5. Bố cục của luận án
2.3.4. Tiểu thuyết trào phúng châm biếm, đả kích
Khi nghiên cứu về Tú Xương, Thạch Trung Giả nhận xét:
Những biến thiên khốc liệt thời Lê mạt đã tạo ra một Ôn Như Hầu, thì những biến thiên cuối thế kỷ 19 đã tạo ra một Tú Xương. Trước thực trạng xã hội, Ôn Như Hầu đã cất lên tiếng khóc, thì trước thực trạng xã hội, Tú Xương đã cất lên tiếng cười [...] Hai thời đại, hai biến thiên, hai tâm trạng. Nhưng tại sao biến thiên sau lại đưa đến tiếng cười ? Có phải chăng vì Lê mạt là biến loạn trong lòng dân tộc, Nguyễn suy là dưới ách xâm lăng ?
Bởi cuộc xâm lăng của người Pháp chỉ là nguyên nhân gần, còn nguyên nhân sâu xa là sự sụp đổ của một nền văn hóa, của một hệ thống vũ trụ nhân sinh xây đắp tự mấy đời. [35, tr.443]. Cùng sống trong một hoàn cảnh lịch sử với Tú Xương, Vũ Trọng Phụng không cất lên
tiếng khóc như Ôn Như Hầu mà cất lên tiếng cười như Tú Xương trước “sự sụp đổ của một
nền văn hóa, của một hệ thống vũ trụ nhân sinh”, trước sự đảo ngược của luân thường đạo lý, sự du nhập văn minh phương Tây đẻ ra một xã hội đầy quái tượng. Truyện trào phúng, khôi hài vào những năm 30, 40 không còn là những “món hàng hiếm”. Khái Hưng với Đợi chờ (1939), Đội mũ lệch (1941); Nhất Linh với Đi Tây (1935), Thế rồi một buổi chiều (1938), Tam Lang với Người ngựa (1940); Bùi Hiển với Nằm vạ (1941); Đồ Phồn với Một chuỗi cười (1941); Tô Hoài với o chuột (1941) và rất nhiều truyện của Nguyễn Công Hoan. Nhưng tiếng cười của Vũ Trọng Phụng có cái “vị riêng” khác thường, không trộn lẫn được.
Tiếng cười Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết, là tiếng cười lột trần, tố cáo, đả kích, có tính mục đích rõ ràng. Nó không hề là tiếng cười mua vui, hài tiếu. Nghệ thuật trào phúng của ông tập trung cao nhất ở Số đỏ. Cái thần thái để viết nên Số đỏ, cái cuống nhau xã hội của Số đỏ chính là phản động lực trước hiện thực xã hội đương thời của tác giả. Bằng tiếng cười chua cay, sâu độc thể hiện ở ngôn ngữ, đối thoại, hình tượng nghệ thuật, kết cấu..., Số đỏ là sự khẳng định dứt khoát không chấp nhận các phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung” xuất hiện, phát triển rầm rộ vào những năm 1930.
48
Khó mà nói hết được những lĩnh vực, những phương diện, những con người mà tiếng
cười Vũ Trọng Phụng muốn tung ra trong Sỡ đỏ. Hoàng Thiếu Sơn cho Số đỏ là quyển “truyện bợm kỳ tài” sánh ngang với Don Quihote của Cervantes, Văn Tâm gọi cuốn “tiểu thuyết cười dài”. Không thiếu những chi tiết, sự việc dường như hoang đường, không tưởng, phi lý trong Số đỏ, nhưng người đọc hoàn toàn có thể nhận mặt, có thể thấy trưng ra hàng ngày trong cuộc sống. Sức tưởng tượng, sự “đặt điều” của Vũ Trọng Phụng thật tài tình, phong phú. Khó có thể tưởng tượng được một bài thơ quảng cáo thuốc cao đơn hoàn tán tuôn ra ở miệng thằng vô học mà lại làm cho nhà thơ lãng mạn phải bái phục (chương 10), nước ruộng với mấy lá rau thài lài đánh gục hai danh y lang Tỳ, lang Phế, làm cho cụ cố tổ khỏi bệnh và Xuân Tóc Đỏ được phong danh hiệu đốc tờ (chương 7), một vị vua ngồi trên khán đài thấy tài tử quần vợt của mình bị thua thì lật bản đồ toan tính động binh (chương 20) v.v... Cảnh đám tang cụ cố tổ (chương 15) cũng là một màn khôi hài độc đáo. Khôi hài cái bên ngoài và châm biếm đả kích bên trong. Đó là cuộc đưa ma con người và cả nhân tính xuống mộ.
Nguyễn Đãng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Bình Trị đều thống nhất cho rằng những bức tranh biếm họa, những chuyện bịa đặt phóng đại, cường điệu trong Số đỏ đều “bắt nguồn từ những nguyên hình trong xã hội kim tiền, giả dối, lừa bịp dâm loạn” (Phan Cự Đệ), “có hạt nhân khách quan” (Nguyễn Đăng Mạnh), “có nguồn gốc từ hiện thực” (Hà Bình Trị).
