Các loại hình cốt truyện

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 51 - 56)

5. Bố cục của luận án

3.1.2.Các loại hình cốt truyện

Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng được xây dựng dựa trên hai loại hình cốt truyện chủ yếu: cốt truyện sự kiện, cốt truyện tâm lý.

3.1.2.1. Cốt truyện sự kiện

Trục vận động của loại hình cốt truyện này là sự kiện, biến cố. Nhiều truyện của Nguyễn Công Hoan thường có cốt truyện rõ ràng, diễn biến truyện theo kết cấu truyền thống gồm 5 bước: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vượt ra khỏi cái khuôn khổ đó để đủ sức mô tả bức tranh xã hội rộng lớn có hàng trăm nhân vật các thành phần xã hội, giai cấp với tính cách thật đa dạng, phức tạp, hướng tiếp cận với các tiểu thuyết của Victor Hugô, Banzăc, Dickinx. Trong Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, các sự kiện chổng

52

lên nhau, các biến cố liên tiếp xảy ra. Nói theo M.B.Khrapchenkô thì đây chính là “phương tiện để thể hiện sự thật của cuộc sống, phương tiện nghiên cứu những tính cách” [69, tr.91]. Sự kiện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng mang tính thời sự nóng bỏng, những vấn đề bức xúc của xã hội được đặt ra như câu hỏi cần một lời đáp, một giải pháp. Bức tranh xã hội trong Giông tố làbức tranh toàn cảnh với một qui mô rộng lớn, trải dài từ thôn quê đến thành thị với hàng bao nhiêu chuyện của những con “sâu dân mọt nước” ở huyện đường, sau nghị trường; không khí tởm lợm của nhà chứa, tiệm hút; cảnh sống vương giả của bọn tư sản, địa chủ; cảnh cơ cực đói nghèo của người nông dân sau lũy tre và đời sống chật vật khó khăn, tranh sống của tầng lớp thị dân. Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan so với Giông tố củaVũ Trọng Phụng thì phạm vi phản ảnh, dung lượng các sự kiện hẹp hơn nhiều.

Sự kiện trong Vỡ đê tuy tập trung ởmột không gian, thời gian nhất định: trước, trong và sau vỡ đê, trong phạm vi một tổng, nhưng không vì thế mà sự phản ánh bị bó hẹp, thu gọn. Những sự kiện được đưa vào như hoạt động kinh doanh của tay thầu khoán Khoát, cảnh đón hai trăm tù chính trị, buổi đi chợ phiên của Quang, Minh, cuộc biểu tình lên gặp quan công sứ xin hoãn thuế... làm đầy thêm dung lượng phản ánh. Trong Giông tố, Vỡ đê các sự kiện được xây dựng trên cái nền của những xung đột, đối kháng mãnh liệt, gay gắt.

Xung đột là hạt nhân cấu trúc của cốt truyện. Vũ Trọng Phụng cũng hiện đại hóa tiểu thuyết theo hướng triển khai năng động các tính cách đầy mâu thuẫn của nhân vật và cho nó phát triển như một nhân tố tạo dựng làm thay đổi mọi sự kiện. Không giống Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ phản anh hiện thực xã hội dưới một góc cạnh khác. Sự kiện trong Sốđỏ hoàn toàn mới mẻ, mới được cáp nhật, du nhập từ xã hội phương Tây. Sự kiện phần lớn bị “hề hoa” để lộ rõ nét mót sự nuốt vội không trôi thứ văn hóangoại lai, tạp pí lù. Hàng trăm sự kiện suốt 20 chương sách không có sự kiện nào đáng gọi là thật, mà vì “giả thật” nên gây cười. Cái lai lịch của Xuân – một thằng ma cà bông mà sau này lại leo lên nấc thang chót vót của xã hội, thành bậc anh hùng, vĩ nhân cũng cho ta biết bao chuyện châm biếm, khôi hài. Không phải là quá đáng khi nói các sự kiện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vừa mang tính lịch sử nhất thời nhưng lại vừa mang tính phổ quất toàn nhãn loại. Những mâu thuẫn, bất hợp lý của công cụ pháp quyền, những xung đột của các nền văn hóa, những quái thai, những hình nhân dị dạng trước những yêu cầu đổi mới đích thực của thời đại... thì ở đâu, thời nào lại chẳng có ? Nhiều sự kiện, kiểu người được Vũ Trọng Phụng đưa ra không chỉ mang giá trị tự thân mà từ đó dẫn

