Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 130 - 139)

5. Bố cục của luận án

5.2.3.Ngôn ngữ đối thoại

Bakhtin cho rằng: “Ngôn ngữ chỉ tồn tại trong lời nói và lời nói chỉ tồn tại trong đối thoại, tính đối thoại (dialogisme) là đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết.”. Các cuộc đối thoại công khai khá dày đặc trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Trong bảy quyển tiểu thuyết 1723 trang, có 321 cuộc đối thoại với 760 trang, chiếm tỉ lệ 44,1%, và bình quân mỗi cuộc đối thoại 2,5 trang (phụ lục 4.1).

Xếp từ cao đến thấp ta có: - Số cuộc đối thoại

1. Giông tố: 65 cuộc 2. Số đỏ: 64 cuộc 3. Vỡ đê: 50 cuộc

4. Trúng số đôc đắc: 40 cuộc 5. Làm đĩ: 46 cuộc

6. Lấy nhau vì tình: 30 cuộc 7. Dứt tình: 26 cuộc

- Tỉ lệ trang đối thoại 1. Số đỏ: 71,1% 2. Giông tố: 58,6% 3. Lấy nhau vì tình: 51,7% 4. Vỡ đê: 44,8% 5. Dứt tình: 43,8% 6. Làm đĩ: 21,9% 7. Trúng số độc đắc: 21,8%

Kết quả thống kê cho thấy: với loại tiểu thuyết chính trị, xã hội, tâm lý, tỉ lệ đối thoại cao (Số đỏ, Giông tố, Lấy nhau vì tình, Vỡ đê, Dứt tình ); loại tiểu thuyết luận đề lời, trần thuật

131

nhiều, nhân vật được thể hiện chủ yếu bằng kể, tả (Làm đĩ, Trúng số độc đắc). Nếu xét về mặt nhân vật, thì nhân vật trung tâm có tỉ lệ tham thoại cao hơn. Điều đó là phù hợp vì phạm vi, mức độ quan hệ của nhân vật trung tâm rộng lớn hơn và đây cũng là điều kiện để bộc lộ tính năng động của nhân vật, xung đột của cuộc sống. Tỉ lệ đối thoại của các nhân vật trung tâm như: Phúc (97,5%), Tiết Hằng (92,3%), Huyền (73,4%), Liêm (70%), Xuân tóc đỏ (68,8%),

Quỳnh (60%), Phú (54%), Việt Anh (46,2%), Long (35,4%), Tú Anh (24,6%), Tấn (22,5%),

Phó Đoan (18,7%) là một minh chứng.

So với các tác giả đi trước thiên về kể, tả hơn đối thoại thì đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng cũng là một bước phát triển đột biến. M.Gorki nói Balzac viết về những ông chủ nhà băng trong Miếng da lừa, “ở đây Balzac chỉ dùng những lời chuyện trò rời rạc bên bàn ăn mà vẽ lên được những khuôn mặt và những tính cách rõ nét lạ lùng” [36]. Xem ra vai trò của đối thoại trong tiểu thuyết là rất lớn. Ta tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ở một số mặt sau:

5.2.3.1. Ngôn ngữ đối thoại mang tính cá thể hóa sâu sắc

Ở các nhà văn hiện thực, lời thoại của nhân vật bản thân nó đã mang tính cá thể. Lời của nhân vật này không thể trộn lẫn với nhân vật khác, đặc biệt nếu ta quan tâm đến yếu tố giọng điệu trong lời thoại thì điều đó càng rõ ràng hơn. Cá thể hóa trong lời thoại gần như là một nguyên tắc, nếu người viết không tuân thủ thì truyện sẽ nhạt nhẽo, không gây được ấn tượng. “Lời thoại của nhân vật là hình thức cá thể hóa triệt để tính cách và tình huống đối thoại” [48, tr.65].

