Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 84 - 88)

5. Bố cục của luận án

4.3.1.Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình

Ngoại hình là thứ ngôn ngữ không lời của nhân vật, phản ánh tính cách một cách trực tiếp, nhanh nhạy nhất. Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả thường tập trung đi sâu vào những chi tiết ngoại hình cụ thể. Đây là cách làm quen thuộc, một “thao tác” đương nhiên của nhà văn đối với việc xây dựng những nhân vật hành động, nhân vật được miêu tả (nhân vật được nhắc đến ít khi miêu tả chi tiết). Có ý kiến cho “Vũ Trọng Phụng ít khi miêu tả ngoại hình nhân vật” (Đinh Thị Chúc). Thực ra trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đã miêu tả đến 42 nhân vật (chưa kể nhân vật được miêu tả vóc dáng, điệu bộ, cử chỉ v.v..). Trong 42 nhân vật được miêu tả có 6 nhân vật được tả đôi mắt, 3 nhân vật tả nụ cười, 16 nhân vật tả khuôn mặt, 3 nhân vật tả má, 6 nhân vật tả môi, 8 nhân vật tả tóc.

Trong văn học, đôi mắt được nhà văn quan tâm miêu tả không phải là hiếm. L.Tolstoi với đôi mắt của Maria Bônconxkai (Chiến tranh và Hòa bình), Nguyễn Quang Sáng với đôi mắt của rất nhiều nhân vật: Thu, Khương, Dung

(Chiếc lược ngà), Thúy Lan (Kỷ niệm một ca khúc), Nhất Linh với đôi mắt của Thu (Bướm trắng) v.v... Tưởng Ký (đời Thanh, Trung Quốc) cho rằng cái thần, cái tình của con người tập trung nơi con mắt và nụ cười: “Thần tại lưỡng mục, tình tại tiếu dung” (Thần ở đôi mắt, tình nụ cười).

Đa phần Con mắt của nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không thể hiện được cái “thần” (“đôi mắt lờ đờ”) mà là con mắt vô cảm, lồ lộ (“mắt như ốc nhồi”). Điều đó chẳng lạ vì thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng là thế giới của những con người bị tha hóa, của những nhân vật phản diện, còn nhân vật chính diện không nhiều, không sắc nét, không trở thành điển hình. Màu mắt cũng được dùng với ý nghĩa riêng biệt. Đối với đôi mắt đẹp thường dùng gam màu xanh, đen. Đôi mắt của Tuyết thì: “phơn phớt xanh lúc sáng, đen đen lúc chiều”, còn đôi mắt của Yvonne thì: “lòng trắng xanh như da trời, lòng đen như gỗ mun”. Với loại người lòng lang dạ thú, độc ác, nham hiểm, tráo trở thì lòng đen ít trắng nhiều (“hai con mắt to nhiều lòng trắng ít lòng đen” - lục sự trong Giông tố, “đôi mắt nhiều lòng trắng hơn lòng đen của thứ người bạc ác” - cô của Tấn).

85

Đôi má cũng thể hiện rõ tính cách. Tên gia nhân của Hách in truyền đơn, cờ đỏ, có bộ mặt hung ác thì: “cái má nổi bành banh”. Ngược lại Kim Dung, Mịch, má đầy đặn có nhung tơ, phúng phình gây đàm mê, thiện cảm với người nhìn ngắm: “Đôi má đầy đặn có nhung tỏ như hai quả đào” hay “hai cái má phúng phình”.

Cặp môi của Tuyết được tác giả tẩn mẩn tỉ mỉ tô vẻ như một công trình nghệ thuật: “Môi trên như một cánh vòng cung, môi dưới thuôn thuôn như một nét vẻ” nhưng với Bà Năm, Mai Thiên Tố thì đó lại là cặp mồi “đỏ loét”, “khôi hài”. Đặc biệt cặp môi của tên lục sự tạo phản cảm với người đối diện “đôi môi mỏng dính như lúc nào cũng mỉm miệng”.