53

đến cách hiểu nhiều sự kiện khác, nhiều con người khác có nghĩa là từ sự kiện nguyên phát ta tìm ra được nhiều sự kiện, nhiều con người đồng dạng hay nói khác đi Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một kiểu sự kiện, một kiểu con người, mà như Anton Tchékov đã nói : “Mỗi người đàn ông và đàn bà (trong tác phẩm) trở thành một cái chìa khóa cho sự tìm hiểu hàng nghìn vạn những kẻ tương tự” [145, tr.208]

Cái riêng của Vũ Trọng Phụng trong việc xây dựng cốt truyện sự kiện là phân đoạn, cắt khúc, chia ra từng mảnh sự kiện để theo cái đà phát triển của cốt truyện mà lắp ghép, chắp nối làm cho hoàn chỉnh, chứ ít khi đưa ra một sự kiện hoàn tất. Với cách làm như vậy, các sự kiện vừa bị chi phối, lôi kéo, tác động tương hổ, vừa có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng xung đột, nhưng đồng thời dẫn đến một hướng khai thác mới. Ở đây, bên cạnh mạch truyện làm chức năng chủ đạo còn có các mạch phân nhánh để đủ khả năng chuyển tải, bao quát phạm vi rộng lớn của cuộc sống.

3.1.2.2. Cốt truyện tâm lý

Lấy tâm lý làm nội dung cơ bản, cốt truyện xoay quanh sự vận động, quá trình phát sinh phát triển về mặt tư tưởng, tình cảm, tính cách của nhân vật.

Có chỗ khác biệt giữa truyện có cốt truyện tâm lý và truyện không có cốt truyện hay vai trò của cốt truyện không đáng kể. Có ý kiến:

Trên đường diễn biến của tiểu thuyết, càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm, và trong một tiểu thuyết cốt truyện càng đơn giản bao nhiêu, hầu như chưa “kể lại” đã hết, thì chính là đấy nội dung nghệ thuật càng nổi lên bấy nhiêu. [177, tr.130].

Nhưng đó là một vấn đề khác. Cốt truyện tâm lý vẫn bảo đảm đặc trưng cơ bản của thể loại là “kể lại” được, nhưng cốt truyện phát triển không dựa trên trục sự kiện mà lấy diễn biến tâm lý, xung đột nội tâm làm chính. “Sự kiện” trong loại hình cốt truyện tâm lý mang tính hổ trợ, xúc tác để tâm lý phát triển. Sự cảm nhận loại truyện này chủ yếu không phải bằng câu chuyện được kể lại mà qua những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Nhiều truyện của Nam Cao không có sự kiện, biến cố gì đặc biệt mà chỉ là những diễn biến tâm lý. Thứ trong Sống mòn không phải là nhân vật hành động mà là nhân vật suy tư, dằn vặt, day dứt, trăn trở khi phải đối mặt trước cuộc đời. Lão Hạc trong truyện Lão Hạc cũng là loại nhân vật như vậy. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như Dứt tình, Làm đĩ, Trúng số độc đắc, Lấy nhau vì tình cũng có cốt truyện tâm lý.

54

Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên nhận định: “Sau Làm đĩ, có lẽ trả lời những kẻ công kích ông chỉ tìm thấy được sự hoan nghênh ở mảnh đất nhơ nhớp, Vũ Trọng Phụng đổi hướng, bước sang một lô tiểu thuyết có khuynh hướng tâm lý Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc .” [104, tr.256]. Thực ra Dứt tình là quyển tiểu thuyết đầu tay của Vũ Trọng Phụng ra đời trước Làm đĩ (năm 1934) và sẽ thật không công bằng nếu để Làm đĩ ngoài nhóm truyện tâm lý vì chính Làm đĩ thể hiện rõ nét nhất “nội hàm tâm lý” trong tác phẩm.

Làm đĩ ngoài đoạn dầu, đoạn cuối như để giới thiệu, giải thích, thuyết minh, phần còn lại trình bày các giai đoạn trải qua của đời một con người: tuổi dậy thì, ra đời, lấy chồng, truy lạc. Nhưng đời con người ấy mang tính cá biệt là làm đĩ. Do vậy đời sống nhân vật là đời sống nội tâm, hoạt động của nhân vật là hoạt động tâm lý.