Ở nhân vật tiểu thuyết thì ngoài hành động, đối thoại là cách bộc lộ tâm lý, tính cách rõ nét nhất. Nguyễn Du thành công trong việc xây dựng lời nhân vật, qua đó người đọc có thể

nhận được ra ngay đâu là Tú Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải v.v... Đối với Vũ Trọng

Phụng, ngòi bút của ông về mặt này cũng tỏ ra khá tài năng. Chỉ mỗi một câu: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi!” thì biết rõ là cố Hồng; “em chả” thì là cậu Phước con giời con Phật; “mẹ kiếp”, “nước mẹ” hoặc câu nói thường kèm từ “chả” (quần với chả áo, con với chả cái, chữ với chả nghĩa, con giời với lại chả con Phật...) thì đích thị Xuân tóc đỏ nhà ta rồi. Ngôn ngữ nhân vật của cố Hồng là ngôn ngữ đặc trưng: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi !”. Thật ra “Biết rồi, khổ lắm

nói mãi !” là câu nói của Phùng Bảo Thạch và Dương Tự Giáp (Thập Long) vì cứ nghe Vũ

Trọng Phụng cứ nói đi nói lại về ý trung nhân của mình nên bấm nhau nói vậy. Thế là tâm đắc, Vũ Trọng Phụng lấy cảm hứng xây dựng nhân vật cố Hồng. Đối thoại ngoài cá thể hóa tính

132

cách còn có chức năng cá thể hóa tình huống, nói cách khác là tình huống có tính cá thể, tình huống có vấn đề tạo độ căng cần thiết hay độ chùng hợp lý để hoặc tăng cấp hoặc kết thúc đối thoại.

Trong Giông tố, để xây dựng đoạn đối thoại khá dài ở nhà đồ Uẩn (6 trang, từ 182 - 188) tác giả đã tạo nên 4 đợt “cao trào”, 4 tình huống có vấn đề qua lời thoại của nhân vật:

Đợt 1: Chánh hội lên tiếng: “Vậy thì ta cứ kiện ! Mà thằng chánh này xin thề với cả làng này, nếu thằng chánh này không kiện nổi cái thằng cha dâm ác nào đó, thì thằng chánh này đem mẹ cái triện đồng mà trả lên quan trên.”.

Đợt 2: Trương tuần nhắc nhở: “Quan lại bảo thêm phải giữ cẩn thận 5 cái giấy bạc một đồng mà lão chủ xe ấy đưa cho con Mịch thì mới có tang chứng được. À, bác đồ thế cái số tiền ấy đâu ? Đừng có tiêu đi mất đấy nhé !”.

Đạt 3: Lý trưởng trả lời chánh hội: “Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ”. Đợt 4: Đem đã thảo xong bà đồ ngăn: “Biết có ăn thua gì không mà kiện với tụng”. Mỗi lời thoại nêu trên lại làm căng thẳng thêm không khí đối thoại, tạo tình huống mới cho đối thoại, bộc lộ đầy đủ hơn cá tính của các nhân vật tham thoại.

Hoặc trong Số đỏ, vợ cố Hồng và Văn Minh tham gia đối thoại 5 trang (từ 136 - 140). Ba trang đầu, nhân vật tham gia đối thoại bình thường (kể cả nội dung và giọng điệu lời thoại) như giai đoạn thăm dò, chuẩn bị đến khi Văn Minh trả lời:

Thế chưa đủ ! Tất có nguyên do gì!

Bà mẹ đứng lên, tiến đến sỉa sói vào mặt ông con:

- Là vì ông Xuân đã ngủ với em mày rồi, mày biết chưa thằng khốn nạn !”. Tiếp sau đó là một “đòn thù” bằng lời của mẹ với ông con.

