Mức độ đáp ứng cho giao dịch thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 66)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3 Mức độ đáp ứng cho giao dịch thƣơng mại điện tử

2.3.3.1 Xây dựng và vận hành website TMĐT

Xu thế kinh doanh hiện đại trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đòi hỏi mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp ra sao, đều cần có website riêng. Tỷ lệ doanh nghiệp có website là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT. Khảo sát cho thấy, 79% các doanh nghiệp có website riêng, doanh nghiệp thƣờng xuyên có website cập nhật thông tin hàng tuần vẫn là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, bất động sản chiếm tỷ lệ 75%, tiếp theo là các doanh nghiệp bán lẻ đạt 65%. Các lĩnh vực khác mặc dù có trang web tuy nhiên mức độ cập nhật thông tin vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Tỷ lệ website có chức năng thanh toán trực tuyến là đáng kể, đạt 15%. Nhóm chức năng phổ biến nhất trên website vẫn là giới thiệu doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, và 89% số website đƣợc khảo sát có những chức năng này.

Đối tƣợng tham gia khảo sát đƣợc tự đánh giá mức độ website của mình, theo đó có 4 mức độ đƣợc đƣa ra cho doanh nghiệp lựa chọn với cấp độ tăng dần về tính năng TMĐT của website. Theo kết quả điều tra, số doanh nghiệp có website chuyên nghiệp ở mức độ 2 (có chức năng tƣơng tác, hỗ trợ ngƣời xem) chiếm tỷ lệ cao nhất 45%. Tiếp đó, doanh nghiệp có website ở cấp độ 3 cũng có tỷ lệ khá cao, đạt mức 25%, tỷ lệ doanh nghiệp có website cấp độ 4 chƣa nhiều, dừng ở mức 7%, còn lại là ở cấp độ 1

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ các cấp độ trang web

Cấp độ 1 - Hiện diện trên mạng

Doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác.

Cấp độ 2 - Có website chuyên nghiệp

Website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tƣơng tác với ngƣời xem, hỗ trợ ngƣời xem, ngƣời xem có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện.

Cấp độ 3 - Chuẩn bị TMĐT

Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn.

Cấp độ 4 - Áp dụng TMĐT

Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu đƣợc tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con

ngƣời và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả

2.3.3.2.Tham gia sàn giao dịch TMĐT

Tham gia sàn giao dịch TMDT là cách để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng của mình, đồng thời cũng là kênh quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu của mình đến với công chúng hiệu quả. Các doanh nghiệp tham có gia sàn giao dịch TMĐT chiếm tỷ lệ 11% trên tổng số các doanh nghiệp đƣợc khảo sát. Nếu xét về tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thì lĩnh vực buôn bán lẻ, xây dựng - bất động sản có tỷ lệ tham gia cao nhất, tƣơng ứng là 35% và 31%, tiếp đến là công nghệ thông tin – viễn thông 25%. Nhìn chung các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tham gia giao dịch trên sàn là tốt, với 82% doanh nghiệp đƣợc hỏi cho điểm hiệu quả ở mức trung bình hoặc cao. 35% 25% 12% 22% 31% 11% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Bán lẻ CNTT - truyền thông Sản xuất Tài chính- ngân hàng Xây dựng,BĐS Khác

Biểu đồ 2.9: Mức độ tham gia sàn TMĐT theo ngành nghề

Cũng theo kết quả khảo sát, 5 sàn TMĐT phổ biến nhất đƣợc doanh nghiệp biết đến là vatgia.com, 5giay.vn, alibaba.com, chodientu.com và rongbay.com.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ các sàn TMĐT được doanh nghiệp biết đến nhiều nhất

2.3.3.3 Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua phƣơng tiện điện tử

Kết quả khảo sát từ phiếu điều tra cho thấy doanh nghiệp củng đã thƣờng xuyên nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua phƣơng tiện điện tử. Số doanh nghiệp áp dụng phƣơng thức này thông qua khảo sát trong năm 2012 đạt tỷ lệ tƣơng ứng là 27%. Các phƣơng tiện đƣợc sử dụng phổ biến là đặt hàng qua mail, điện thoại, fax, và qua trang web. Điều này cho thấy đơn hàng điện tử đang dần thay thế đơn hàng tuyền thống, không những ở yếu tố tiện lợi mà còn thể hiện sự nhanh chóng mà nó mang lại. Chúng ta có thể gửi nhận đơn mọi lúc có thể nếu có kết nối mạng internet. Điều mà trƣớc đây ta cần phải tốn rất nhiều thời gian để thực hiện.

