Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 117 - 118)

5. Bố cục của luận án

5.2.Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Bàn về ngồn ngữ trong văn học các nhà văn, nhà nghiên cứu dùng nhiều hình tượng

mang tính khái quát:

Người anh hùng: “Ngôn ngữ trở thành người anh hùng của nghiên cứu phê bình văn học” (Bakhtin),

Hiệp sĩ: “Từ ngữ là những hiệp sĩ trong đạo quân không thể thay thế được” (K.Varnalix),

Tướng: “Ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người” (Majacov'ski),

Chìa khóa: “Ngôn từ là chìa khoa cho tất cả” (X.Gheraximov),

Cái áo: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tiểu thuyết” (Macxim Gorki).

Thế vẫn còn chưa đủ ! Macxim Gorki khẳng định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hoạt động của cuộc sống là chất liệu

118

của văn học” [36], M.Bakhtin lưu ý: “Bàn đến lời văn, tức là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó” [12, tr.170] và V.V.Vinograđốp mở rộng: “Mỗi từ ngữ đều có khả năng phát động một trường liên tưởng rộng lớn”. Những dẫn chứng trên đây là để cung cấp một cái nhìn cho vấn đề nghiên cứu và cách nghiên cứu ngôn ngữ.

Trong thuật ngữ văn học, trần thuật ởtác phẩm tự sự được xác định: Là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật, hoặc của một người kể chuyện; tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật.

Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất v.v..; bàn luận; lời nói bán trực tiếp của nhân vật. [6, tr.338]

Ngôn ngữ trong tác phẩm vãn học tự sự gồm có lời tác giả (người trần thuật, người kể chuyện) và lời nhân vật. Xét ở góc độ chức năng ta có ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả (thuộc về lời tác giả) và ngôn ngữ đối thoại (thuộc về lời nhân vật). Khi nghiên cứu từng loại ngôn ngữ (kể, tả, đối thoại) ta xem xét nội dung, ý nghĩa, phương thức thể hiện v.v... nghĩa là xét cả hai mặt nội dung và hình thức.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 117 - 118)