Đối thoại tạo tình huống kết thúc của Vũ Trọng Phụng cũng có “phong vị” riêng, trong giọng văn ta hình dung như vở kịch đang hạ màn. Bà Văn Minh nói ngay:

- Thưa dì, vậy thì nên nhờ ông Xuân ở luôn ngay đây trông nom em Phước, giáo dục em Phước và tránh hoàn cảnh không tốt cho em Phước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

133

- Nếu một khi quan bác sĩ đã bảo gì thì tất chúng tôi phải chịu lệnh. Để cho tôi dọn một cái phòng riêng cho ông Xuân. [120, tr. 152] Hoặc:

Văn Minh cáu tiết cực điểm, phải lên giọng doa nạt:

- Thưa ông, đó là một vấn đề lương tâm ! Ông đã làm cho một con nhà tử tế phải mang tiếng hư hỏng, tồi xin cứu chữa lại cái điều ấy. Nếu không thì không xong với tôi cho mà xem!

Xuân sợ hãi vội nói:

- Vâng, thì ông định đoạt cho tôi thế nào tôi cũng xin vui lòng. [120, tr 185]

5.2.3.2. Ngôn ngữ đôi thoại gần với ngôn ngữ kịch

Xét về mặt cú pháp, phần lớn câu văn đối thoại của Vũ Trọng Phụng thường ngắn, có kịch tính: “Mày không biết ? Mày không biết ? Mày không biết!!!” [118, tr.267], “Con Mịch kia ! Trước pháp luật, việc mày làm như thế là một việc làm đĩ không môn bài, vậy mày có muốn làm nhà thổ suốt đời không ?” [118, tr.273]. Trong đối thoại thường tạo cao trào, đỉnh điểm có thất, mở nút, lời thoại mang mâu thuẫn của kịch. Chỉ lời thoại giữa Tú Anh và Long là mang tính giải bày, triết lý, thuyết phục, giọng “rao giảng”, truyền đạt.

Các nhân vật tham thoại phần lớn ở tư thế đối đầu nên lời thoại nhiều khi gay gắt, châm biếm, mỉa mai, chì chiết. Điều đó dễ dàng tìm thấy trong tác phẩm Giông tố (đoạn bắt quả tang vợ Hách ngủ với cung văn, trang 475 -477; đoạn quan huyện hỏi cung Mịch, cụ đồ, trương tuần, trang 266 - 271), Vỡ đê (Lục sự hỏi cung Phú, trang 188 - 189), Số đỏ (tranh nhau mọc sừng giữa Phán mọc sừng và tình nhân của vợ, chương 10; đấu khẩu giữa Lang Tỳ, Lang Phế chương 7), Trúng số độc đắc (anh Phúc hỏi mượn tiền mua chức, trang 7; bố mẹ cãi nhau nhân việc Phú trúng số, chương 5) V.V..

Đoạn đối thoại sau đây mang tính kịch hơn cả kịch với câu kết hạ màn độc đáo, kết nhưng mà mở để dành cho người đọc suy nghĩ:

- Sao mày lại lấy tiền ? Thế mày có bằng lòng ngủ với người ta không ? - Bẩm quan lớn đó là tiền bán rạ.

- Tiền rạ ? Tiền rạ ? Lý trưởng Quỳnh Thôn đâu ! -Dạ ! - Chánh hội đâu ? -Dạ!

134 - Bẩm chỉ có một mùa chiêm.

- Mỗi sào bao nhiêu tiền thóc một mùa ?

- Bẩm nhất đẳng điền cũng chỉ được độ 5 đồng một sào thóc.

- Chúng mày khai man.

- Bẩm quan lớn quả thật như thế.

Quan huyện lại ngồi dựa đầu vào ghế, cười nức nở một hồi rồi mới nói: -Thế mà nó bán 5 đồng nửa gánh rạ !. [Ì 18, tr.270]

Hoặc đoạn đối thoại giữa Phúc và bố trong Trúng số độc đắc. Nếu lược bỏ phần kể, chỉ trích phần thoại, ta có một hài kịch một hồi đặc sắc:

- Năm trăm ! Phải lắm, ta sẽ biếu cụ năm trăm. - Thầy nhỉ, năm trăm bạc, thế đã là số tiền to chưa ? - Năm trăm bạc thì có gì gọi là số tiền to !

- Chết nỗi ! Năm trăm bạc “thì có gì” ?

