Mức độ sẵn sàng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2 Mức độ sẵn sàng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp

2.3.2.1 Mức độ sử dụng máy tính có kết nối mạng trong doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra đầu năm 2012, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính. Kết quả này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đều quan tâm tới việc nâng cấp, mua mới máy tính, đồng thời các doanh nghiệp mới thành lập hầu nhƣ đều trang bị ít nhất một máy tính ngay từ khi bắt đầu hoạt động, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã có kết nối Internet. Hình thức kết nối phổ biến nhất là ADSL - chiếm 95%, tiếp đến là đƣờng truyền riêng chiếm 5%.

Biểu đồ 2.4: Hình thức kết nối internet ở các doanh nghiệp khảo sát

Email cũng là một phƣơng tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để tiến hành kinh doanh, từ trao đổi thông tin tới quảng cáo sản phẩm, giao kết hợp đồng. Mức độ sử dụng emai cho mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát đạt 93%.

Biểu đồ 2.5: Tình hình sử dụng mail cho kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm (Theo cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin)

2.3.2.2 Bảo đảm an toàn thông tin

Hầu hết doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng biết tới lợi ích to lớn của TMĐT nhƣng vẫn chƣa ứng dụng hoặc mới ứng dụng ở mức thấp do lo ngại về các rủi ro trong giao dịch trực tuyến. Ngƣợc lại, cũng có nhiều doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng tham gia TMĐT nhƣng chƣa chú ý thỏa đáng tới việc bảo vệ thông tin trên môi trƣờng mạng. Kết quả khảo sát điều tra năm 2012 cho thấy,

80% doanh nghiệp sử dụng phần mềm diệt virus, 55% doanh nghiệp sử dụng tƣờng lửa và 25% sử dụng các biện pháp phần cứng để đảm bảo an toàn thông tin.

Biểu đồ 2.6: Các biện pháp bảo đảm thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)