2.4 Kết quả nghiên cứu thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của ngƣời tiêu dùng

2.4.1 Thực trạng chung

Năm 2012 của Tập đoàn nghiên cứu thị trƣờng và thƣơng hiệu CIMIGO tiến hành khảo sát với 3.405 ngƣời sử dụng Internet trong cả nƣớc có độ tuổi từ 15 đến 64. Kết quả cho thấy thời gian trung bình truy cập Internet của mỗi ngƣời là 130 phút mỗi ngày. Tỷ lệ ngƣời truy cập Internet hàng ngày là 68%, tỷ lệ truy cập vài lần một tuần

vào khoảng 24% và chỉ có 4% trong số ngƣời tham gia khảo sát trả lời có truy cập Internet nhƣng không thƣờng xuyên.

Kết quả khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu thị trƣờng và thƣơng hiệu CIMIGO năm 2012 cũng cho thấy hầu hết ngƣời sử dụng Internet (93%) đều đồng ý rằng Internet là nguồn quan trọng cung cấp tin tức và thông tin. Ngoài ra, 74% đối tƣợng tham gia khảo sát cũng nhận định Internet giúp họ tìm thấy những sản phẩm và nhãn hiệu mới. Về độ tin cậy của thông tin trên Internet, gần 1/2 số ngƣời tham gia khảo sát năm 2011 (chiếm tỷ lệ 46%) đánh giá cao độ tin cậy của thông tin trên mạng.

Bảng 2.1: Đánh giá hiệu quả sử dụng internet của người dùng (Theo CIMIGO)

Ý Kiến

Năm 2011 2012 2011 2012 2011 2012

Internet là nguồn quan trọng cung cấp thông tin và tin tức

93% 93% 5% 5% 2% 2%

Internet giúp tôi tìm thấy những sản mới nhẵn hiệu mới

73% 74% 16% 18% 9% 10%

Nhìn chung, tôi tin tƣởng vào những thông tin tìm thấy trên internet

42% 46% 31% 33% 24% 24%

Đồng ý Trung lập Không đồng ý

Cũng trong nội dung khảo sát năm 2012, Tập đoàn nghiên cứu thị trƣờng và thƣơng hiệu CIMIGO cũng đã công bố kết quả điều tra đánh giá của ngƣời dân đối với việc mua sắm trực tuyến. 1/2 trong số ngƣời tham gia khảo sát cho rằng họ có thể tìm mua đƣợc nhiều loại sản phẩm khác nhau trên mạng, tuy nhiên tỷ lệ ngƣời lo ngại về độ an toàn của giao dịch mua hàng trực tuyến còn khá cao (58%) [12]

Bảng 2.2: Đánh giá hiệu quả mua sắm trực tuyến (theo CIMIGO)

Ý Kiến

Năm 2011 2012 2011 2012 2011 2012

Tôi có thể mua đƣợc nhiều loại sản phẩm khác nhau trên mạng

50% 51% 23% 21% 27% 27% Tôi nghĩ mua sản phẩm trên mạng là an toàn 13% 14% 29% 28% 58% 58%

Đồng ý Trung lập Không đồng ý

Theo kết quả khảo sát của VISA, 71% đối tƣợng tham gia khảo sát đã mua hàng trực tuyến trong năm 2012 và 90% cho biết họ sẽ mua hàng trực tuyến trong tƣơng lai. So với tỷ lệ 30% ngƣời tham gia khảo sát cho biết từng mua hàng trực tuyến trƣớc đó một năm, những con số này cho thấy sự tăng trƣởng nhanh chóng về mức độ tham gia TMĐT của ngƣời tiêu dùng trẻ tại các thành phố lớn [18].