- Chứ không ư ? Kể năm trăm đối với người khác thì có lẽ cũng to nhưng với cậu, bỗng chốc trời cho có trong tay mười vạn, thì thế lại là nhỏ.

- Thôi thế thì ít ra tôi cũng phải biếu cụ một nghìn. - Phúc đức quá ! Thế biếu cụ nào đây ?

- Biếu cụ ấy là cụ cả Mộc, một cụ già góa chồng từ lúc còn trẻ mà đã hy sinh cho việc xã hội, làm hội trưởng một hội từ thiện, nuôi hàng trăm con nhà nghèo, tức là hội Tế Sanh. [123, tr.192, 193]

5.2.3.3. Đối thoại liên hệ

Theo ý kiến Trần Đình Sử,trong đối thoại liên hệ, nhân vật không hiểu nhau, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình nhưng vẫn xảy ra đối thoại kiểu “ông nói gà bà nói vịt”, lời thoại rời rạc không khớp, không ăn nhập với nhau.

Cái phần rời rạc, không khớp ấy chính là phần chìm của tảng băng chứa nhiều nội dung ý nghĩa hơn phần nổi, phần thể hiện. Sau khi nghe tin Tuyết đi chơi với Xuân, ở nhà cụ cố Hồng xảy ra cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng:

135

- Ông đã biết chưa. Ông nuông con ông nữa đi ! Bao giờ bụng nó bằng cái thúng thì ồng mới biết thế nào là nữ quyền, là văn minh, là tối tân, là giải phóng...

- Biết rồi ! Biết rồi ! Khổ lắm, nói mãi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ông có biết không ? Nó với Xuân rủ nhau vào một ô-ten thuê buồng ! Chết thật chứ không ngờ rằng...

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi !

- Không ngờ rằng một người như ông Xuân, tưởng là đứng đắn tử tế, ai ngờ lại có bụng dạ tồi thế !

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!. [120, tr.130 -131]

Đám cưới xong, Mịch có nơi ở riêng, Tú Anh đến vấn an. Trong cuộc gặp gỡ ấy, Mịch đáp lời Tú Anh 12 câu thì đã có đến 11 câu gọn lỏn: “vâng”:

- Thưa dì, tôi xin kính chào dì. - Không dám, lạy ông.

- Áy chết, tôi đây chỉ là con bà cả, dì đừng gọi thế. - Vâng.

- Phố này là phố Quan Thánh ở Hà Nội. - Dạ, vâng.

- Dì đừng lấy làm lạ nhé. Ấy nhà tôi là như thế. Chồng một nơi, vợ một nơi, con một nơi, nhưng mà đã có xe hơi thì xa mà cũng là gần.

- Vâng.

- Chờ khi dì mãn nguyệt khai hoa xong, có muốn về trại với thầy tôi ở tỉnh trên, thì tuy ý. - Vâng.

- Rồi ít lâu nữa, tôi sẽ mời ông cụ đồ, bà cụ đồ ra đây ở chơi với dì vài tháng cho vui. - Vâng.

- Dì cứ nằm nghỉ một lát cho đỡ mệt. - Vâng, được ạ.

136 [...]

- Nó sẽ làm cơm và hầu hạ dì. Còn tôi, thỉnh thoảng tôi cũng xin đến thăm dì luôn. - Vâng.

- Tuy vậy, thầy tôi vẫn là người tốt lắm. - Vâng.

- Còn đối với mẹ tôi, cũng không khó khăn gì, vì mẹ tôi không ởđây, mà ở Hải Phòng, có khi mà gặp nhau thì dì cứ giữ trọn vẹn cái đạo làm đàn em, cũng đã đủ lắm...

-Vâng. [118, tr.368 - 370]

Có thể kể thêm cuộc đối thoại giữa thầy số và Xuân tóc đỏ ở bóp (Số đỏ, trang 19), giữa Xuân tóc đỏ và bác sĩ Trực Ngôn (Số đỏ, trang 150 - 152) cũng thuộc dạng này.

