháp bảo mật thông tin.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 54)