Một số hạn chế trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

7. Bố cục của luận văn

2.2.4 Một số hạn chế trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp

Hạn chế đầu tiên trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp là nhiều website của các doanh nghiệp đã không đem lại hiệu quả nhƣ ngƣời ta mong đợi khi đầu tƣ thành lập trang web. Cụ thể là lƣợng khách hàng đến với doanh nghiệp nhờ truy cập trang web không nhiều. Theo các doanh nghiệp, để lập một trang web không khó, nhƣng cái khó là làm sao cho ngƣời khác biết đến trang web và tìm đọc

chúng. Hiện nay, tình trạng thiếu thông tin cho ngƣời dùng Internet khiến các website dễ rơi vào quên lãng đang phổ biến với các doanh nghiệp . Tình trạng chung là nhiều trang web đã đƣợc thành lập từ lâu nhƣng số ngƣời truy cập chẳng là bao và số khách hàng doanh nghiệp có đƣợc từ trang web lại càng hiếm hoi. Chính vì chƣa thấy đƣợc hiệu quả thực tế nên nhiều website sau thời gian đầu đƣợc đầu tƣ khá công phu, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên thì hiện nay trở nên trì trệ, không đƣợc cập nhật. Điều này gây lãng phí cho các doanh nghiệp bởi ngoài chi phí ban đầu để lập trang web, mỗi năm doanh nghiệp cũng phải mất một số tiền không nhỏ để duy trì trang web.

Việc giao dịch trực tiếp qua website ở các doanh nghiệp cũng còn rất hạn chế hay nói cách khác là chƣa có mấy doanh nghiệp thực hiện giao dịch bán hàng trực tiếp qua website. Nguyên nhân là các giao dịch trực tuyến qua mạng đối với các doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Đó là những trở ngại về vốn, chi phí, thẩm định đối tác, thanh toán, giao nhận vận chuyển...

Theo các doanh nghiệp, sau khi đƣợc nối kết qua mạng thì việc thẩm định đối tác rất quan trọng để đi đến những giao dịch nhƣng việc thẩm định này lại nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thông tin trên mạng không đủ để các doanh nghiệp biết rõ tình hình thực tế của các đối tác, đặc biệt là những đối tác nƣớc ngoài. Kế đến, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này khó đƣợc các đối tác nƣớc ngoài tin tƣởng giao cho thực hiện các hợp đồng thƣơng mại có số lƣợng hàng hoá khổng lồ để có thể đem lại lợi nhuận cao và ổn định. Nhìn chung, khách hàng chƣa đủ tin tƣởng vào tƣ cách pháp nhân của ngƣời lập nên trang web nên việc đặt hàng qua mạng còn rất hạn chế.

Thêm vào đó, khách hàng vẫn giữ thói quen xem trực tiếp hàng hoá trƣớc khi mua, đặc biệt là với những mặt hàng nhƣ thủ công mỹ nghệ, hiện chiếm tỷ lệ lớn trong số các website của doanh nghiệp, những hình ảnh, thông tin đƣợc giới thiệu trên website chƣa đủ để khách hàng tin tƣởng vào chất lƣợng của hàng hoá để có thể đặt mua trực tuyến. Hơn nữa, thậm chí ngay cả khi có khách đặt hàng trực tuyến thì việc vận chuyển và giao hàng tận nơi cũng là một điểm hạn chế với các doanh nghiệp vì

khi đó doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển bởi, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này khó có đƣợc hệ thống phân phối rộng khắp để đảm bảo tự đƣa hàng đến nơi khách yêu cầu. Chi phí cho việc vận chuyển giao hàng tận nơi có thể rất cao so với giá trị hàng hoá, nhất là khi khách hàng lại ở nƣớc ngoài. Một số doanh nghiệp cho rằng họ rất khó khăn về vốn, kể cả vốn đầu tƣ mua sắm trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Hầu hết các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ còn gặp khó khăn trong quản lý, vận hành doanh nghiệp do thiếu khả năng tài chính để thuê những ngƣời có trình độ quản lý thành thạo về công nghệ thông tin. Khó khăn về vốn cũng là một yếu tố cản trở các doanh nghiệp quảng bá website đến khách hàng một cách hiệu quả bởi theo nhiều chuyên gia công nghệ thông tin, chi phí lớn nhất cho thƣơng mại điện tử chính là chi phí quảng bá website đến các khách hàng. Để website đƣợc nhiều ngƣời biết đến phải quảng bá nó bằng cách đƣa vào các search engine (công cụ tìm kiếm) càng nhiều càng tốt nhƣng chi phí cho việc quảng bá này khá cao, một doanh nghiệp cỡ nhỏ phải chi ít nhất 500-1000 USD một năm cho việc “phát triển và quảng bá website” và thực tế ở Việt Nam có ít công ty làm dịch vụ này.

Ngoài ra, trong số doanh nghiệp có thực hiện thƣơng mại điện tử, nhiều doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất là ở khâu thanh toán điện tử bởi, theo họ, công nghệ bảo mật thông tin ở Việt Nam còn quá thấp, doanh nghiệp khó lòng giao phó việc thanh toán trong kinh doanh bằng thẻ tín dụng một khi chƣa tin tƣởng vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)