5.2.3.4. Đối thoại biết trước

Kiểu đối thoại này tuy ít gặp nhưng góp phần làm đa dạng hóa lời thoại. Những nhân vật tham thoại phải có quá trình tham gia sự kiện, biết trước sự kiện, nó gần giống như kiểu nói lóng trong ngôn ngữ. Ý tứ không được diễn hết ra lời thoại, chỉ cần nhắc một phần sự kiện thì người tham thoại đã hiểu ra ngay. Cách này giúp rút ngắn văn bản, giảm lượt lời thoại nhưng hàm chứa nhiều nội dung, mang ý nghĩa sâu sắc hơn.

Trong đoạn đối thoại sau đây, phần hàm ngôn lặng sau cái hiển ngôn, nếu nhân vật không có quan hệ trước đó thì không thể hiểu nhau được. Lời thoại về hình thức không đối ứng, không khớp nhưng vẫn chứa được tầng nghĩa để hiểu.

Đây là chuyện tình tay ba giữa Tú Anh, Tiết Hằng, Yvonne. - Xin cô đừng để ý đến việc tư của tôi thì hơn.

- Tôi mừng cho ông lắm ! Ông muốn gì nữa ?

- Đối với kẻ đã cứu cô khỏi một cái nạn, thế tôi tưởng là vô ơn... Yvonne so vai:

- Tôi chưa quên đâu. Ông đã cứu tôi. Nhưng chính vì thế cho nên bây giờ tôi lại căm hờn ông lắm.

137

Việt Anh cúi đầu lặng im. Chàng đã hiểu. Chàng ngây người ra một lúc rồi quay lại, giọng khổ não:

- Tôi biết làm thế nào ? Khổ thật!. [117, tr.66 - 67]

Có lẽ dẫn chứng sau đây là tiêu biểu nhất cho loại đối thoại biết trước: - Ông chỉ nghĩ được có thế thôi à ? Không phải trình sứ việc vượt ngục à ? - Việc trình sứ hay không là tuy quan lớn, còn tôi, ngụ ý là như thế đó. Ông huyện lúc ấy đứng lên, dõng dạc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không ! Không và không !

[...]

Viên lục sự cũng lên tiếng:

- Vâng, nếu vậy thì cũng còn cách khác ...Mà cũng chỉ còn có một cách. Ông huyện cũng nói tiếp một cách mập mờ:

- Có phải thế không hở ông ?

- Tuy nhiên cũng phải tra ra cho kỹ cái án này chứ không thì ức lắm.

- Ông nói có lý đấy ! Nếu mình không ra oai một bận cho quân khác nó noi gương thì không xong... Vậy thì ông sửa soạn đi, rồi để tôi ký một chữ.

- Bẩm, thế tôi xin ra lấy hồ sơ ở công đường. - Phải.

- Bẩm lạy quan lớn, chốc nữa tôi đem cả vào đây.

- Phải phải! Thế tốt lắm. Mà ông dặn chúng không được tiết lộ... [119, tr.215 - 216] Kế hoạch dựng lại hồ sơ “vô tội”, hợp lý hóa trường hợp của Phú từ vượt ngục thành ra thả tù được bàn bạc thống nhất giữa quan huyện và lục sự như thế nên người ngoài cuộc không thể hiểu được.

5.2.3.5. Mô phỏng lời thoại

Về lý luận mô phỏng không có gì mới. Có thể mô phỏng hành vi, mô phỏng lời thoại. Nếu có cái nhìn rộng thì nhân vật trong tiểu thuyết (hành vi, ngôn ngữ) chẳng qua cũng là sự mô phỏng trong cuộc sống nhưng được cá thể hóa cao độ. Ở đây, trong phạm vi ngôn ngữ đối

138

thoại ta chỉ xét sự mô phỏng của lời nhân vật, đặc biệt với Xuân tóc đỏ. Có ý kiến cho lời Xuân tóc đỏ là lời phỏng nhại. Theo M.Bakhtin, văn phỏng nhại là “đưa vào lời đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người nói. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào lời của người khác thì xung đột thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 130 - 139)