Bảng 2.3: Tỷ lệ người sử dụng internet tham gia mua bán trực tuyến qua các nguồn khác nhau

Đơn vị khảo sát Tỷ lệ

Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu VISA 71% Cục Ứng dụng công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông 65%

Công ty phát triển thông tin IDC 58%

2.4.2 Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của ngƣời tiêu dùng thông qua số liệu khảo sát liệu khảo sát

2.4.2.1 Tình hình truy cập và sử dụng Internet

Về phƣơng tiện sử dụng để truy cập Internet, 55% ngƣời đƣợc khảo sát sử dụng máy vi tính, 41% sử dụng các thiết bị cầm tay nhƣ điện thoại di động, smart phone, máy tính bảng, v.v... Tỷ lệ 41% ngƣời đƣợc khảo sát truy cập Internet thông qua thiết bị cầm tay cho thấy sự lớn mạnh nhanh chóng cũng nhƣ tiềm năng của thị trƣờng thiết bị di động cao cấp có khả năng truy cập Internet.

Biểu đồ 2.11: Các phương tiện truy cập internet của người dùng

Đối tƣợng khảo sát cho biết họ đã truy cập Internet, mục đích chủ yếu là để tìm kiếm thông tin (89%) và giải trí (87%). Ngoài ra, một số mục đích khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao nhƣ học tập (78%), kết nối bạn bè (69%), công việc (72%). Tuy nhiên, tỷ lệ ngƣời có mục đích truy cập Internet liên quan tới thƣơng mại điện tử vẫn còn khá thấp. Chỉ có 25% ngƣời dùng có mục đích liên quan tới mua bán qua mạng và 9% để sử dụng dịch vụ thanh toán và ngân hàng trực tuyến khi truy cập Internet.

Bảng 2.4: Mục đích truy cập internet của người dùng

Mục đích Tỷ lệ

Tìm kiếm thông tin 89%

Giải trí 87%

Học tập 78%

Kết nối bạn bè 69%

Công việc 72%

Mua bán qua mạng 25%

2.4.2.2 Tình hình tham gia thƣơng mại điện tử của ngƣời tiêu dùng

Trong số các đối tƣợng đƣợc khảo sát, tỷ lệ các ngƣời đã quan tâm và tham gia vào giao dịch mua bán online là 35%. Trong đó, mặt hàng đƣợc chú ý tới nhiều nhất là quần áo, giày dép. Một số sản phẩm khác nhƣ sách và đồ điện tử cũng có tỷ lệ quan tâm khá cao. Ngoài ra, những sản phẩm khác nhƣ nội dung số, thẻ nạp tiền, băng đĩa, v.v... cũng đƣợc giao dịch qua TMĐT với tỷ lệ khiêm tốn.

Về lý do hạn chế tham gia mua hàng trực tuyến, đa phần cho biết là do “thích mua hàng theo cách truyền thống”. Mặt khác, lý do thứ hai chính là do nhiều ngƣời “chƣa có cơ hội”. Ngoài ra, một số lý do khác cũng có tỷ lệ cao nhƣ lo ngại về vấn đề bảo mật (20%), không biết cách (17%), không tiện lợi (15%). Để giải quyết các vấn đề này, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào việc phát triển công nghệ, sản phẩm của việc kinh doanh trực tuyến.

Bảng 2.5: Lý do chưa tham gia mua hàng trực tuyến

Lý do chƣa tham gia mua hàng trực tuyến Tỷ lệ

Lo ngại chất lƣợng sản phẩm online 25%

Chƣa có cơ hội 27%

Thích mua theo cách truyền thống 29%

Không biết cách 17%

Bất tiện trong giao dịch 15%

Lo ngại vấn đề bảo mật 20%

Khác 7%

Về hình thức thanh toán, 65% ngƣời đã mua hàng trực tuyến sử dụng phƣơng thức thanh toán là trả tiền mặt khi giao hàng. Tỷ lệ sử dụng biện pháp thanh toán qua thẻ tín dụng và chuyển tiền tƣơng ứng là 21% và 32%. Chƣa có ai tham gia khảo sát sử dụng hình thức ví điện tử để thanh toán trực tuyến. Qua kết quả này có thể khẳng định các doanh nghiệp TMĐT cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn, tiện dụng và hiệu quả. Đồng thời, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về các lợi ích của TMĐT nói

chung và thanh toán trực tuyến nói riêng.

Biểu đồ 2.12: Hình thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến

Tỷ lệ ngƣời sử dụng ngân hàng trực tuyến là 55%. Hoạt động chủ yếu thực hiện khi sử dụng ngân hàng trực tuyến là xem tình trạng tài khoản (69%), xem thông tin giao dịch (49%) và chuyển tiền (53%). Việc thanh toán và gửi tiết kiệm trực tuyến hiện đã đƣợc triển khai tại một số ngân hàng song mới chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn hộ gia đình sử dụng các dịch vụ này. 69% 49% 53% 26% 3% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Xem tình trạng tk Xem TT giao dịch Chuyển tiền TT dịch vụ Gửi tiết kiệm Khác

Cuộc khảo sát cho thấy thƣơng mại điện tử đã dần thâm nhập vào đời sống của ngƣời tiêu dùng. Một số ngƣời đã bƣớc đầu làm quen với hình thức thƣơng mại mới này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngƣời tiêu dùng vẫn chƣa thực sự tiếp cận và chủ động thực hiện các giao dịch thƣơng mại điện tử hoàn chỉnh. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về TMĐT cũng nhƣ các doanh nghiệp TMĐT cần phải tiếp tục nỗ lực hơn trong việc tuyên truyền phổ biến cũng nhƣ hƣớng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng tham gia vào TMĐT. Đồng thời, cần tiếp tục củng cố chính sách cũng nhƣ hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn và tạo ra sự tin tƣởng cho ngƣời tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch và thanh toán trực tuyến.

2.5 Đúc kết những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử việc ứng dụng thƣơng mại điện tử

2.5.1 Thuận lợi

Xét ở tầm vĩ mô, thuận lợi lớn nhất đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay khi ứng dụng thƣơng mại điện tử là tình hình kinh tế - thƣơng mại của đất nƣớc đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với việc hội nhập và triển khai thực hiện các cam kết Ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và Thiết lập mối quan hệ buôn bán tự do trong khối ASEAN (AFTA), triển khai thực hiện Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và tham gia vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, nền kinh tế - xã hội Việt Nam cần thiết phải có những thay đổi theo hƣớng tích cực, điều này tạo ra cơ hội và cả thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Trong điều kiện đó, tham gia vào thƣơng mại điện tử là một giải pháp đúng đắn đối với các doanh nghiệp để có thể sớm tiếp cận với “nền kinh tế số hoá” - xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Ngày 24/10/2000, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định khung e-ASEAN, (e-ASEAN Framework Agreement). Mục đích của Hiệp định là nhằm đẩy mạnh hợp tác để phát triển, tăng cƣờng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ITC - Information Communication Technology) trong

ASEAN, tăng cƣờng các dịch vụ thƣơng mại điện tử, giảm mức độ phát triển không đồng đều về kỹ thuật số trong từng nƣớc và giữa các nƣớc ASEAN, đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thƣơng mại, thúc đẩy đầu tƣ ICT trong các nƣớc ASEAN. Tham gia vào hiệp định e-ASEAN sẽ đem lại cho các doanh nghiệp nƣớc ta nhiều cơ hội, đó là sự liên kết giữa các nƣớc thành viên về mặt xã hội, kinh tế trong không gian điện tử e- ASEAN sẽ thúc đẩy giao lƣu về mặt thƣơng mại, các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ có dịp trao đổi các thông tin về thị trƣờng đƣợc nhanh chóng, thuận tiện; thực hiện các giao dịch thƣơng mại trên mạng (thƣơng mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, chợ công nghệ ảo…).

Thuận lợi tiếp theo đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam để phát triển thƣơng mại điện tử là Việt Nam là một nƣớc đang phát triển nên một số công nghệ đƣợc chuyển giao từ nƣớc ngoài vào. Tuy ra đời sau nhƣng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc để hạn chế bớt rủi ro trong nghiên cứu và chi phí đầu tƣ vào nghiên cứu. Hơn thế nữa, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cộng với số dân đông là một thị trƣờng đầy tiềm năng nên đã thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý và đầu tƣ của nhiều hãng lớn về công nghệ thông tin và nhƣ vậy các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của thế giới. Ví dụ nhƣ, ngày 23/10/2003, hãng Intel đã công bố chƣơng trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin. Theo đó, Intel sẽ cung cấp

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)