Những diễn biến tâm lý rất phức tạp của Huyền - nhân vật chính, có mặt ở hầu hết các trang sách được lồng vào bên trong các sự kiện, các biến cố. Từ tấm bé lúc mới lên tám, lên chín đến tuổi mười lăm, mười sáu, rồi đến tuổi biết yêu, bị ép lấy chồng mà gặp phải người chồng bệnh hoạn nên ngoại tình, rồi truy lạc để cuối cùng liều thân vào con đường làm đĩ, nên con người Huyền lúc nào cũng đầy ắp tâm trạng. Bao nỗi ưu lo, dằn vặt, cật vấn, lúc thắc mắc về vấn đề này khi nghĩ đến những chuyện kia, nội tâm nhân vật không một phút “báo yên”, đến khi biết sự sa ngã của mình là vô phương cứu chữa, vẫn không thôi day dứt: “em cứ tưởng là chưa làm xong cái việc hệ trọng của đời em”. Tâm lý nhân vật được đánh giá, phân tích, mổ xẻ một cách tỉ mỉ. Đôi khi nhân vật tự căn vặn, tra vấn lương tâm, đánh giá phẩm chất của mình, tự kết án để rồi thương thân xót phận vì bị hoàn cảnh đẩy đưa vào con đường xấu xa, dơ bẩn. Đằng sau cái kiếp đời không may của Huyền chứa biết bao tâm sự, nỗi niềm cả chua cay lẫn đớn đau, căm hận. Hoàng Thiếu Sơn trong lời giới thiệu tiểu thuyết Làm đĩ có nhận xét:

Ít có cuốn tiểu thuyết mà nội tâm một nhân vật được phân tích nhiều và kỹ như thế trong văn học ta; ít có cuốn tiểu thuyết trong văn học ta mà chỉ một mình nhân vật tự kể lại đời mìn trong một tập kí sự sinh động, chân thật và chân thành, làm người đọc khi sửng sốt, lúc lại phẫn nộ, lúc nào cũng cảm động, xót thương vô cùng. [139] Đề tài “gái giang hồ” trong văn chương vốn không phải là món hàng hiếm. Từ Kiều (Nguyễn Du) đến Một đời người (Nam Cao), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Đời mưa gió (Khái Hưng, Nhất Linh), Tiếng hát sông Hương (Tố Hữu), Người kỹ nữ (Xuân Diệu), Làm đĩ (Vũ Trọng Phụng)... ít thấy ở đâu nhân vật ray rứt, dằn vặt, có ý thức về “nghề nghiệp” bất đắc dĩ và đầy oan nghiệt như Huyền.

55

Cuộc sống của Tuyết trong Đời mưa gió là cuộc sống thác loạn đầy nhục tính, là “sự gặp gỡ của hai xác thịt”, “yêu thì cứ yêu bao giờ chán thì thôi”, lấy thú vui xác thịt làm mục đích

cuộc sống, bất cần đời, như con ngựa hoang không chịu thuần hóa. Còn Huyền trong mỗi

đoạn đường đi là một chặng dừng chân để tự hỏi, tự dằn vặt, tự tìm cách cứu mình. Đến một khi không còn cách thoát ra được thì đem cuộc đời bỏ đi của mình để làm một việc có ích “cái đời bỏ đi của Huyền cũng không đến là nỗi bỏ đi, đối với đàn bà con gái khác” [121, tr.282]. Tâm lý nhân vật từ người gặp nạn lại trở thành người cứu nạn. Tấm thân dầu có nhơ nhuốc nhưng tâm hồn vẫn sáng trong với tấm lòng nhiệt tình, hướng thiện.