Tiếng cười châm biếm đả kích không dừng lại ở Số đỏ mà bao trùm lên toàn bộ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì Vũ Trọng Phụng chọn tiếng cười làm vũ khí tấn công vào hang ổ của các thế lực phản động, của xã hội thối tha mục nát đương thời. Trào phúng, châm biếm được chọn như một thủ pháp nghệ thuật “đương đại” để đả phá và xây dựng của riêng Vũ Trọng Phụng. Gurannish đã dành hơn một trăm trang sách để viết Cái cười - vũ khí của kẻ mạnh là thế.
Trong Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã khéo xây dựng một pha “hiểu lầm” tai hại (chương 6) để lật tẩy cái bản chất xấu xa đê tiện của con người trước đồng tiền. Còn Hách trong buổi chiêu đãi nhân đón Long bội tinh đã hùng hồn diễn thuyết trước quan Tây quan ta, nhưng sực nhớ lại cảnh nhà (vợ ngủ với Cung Văn, Tú Anh con riêng của vợ...) nước mắt lão “ứa ra lã chã” và đã kịp “cứu chữa”: “Tôi thương xót đồng bào tôi quá”. Có thể nói Vũ Trọng Phụng vận dụng tối đa thủ pháp trào phúng, nghệ thuật gây cười ở mọi yếu tố, cấp độ của tác phẩm từ ngôn ngữ, tình tiết, cách tả cảnh tả người, đến lời của nhân vật hay người kể chuyện v.v... Đọc đến những pha hài biếm không ai có thể nhịn được cười, nhưng cười ra nước mắt;
49
thâm thúy, chua cay và đâu đấy như một sự báo trước: cái xã hội đã như thế, đến như thế dứt khoát sẽ không tồn tại.
Mô hình của kiểu loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng gồm 4 thành tố trên được thể hiện trong các kiểu tiểu loại tiểu thuyết đặc thù ở phương tây như tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tâm lý - xã hội, tiểu thuyết gia đình, tiểu thuyết tiểu sử, tiểu thuyết giáo dục, khai tâm (roman d' éducation, roman d' apprentissage), tiểu thuyết bợm nghịch (roman picaresque), tiểu thuyết thường kỳ đăng báo (roman feuilleton).
Có thể xem tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường tổng hợp các kiểu tên gọi trên đặc biệt các tiểu thuyết được viết năm 1936. Vỡ đê vừa là tiểu thuyết sinh hoạt phong tục (mô tả phong tục nếp sống của người nông dân, của giới trung lưu trí thức ở đô thị, giới báo chí, chính trị), vừa là tiểu thuyết giáo dục học nghề, khai tâm (qua nhân vật trung tâm Phú khi đi vào đời rút ra những kinh nghiệm về cuộc sống và tan vỡ những ảo tưởng về chính trị đối với chính phủ Mặt trận bình dân và cả tình yêu đối với Kim Dung), tiểu thuyết xã hội (dựng nên những bức tranh rộng lớn về xã hội), tiểu thuyết gia đình (gia đình Phú, quan huyện, Quang).
Tiểu thuyết Số đỏ là tiểu thuyết hoạt kê, trào phúng nhưng được tổ chức theo kiểu tiểu thuyết “bợm nghịch”. Nó vừa là tiểu thuyết sinh hoạt, phong tục, học đòi theo kiểu Âu hóa, vừa là tiểu thuyết gia đình (gia đình Phó Đoan, cụ Cố Hổng), tiểu thuyết xã hội (dựng nên bức tranh rộng lớn về đô thị Hà Nội).
Nhìn chung, các tiểu thuyết Vỡ đê, Giông tố, Số đỏ là tiểu thuyết tổng hợp nhiều tiểu loại. Nhưng tùy theo nét chủ đạo của từng tiểu thuyết có thể xếp Vỡ đê là tiểu thuyết tâm lý - xã hội, phong tục - chính trị, học nghề; Giông tố là tiểu thuyết phong tục - gia đình, tiểu thuyết xã hội; Số đỏ là tiểu thuyết hoạt kê - bợm nghịch; Dứt tình, Lấy nhau vì tình là tiểu thuyết tâm lý xã hội; Làm đĩ là tiểu thuyết luận đề...
Hầu hết các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đều được đăng báo thành nhiều kỳ, mỗi kỳ tương ứng với một chương, nên có thể xem là tiểu thuyết phoidơtông. Loại tiểu thuyết này ở mỗi chương đều có xung đột, kịch tính tạo hấp dẫn, gợi óc tò mò cho người đọc muốn theo dõi ở chương tiếp và các chương thường cấu tạo theo kiểu móc xích, nhân - quả và tăng tiến theo thời gian.
Hoàn cảnh xã hội đương thời có tác động trực tiếp đến tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng. Tuy bi quan, căm hờn, phẫn uất trước hiện thực cuộc sống nhưng những trang viết của
50
ông thấm đẫm một tấm lòng thương người, một thiện chí, một hoài bảo cải tạo xã hội “vô nghĩa lý” thành “có nghĩa lý”. Quan niệm nghệ thuật theo Vũ Trọng Phụng tiểu thuyết là “phương tiện đấu tranh”, là “sự thực ởđời”. Xuất phát từ quan niệm tư tưởng nghệ thuật đó nên mô hình tiểu thuyết tạo dựng bói các thành tố nêu trên cũng là nhằm thể hiện rõ nét quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
51
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN, TÌNH
TIẾT TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG