Hệ thông tình tiết

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 70 - 73)

5. Bố cục của luận án

3.2.2.Hệ thông tình tiết

Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng lớn về qui mô, đông đặc về sự kiện, tình tiết, có sức khái quát ở diện rộng bức tranh hiện thực của xã hội đương thời. Thế giới nghệ thuật không tự giới hạn trong một đề tài mà mở rộng ra nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện. Những vết thương xã hội được triển khai ở nhiều khía cạnh, nhiều hướng khác nhau. Để bao quát được thế giới nghệ thuật rộng lớn, đa dạng và đầy phức tạp như vậy, các tình tiết dầu giản đơn hay phức tạp, đứng riêng rẻ hoặc đan xen, đều được hệ thống hóa. Các hiện tượng tồn tại trong tác phẩm Vũ

Trọng Phụng không còn là những hiện tượng đơn lẻ của hiện thực, không còn là một diện

mạo, một phản anh cá biệt khách quan mà hòa chung vào trong một chỉnh thể nghệ thuật. Cái riêng trói buộc vào cái chung để tồn tại, các tình tiết đều nằm trong một hệ thống hoàn chỉnh. Dầu xét bất cứ cấp độ nào, chương hay toàn bộ tác phẩm, thì tính hệ thống vẫn tồn tại như một yêu cầu, một dụng ý nghệ thuật.

71

Những chuyện đời thường vặt vãnh dưới ngòi bút Vũ Trọng Phụng biến thành những

hiện tượng mang ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp luật, phong tục... rộng lớn.

Nhưng cũng có khi nhiều vấn đề có tính cách rộng lớn chỉ được dồn chứa trong một tác phẩm. Giông tố bao quát nhiều phương diện của cuộc sống. Đó chính là con đường công danh của một tên cai thợ hồ mà cũng là đại diện cho hạng người mới phất do thời thế, cơ hội đưa đẩy; là công lý, pháp luật của Nhà nước bảo hộ, là bộ mặt của nông thôn đói nghèo lạc hậu với những nếp sống cũ, con người cũ.

Số đỏ cũng vẽ nên con đường công danh sự nghiệp nhưng của một thằng ma cà bông không có chân đứng trong xã hội, không có điểm khởi đầu để xuất phát mà rốt cuộc lại làm mưa làm gió, gây đủ trò vung vít để lại được tôn xưng là vĩ nhân, anh hùng cứu quốc. Kéo theo nó là những câu chuyện về đạo đức, tư cách, nhân phẩm; là phong trào văn minh, Âu hóa, là tự do cá nhân...

Trúng số độc đắc là câu chuyện phất lên của Phúc do trúng số nhưng là sự bộc lộ tính cách, lối sống, đạo đức của nhiều thành phần trong xã hội. Từ bố, mẹ, vợ, anh, em, bạn bè và cả Phúc nữa, tất tần tật đều lộ ra chân tướng -tất cả chỉ vì tiền !

Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng hiện ra như một quần thể qui tụ những hiện tượng rất khác biệt, xung đột, hỗn tạp trong đời sống xã hội.

Hàng loạt những quan hệ phức tạp, phải xử lý sao cho sự kiện không dẫm đạp lên nhau. Có sự kiện mang tính bổ sung, có sự kiện mở đầu hoặc kết thúc. Tất cả các sự kiện, tình tiết đều được Vũ Trọng Phụng xâu chuỗi, sắp xếp lại trong một hệ thống. Cái tài của Vũ Trọng Phụng có thể nói không dễ có khi phải xử lý hàng trăm sự kiện, hàng trăm mối quan hộ chằng chịt mà không rối, không lặp, không dẫm đạp lên nhau. Chỉ riêng tình tiết thể hiện ý đồ của tác giả biến Xuân Tóc Đỏ thành con vẹt, nói theo, chứ không hề có chủ kiến, không độc lập suy nghĩ được, như muốn khắc họa phần nào tính cách vô học, bất tài của nhân vật. Ta thấy những câu nói theo của Xuân Tóc Đỏ được lặp nhiều lần ở những chương cách xa nhau nhưng không hề có một sự nhầm lẫn nào về nội dung, tuy hình thức diễn đạt thì có biến báo thay đổi. Tên gọi của các kiểu áo được Xuân rút gọn, chỉnh lý để dễ thuộc dễ nhớ lại rõ ràng hơn rất nhiều so với tên gốc (chương 5, Số đỏ). Những câu triết lý dài dòng quảng cáo về phong trào Âu hóa của chủ (Văn Minh) được nó tóm tắt nội dung nhưng thay đổi cách diễn đạt mà được khách đánh giá “ông là người có học thức lắm”, “ông phong nhã quá đi mất”. [120, tr.58]

72

Hoặc tình tiết mà đám gia nhân nhà Phó Đoan đàm tiếu về cậu Phước con trời con

Phật (Sốđo, chương 13), Xuân nghe được và sử dụng thành công trong việc chẩn đoán bệnh cho cậu để đốc tờ Trực Ngôn phải thán phục và đề nghị giữ lại làm giáo sư tâm lý.

Các tình tiết được “lặp lại” là có dụng ý nghệ thuật. Tình tiết được Vũ Trọng Phụng sử dụng đều nằm trong một hệ thống, có mối liên quan mật thiết: tình tiết có sau giải thích, làm rõ tình tiết, sự kiện có trước, hoặc có vai trò bổ sung, làm hoàn chỉnh một sự kiện, tính cách hay hình tượng nhân vật. Để tránh rườm rà, ôm đồm khi đưa ra các sự kiện, Vũ Trọng Phụng rất có ý thức trong việc xử lý tình tiết làm cho mạch truyện được liên tục, liền mạch. Có lúc người đọc dừng lại đặt câu hỏi về một sự kiện, tình tiết nào đấy, nhưng rồi những chương tiếp theo tác giả sẽ giúp giải toa những thắc mắc đó. Ví như trong Vỡ đê, cuộc đối thoại giữa quan huyện và viên lục sự (trang 215) chỉ cho chúng ta lờ mờ hiểu nội dung để sau đó ngòi bút của tác giả cho quan huyện giải thích:

Ông đưa mãi một lượt so sánh hai cái khẩu cung, một cái lão lại thảo có Phú, một cái mà lão chữa lại khi Phú đã trốn thoát. Ông mỉm cười, vỗ đùi khen: “Khá lắm ! Thật lý sự đủ giọng. Sau cùng thì ông ký tên vào chỗ tha bổng cho bị cáo nhân. Chỗ ông ký tên, cố nhiên người ta đã đóng dấu ấn của huyện đường mà đề ngày trước cái ngày mà Phú vượt ngục. [119, tr.217]

Ngay chuyện của Phú, trước báo chí đăng kể tội xúi dục dân phu biểu tình (phần 2 chương 4) đúng ra phải ghép tội nặng, nhưng sao lại làm hồ sơ tha bổng (phần 2 chương 9). Cũng vậy, cái hồ nghi, thắc mắc đó phải đến 8 chương sau (phần 3 chương 1) mới được giải toa bằng bản tin đăng báo:

Tại sao Hoàng Văn Phú được tha như thế !? Nguyên do sau khi mở cuộc điều tra thì ông huyện T. đã thấy rõ rằng khác với lời trình báo của lính tráng và lý lịch, Hoàng Văn Phú không hề xúi dân phu biểu tình... [119, tr.232]

Nếu tình tiết không nằm trong một hệ thống chặt chẽ thì toàn bộ truyện sẽ bị phá vỡ, mỗi sự kiện tình tiết trở nên cô lập, rời rạc. ở Vũ Trọng Phụng, nhiều tình tiết liên kết thành một tuyến, các tuyến đó được trình bày đồng thời xen kẽ hình thành một tổng thể toàn vẹn, tuy vẫn giữ được tính độc lập tương đối. Ngay từ tiểu thuyết đầu tay của mình (Dứt tình), Vũ Trọng Phụng đã tìm cách thoát ra khỏi tính một dòng để những tác phẩm sau này (Giông tố, Vỡ đê, Trúng số độc đắc,...) tính đa âm tiểu thuyết được mở rộng đến tầng số tối đa.

73

Do cách bố trí, sắp xếp có chọn lọc của tác giả nên khi đọc tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ta luôn luôn bắt gặp cái mới: mới từ tình tiết đến sự kiện, câu chuyện. Cái mới hình như theo yêu cầu lạ hóa cứ tăng tiến theo đà phát triển của truyện. Nhân vật không đứng yên, luôn thay đổi từ địa vị, tính cách đến cái nhìn, cách suy nghĩ... Trong Giông tố lai lịch, tiểu sử, quan hệ của Hách được cung cấp dần dần, bắt người đọc như đứng trước một cái gì chưa thỏa, khêu gợi óc tò mò, tìm kiếm, khiến truyện như mở dần ra phía trước.

Lý lịch Hách mở đầu là thông dâm, lừa đảo (chương 23) đến xuất thân (chương 27) rồi thành đạt. Cứ lắp ghép từng đoạn, từng phần mới xong cái lai lịch của nó. Cũng vậy, trong chương 15 (trang 326) người kể chuyện giới thiệu Tú Anh về Quỳnh Thôn gặp ông đồ Uẩn, đến 10 trang sau (trang 336) mới cho ông Đồ tiếp Tú Anh và phải đến chương 18 (trang 357) mới kể đến nội dung buổi tiếp. Những tình tiết như bị phân ra rồi lắp ghép lại để tạo nên tính thống nhất của cốt truyện. Cốt truyện kết cấu theo kiểu truyện trong truyện. Tiểu

thuyết Vũ Trọng Phụng dung chứa hàng bao câu chuyện trong đó: chuyện ngoại tình, tang

khó, ăn mặc, tiếp khách, biểu tình, đàn áp, xử kiện, lo lót, chạy cửa sau, làm quan, làm báo, đê vỡ, lụt lội, gia đình loạn luân, hiếp dâm, tự tử, hút xách, ăn chơi trác táng, tu hành v.v... và v.v... Hệ thống tình tiết đa dạng, phức tạp làm cho cốt truyện thêm sinh động. Sự kiện, tình tiết luôn vận động, có nhiều khả năng mở rộng, không hoàn tất, khép kín, nên cốt truyện phát triển đủ chiều kích, mở ra nhiều hướng đi mới.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 70 - 73)