Trong Trúng số độc đắc, những tiêu đề đặt ngay đầu mỗi chương sách như : Một sự phát minh đời không tốt, Những tư tưởng bên cạnh mỹ nhân, Mấy cuộc hành hạ cuối cùng, Ngày đầu trúng số, Trong tay đã có đồng tiền, Những công đức đầu tiên, Một người như tất cả mọi người v.v. Thể hiện đầy đủ diễn biến tâm lý, tư tưởng của Phúc trước, trong và sau khi trúng số. Đằng sau tiêu đề, nội dung trang sách, cái mà ta bắt gặp không phải chỉ là nhân vật làm gì, nói gì, hành động như thế nào mà là nhân vật nghĩ gì, tư tưởng, tâm trạng diễn biến, thay đổi ra sao. Nếu lấy thời điểm trúng số độc đắc làm mốc thì nhân vật Phúc trước càng triết lý bao nhiêu sau càng thực tế bấy nhiêu; trước quan niệm phải thương người, giúp đỡ mọi người, sau trở nên nhỏ nhen, thủ đoạn, keo kiệt, tàn nhẫn. Mỗi suy nghĩ, lời nói trước kia đều hướng thiện, đều “mình vì mọi người” về sau mỗi suy nghĩ đều gắn với việc hái ra tiền, làm giàu bằng mọi giá.

Cũng thế, đại bộ phận nhân vật trong Trúng số độc đắc đều được tác giả đem đồng tiền ra để làm một phép thử nhân cách. Tâm lý nhân vật không đứng yên mà luôn dao động, thay đổi, diễn biến mau lẹ, bất thường, tưởng chừng nhân vật không có cá tính nhưng thực ra cá tính cực mạnh - cá tính ấy chính là sự biến đổi tâm lý phụ thuộc hẳn vào uy lực của đồng tiền. Tất nhiên trong bất cứ một xã hội nào đồng tiền luôn có cái giá của nó. Nhưng vì đồng tiền mà quên đi tất cả thì chỉ xảy ra trong xã hội tư bản. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ghi rõ: “Xã hội tư bản chỉ để lại giữa người và người một mối liên lạc độc nhất là tư lợi không tình cảm, cái chính sách trả tiền mặt nghiệt ngã”. Bằng những suy nghĩ, hành động bất ngờ đột biến của nhân vật do đồng tiền trong Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã minh chứng một cách rõ ràng dầy thuyết phục: đồng tiền đã “xé tan tấm màn tình cảm bao phủ những liên quan gia đình, khiến cho những liên quan ấy chỉ còn là những liên quan về tiền nong” (Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản)

56

Lấy nhau vì tình cũng xây dựng trên cái nền tâm lý. Sách chia 3 phần. Trong 3 phần đó là ba giai đoạn diễn biến tâm lý của nhân vật Liêm. Phần một: yêu, phần hai: được yêu, phần ba: ngờ bị người yêu phụ. Khi yêu Liêm cho cái gì ở người mình yêu cũng tốt đẹp, đến khi được yêu (nhất là do cả nể, Quỳnh đã để cho Liêm chiếm đoạt thân xác) tình yêu bị hoen ố: cả nghi, võ đoán, suy diễn, chụp mũ; khi nghĩ rằng mình bị phụ tình thì tình yêu của Liêm lại hóa ra tình thù để dẫn đến kết cuộc Quỳnh phải tự tử. Chính sự tự tử của Quỳnh đã khai tâm, mở lối, tỉnh ngộ đầu óc u tối của Liêm để tình yêu thực sự đến với hai người. Thì ra từ trái tim đến trái tim có biết bao đoạn đường vòng, hiểm nguy, trắc trở do diễn biến tâm lý phức tạp của những kẻ yêu nhau.Tiết Hằng, người đàn bà trải qua một lần yêu, hai lần làm vợ. Cuộc tình tay ba không chịu buông tha Hằng (Hằng - Anh - Quân, Hằng - Anh - Đức) để diễn biến tâm lý luôn dao động bất ổn. Bức tranh tâm trạng ở Hằng mỗi lúc một nhiều thêm nét vẽ và màu chủ đạo ở tranh luôn trong trạng thái tranh tối tranh sáng, bất quyết, nhập nhằng.

Xét trong tiến trình văn học Việt Nam, các nhà vãn hiện thực đã thành công hơn, đóng góp xứng đáng hơn so với Tự Lực Văn Đoàn trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Trong các nhà văn hiện thực ấy phải kể đến Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm Làm đĩ, Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc.

Đặng Anh Đào cho rằng: “Nhân vật của tiểu thuyết hiện đại chủ nghĩa xuất hiện qua tâm trạng hoặc những mảnh tâm trạng”. Với hàng loạt tác phẩm loại cốt truyện tâm lý, Vũ Trọng Phụng đã thực sự góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam sang thời kỳ hiện đại.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 51 - 56)