Khuôn mặt cũng được Vũ Trọng Phụng bằng những nét vẻ độc đáo phô diễn cho đủ hạng người từ gian manh, nanh ác, thất tình, hút xách, hưởng thụ, vô nghĩa lý, độc ác... đến hiền từ, tử tế, xinh đẹp. Với loại ăn không ngồi rồi, đã qua rồi “một thời son trẻ”, thì mặt lức nào cũng “bự những son và phấn” (Bà Nghị, Phó Đoan, Văn Minh); loaị quan lại, cộng sự, mặt xương xương, hung ác, lý lợm (quan huyện, lục sự, Cạp trong Giông tố); loại thất tình, thì hốc hác (hôn phu Tuyết); nghiện hút thì “võ vàng” (Vạn tóc mai), loại hưởng thụ thì ngây ngô, vô nghĩa lý (Kim, Phước); loại bạc ác, thiếu trung thực thì “mặt sát đến tận xương” (cô Tấn); người đẹp thì khuôn mặt “trái xoan” hay “tròn trĩnh” (Tuyết, Loan, cô lái đò, Bích ả đào).

Mái tóc cũng là chi tiết được Vũ Trọng Phụng rất chú ý. Tóc thường đen, uốn quăn, để loa xoà (Kim Dung, Phó Đoan, Văn Minh, Paul Sanh, Bích ả đào). Uốn quăn, để loa xòa là cái mốt thời thượng chăng ? Riêng nhân vật Xuân có màu tóc đặc biệt và được ghép với tên để thành biệt danh: Xuân tóc đỏ, Vạn có tóc mai “cá biệt” thành tên Vạn tóc mai.

Thuộc ngoại hình còn có cái dáng. Khổ người của nhân vật Vũ Trọng Phụng thường

thấp và đậm, to béo nhất là ở tuổi trên bốn mươi như Bà Năm: “to béo có tướng đàn ông”, Phó Đoan: “cả người nặng ít ra cũng 70 cân”, mụ chủ ở Bồng Lai Tiên Cảnh: “cái bụng vĩ đại, hai bắp đùi đồ sộ”, vợ Quý: “to như cái bồ”, Hách: “thân hình vạm vỡ, hơi lùn” ở lứa tuổi thanh niên thường thấp, bé, nhẹ cân như Kim: “thiếu niên tầm thước, không đẹp, không xấu, không béo cũng không gầy”, hôn phu Tuyết: “một thiếu niên bé nhỏ”, ông chủ xưởng máy dệt chiếu ở Thái Bình: “ người bé nhỏ”, Tú Anh: “người nhỏ nhắn”, chỉ Văn Minh là “cao ngẳng nhưng lại gầy đét”, cụ Cử: “thân thể gầy còm”.

Ngoại hình nhân vật nữ của Vũ không có những “Thị Nở” xấu xí, dị hình dị dạng của Nam Cao mà đa phần là những trang “tuyệt sắc giai nhân”, đẹp từ gương mặt đến vóc dáng. Dứt tình với Yvonne (“bộ mặt xinh đẹp..., tạo hóa dung hợp cái đẹp phương Tây với cái đẹp

86

phương Đông để kết nên cái đẹp hoàn mỹ”), Giông tố với tập thể người mẫu như: Tuyết, Loan, Mịch, cô lái đò (Tuyết: “khuôn mặt trái xoan tuyệt phẩm ... lông mi rất dài, mắt lòng trắng xanh da trời, lòng đen như gỗ mun, miệng đẹp, môi trên như cánh vòng cung, môi dưới thuôn thuôn như nét vẽ”; Loan: “răng trắng như ngà, mình mẩy là những cái công trình của những đường cong bất hủ”; cô lái đò: “cái mặt tròn trĩnh, ngực nở nang, ống chân bầu bĩnh trắng trẻo, hình thể gọn gàng”; Mịch: “má phúng phình, môi nhỏ, cằm tròn trĩnh, đùi phốp pháp trắng nõn”), Vỡ đê với Kim Dung (“sắc đẹp lộng lẫy, diễm lệ huyền ảo như một cái hư ảnh, đường ngôi thẳng, tóc đen, má đầy đặn”), Trúng số độc đắc với Bích (“khuôn mặt trái xoan, tai dày dặn, môi hình trái tim”), Làm đĩ với Huyền (“được đặt thêm Tây Thi, Hằng Nga, Mỹ nhân”), Lấy nhau vì tình với Quỳnh (“hoa khôi phố Hàng Gai”), Số đỏ với Tuyết (“rất có nhansắc”). Mỗi tác phẩm chí ít cũng có một người con gái đẹp làm hạt nhân cho các biến cố, các sự kiện. Trong bức tranh “nhân gian” ấy dầu tiểu thuyết hay đời thực, bóng dáng nguôi đẹp bao giờ cũng thể hiện một động lực, một sức sống. Có thể nói dưới con mắt Vũ Trọng Phụng không có thiếu nữ nào quá xấu mà ngược lại đẹp mê hồn, đạt đến tầm miêu tả của Nguyễn Gia Thiều:

“Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa”

và tổng kết của Nguyễn Du: “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Nếu như Vũ Trọng

Phụng có được một tập thể người mẫu thì trái lại Nam Cao một số lượng đông đúc những chân

dung dị dạng không có cả nhân hình lẫn nhân tướng, cả nam (Chí Phèo, Trạch Văn Doanh,

Lang Rận, Đức, Thiên Lôi...) lẫn nữ (Thị Nở, Thị Lợi, cái Nhi...).

Phải chăng đẹp là cái phúc trời cho nhưng cũng là cái họa khôn lường, là cái “nhân” lành nhưng “quả” lại đắng. Đây là cái hích của tình huống, cái đặt bày của hoàn cảnh, cái bẩy trong kết cấu, đồng thời cũng là cảm thức, sự ngợi ca, tôn vinh, trân trọng cái đẹp của nhà văn, của người nghệ sĩ họ Vũ.

Trên đây ta xét cái phần “ngoại hiện” cái đặt bày ra bên ngoài còn cái bên trong, cái “nội hàm” của ngòi bút Vũ Trọng Phụng trong việc dựng phần ngoại hình nhân vật thì sao ? Điều

dễ nhận ra ngay là trong bút pháp Vũ Trọng Phụng thể hiện được sự thống nhất giữa cái

87

Miêu tả nhân vật, nhiều lúc Vũ Trọng Phụng dừng lại khá kỷ ở ngoại hình, ở cái bên ngoài của nhân vật. Như chân dung bà Phó Đoan: “một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn cả thiếu nữ, mặt bự ra những son phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng 70 cân, nhưng cái khăn vành rây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẫu, một tay cầm cái dù thật tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kỳ dị như một con kì lân, bước xuống đất một cách nặng nề, vất vả.” [120, tr. 12]

Những chi tiết mâu thuẫn giữa tuổi tác với cách ăn mặc, trang điểm; giữa thân hình với phục trang (khăn, dù và cả chó nữa) thống nhất với những trái ngược trong tính cách của mụ: dâm, ưa bị hiếp nhưng khi hiếp miệng lại la ôi ối và hanh diện với tấm bằng “tiết hạnh khả phong”.

Với Hách sau những nét phác họa diện mạo, dáng vẻ tác giả ghi rõ dấu nhấn tính cách của hắn “... làm cho lão có cái vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất khó tả của những anh trọc phú làm người văn minh”. Hoặc như cố Hồng muốn trở thành một người già lẩm cẩm, lú lẩn tác giả đưa vào những chi tiết: ra phố mặc áo bông, chưa rét mặc áo ba đờ xuy, ôm ngực ho, trả tiền xe đếm nhầm một xu.

Tả khuôn mặt, hình dáng nhân vật thường đi kèm theo hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười lời nói v:v... mở ra cho người đọc góc nhìn vào thế giới bên trong nhân vật. Chỉ một tiếng dạ “thật to” của trương tuần khi nghe quan huyện gọi tên mình đủ để minh họa cho một con người ít học, máy móc, chỉ biết tuân lệnh, dễ nghe theo, làm theo người khác. Một tiếng “ừ” rõ to của bà đồ Uẩn đồng ý cho Mịch lấy Long thể hiện tính cách cố hữu của người dân quê chất phát, mau miệng. Cái cười mếu xệch của một Vạn tóc mai mỗi lần đối diện với người khác bộc lộ rõ tính cách của đứa con bị bỏ rơi, nghiện hút và gái. Cái “nháy mắt ranh mãnh” của Hách với tên Tây buôn là sự gặp gỡ giữa “kẻ cắp - bà già”.

Ngòi bút miêu tả ngoại hình của các nhà văn hiện thực Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố có nét giống nhau: hạng quan lại, giàu sang, hưởng thụ thường to béo phì

nôn; hạng nghèo khó, cùng dân thì ốm yếu. Nhưng giữa các nhà văn này cũng có nét khác

biệt: ngoại hình nhân vật Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố tĩnh hơn, ngoại hình nhân vật Vũ Trọng Phụng động hơn, vì kèm theo sự miêu tả hành vi, cử chỉ, điệu bộ, hoặc nhiều chi tiết bổ sung khác, kể cả lối trang điểm, phục sức v.v...

88

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 84 - 88)