5. Bố cục của luận án
1.4. Trường phái văn học tả chân
Theo Thanh Lãng:
Tả thực hay tả chân là khuynh hướng nghệ thuật muốn tránh mọi hình thức nghệ thuật. Nghệ thuật theo họ là làm lại, sửa lại, gọt dũa, sắp xếp, tô điểm, lý tưởng. Nói tóm lại là làm sai sự thực như nó có ở ngoài thiên nhiên, trong cuộc sống. Đằng này, phái tả thực muốn khách quan: ghi lại sự thực như nó có, vẽ lại sự vật như nó hiện hữu ngoài xã hội... Tả thực chủ trương loại bỏ việc kết cấu. Không còn phải là một sự tập trung về một ý tưởng hay xoay quanh một chủ đề mà là một sự diễn tiến, kéo dài. Nó như một cuốn phim về một cảnh ngoài phố vừa quay xong, chưa kịp sửa chữa, cắt xén, xếp đặt. Người ta nổ lực tìm sự thực một cách nguyên vẹn, sao chép một cách trực tiếp, toàn diện tất cả cuôc sống. [78, tr.769] và Nguyễn Hoành Khung nhận xét:
29
Trào lưu văn học hình thành và phát triển trên văn đàn hợp pháp Việt Nam từ những năm 20 cho đến sát trước cách mạng Tháng Tám, có khuynh hướng miêu tả chân thực cuộc sống lên án trật tự thực dân nửa phong kiến bất công thối nát đương thời, phơi bày hình ảnh khốn khổ của quần chúng bị áp bức bóc lột. [71, tr.515]
Ta thấy nhận định của Thanh Lãng còn ở giai đoạn đầu sơ khai của nghệ thuật tả chân,
nạng công thức, máy móc và định nghĩa của Nguyễn Hoành Khung thì tả chân chẳng qua là
tên gọi khác của hiện thực phê phán.
Không thành lập văn đàn, không tuyên ngôn, nêu ra tôn chỉ như Tự lực văn đoàn nhưng với tấm lòng bao dung nhân hậu, biết đời, hiểu đời và thương người rất mực, những nhà văn
thế hệ 1930 - 1945 như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Nguyên Hồng,
Trọng Lang, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Tô Hoài... đã biết hướng ngòi bút của mình vào những cái thối tha, bỉ ổi của cuộc sống để vạch tội, tố cáo, phơi bày ra trước ánh sáng bằng những tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc hợp thành một trường phái có tên gọi: trường phái tả chân.
Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu của trường phái này như Giông tố, Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Làm đĩ (Vũ Trọng Phụng); Việc làng (Ngô Tất Tố); Ồ chuột (Tô Hoài); Đêm sông Hương (Tam Lang); Đời bí mật của sư vãi (Trọng Lang); Bỉ vổ, Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng); Thằng ăn cắp, Lò gạch bí mật (Nguyễn Công Hoan); Một mình trong đêm tối (Vũ Bằng). Điều đáng lưu ý là phần lớn những tiểu thuyết tả chân ra đời cùng thời với tiểu thuyết lãng mạn như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đời mưa gió của nhóm Tự lực văn đoàn. Phải chăng ngoài ý nghĩa, mục đích tố cáo xã hội còn là sự phản kích khuynh hướng sáng tác lãng mạn, phi thực. Đặc biệt tiểu thuyết tả chân Việt Nam bắt nguồn từ phóng sự: Tam Lang với phóng sự Tôi kéo xe, Vũ Trọng Phụng với Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây v.v... Vũ Trọng Phụng từ phóng sự chuyển sang viết tiểu thuyết tả chân, xây dựng được những điển hình xuất sắc, những tác phẩm có giá trị.