5. Bố cục của luận án
3.2.3. Mạch truyện và các đường dây nối kết
Kết cấu truyện theo lối chương hồi truyền thống nặng cung cấp sự kiện, thông tin, thông báo, dần dần mất khả năng thu hút, phần nào gây phản cảm cho người đọc, đã được thay thế bằng sự dẫn dắt tinh tế, tài tình bởi mạch truyện. Mạch truyện tạo ra sự liên tục trong kết cấu, cầu nối giữa các tình tiết, sự kiện. Ở Vũ Trọng Phụng, mạch truyện được thể hiện thông qua nhiều biện pháp nghệ thuật như lời nhân vật, lời người kể chuyện, độc thoại nội tâm, hồi tưởng...
Bao giờ cách vào truyện của Vũ Trọng Phụng cũng nhẹ nhàng, không gây yếu tố bất
ngờ, thể hiện bút pháp già dặn, khả năng phóng bút khá thoải mái, linh hoạt, sắc sảo. Với sự dẫn dắt khéo léo, tác giả đưa người đọc từ sự kiện này đến sự kiện khác một cách liên tục, khó phát hiện được điểm nối giữa các mạch sự kiện. Đề cập đến việc bán gả con gái ở Dứt tình: “Nhân tiện con đả động đến nên mẹ bảo con biết trước: ba con ngỏ ý với mẹ định gả con cho anh Quân đã lâu rồi”.[117, tr.23]
74
Cảnh khách khứa, đặc biệt sự ra mắt của chàng rể tương lai tại nhà bố mẹ Tiết Hằng mở đầu bằng: “Thế là những ai đã được mục kích cái tai hoa của Hằng tại Đồ Sơn hôm ấy cũng có về chứng kiến cho nàng khi nàng cần phải báo hai tin mừng: đã bình phục, sắp bước đi một bước nữa. Cho nên nhà có khách từ mấy hôm nay” [117, tr.57]. Và, bữa tiệc được tuyên bố một cách tự nhiên, hòa đồng, dân chủ, không một chút cầu kỳ lên giọng: “Nhân tiện em Hằng nó vừa bình phục tôi muốn bàn tới việc tái giá của nó, mà ngày mai lại là ngày sinh nhật của tôi. Vậy thì bắt đầu từ hôm nay, gọi là xin có chén rượu” [117, tr.62].
Trong Giông tố, ở vào những trường hợp đặc biệt khó như khi Hách đi luồn lọt, cầu cứu công sứ, tổng đốc, hạng quan lại “siêu cấp”, do tài nghệ khéo léo, Vũ Trọng Phụng sắp xếp việc cứ nhẹ nhàng như không.
Khi đến gặp công sứ:
- À, thế ông Nghị có việc gì cần đến tôi giúp đấy chứ ?
- Bẩm cụ lớn, không ạ. Bẩm chúng con thấy cụ lớn cũng dễ dàng, lại hay tiếp người bản xứ, cho nên con chỉ sang thăm và hầu chuyện và xem cụ lớn có điều chi dạy bảo không, thế thôi ạ.” [118, tr.206]
Khi ở nhà tổng đốc:
“- Không dám, lạy quan lớn, quan lớn có việc gì cần mà đến chơi khuya thế? - Bẩm cụ lớn, chúng tôi sang xem cụ lớn có thiếu chân tổ tôm nào...” [118, tr.210] Đằng sau cái dẫn chuyện vô sự như “hầu chuyện”, “thiếu chân tổ tôm nào” là việc tày đình, đại sự. Hách muốn mượn tay công sứ, tổng đốc để triệt hạ huyện Liên và xếp lại vụ kiện to tát hiếp dâm của y.
Ngay cả trong tình huống mâu thuẫn, xung đột đầy kịch tính, Vũ Trọng Phụng cũng đưa vào một pha dẫn chuyện điệu nghẹ khó lường:
- Bác Hách ! Cứ bình tâm ! Cưỡng sao nổi số giời ! Trong việc này dễ thường có Hoàng Thiên nhúng tay vào, dễ thường có luật quả báo ! Bác nên nhớ lại lúc bác bỏ một chục quả đấm bằng đồng vào hòm tôi, để chiếm đoạt vợ tôi!
- Bác ! Bác thù mãi chuyện xưa đấy à ? Tôi đã thế này, bác còn thù thế đấy à ? Hải Vân khoan thai:
75
- Không ! Không phải thù ! Tiện dịp thì tôi trả lại bác một đứa con !...
Rồi ông già chỉ Long cho nghị Hách. [118, tr.475]. Tác giả càng chủ động bao nhiêu trong việc dẫn dắt mạch kể chuyện thì càng lôi kéo người đọc bấy nhiêu. Ở chương 20, Hải Vân - nghị Hách gặp nhau trong sự ngỡ ngàng khó tưởng “gặp nhau rõ mặt còn ngờ chiêm bao “ (Kiều), Vũ Trọng Phụng lại sử dụng hồi tưởng, dựng lại chuyện đã qua để cho mạch truyện theo đà phát triển:
Nghị Hách ngước mắt lên, đăm đăm nhìn bạn. Ông già thở dài một cái rồi cúi đầu. Hai người yên lặng hồi lâu, trí não cùng quay về với quá khứ... hai mươi sáu năm về trước khi nghị Hách mới 22 tuổi, khi mới xuất thân là anh cai thợ nề... [118, tr.460]
Thường thấy xuất hiện ở Vũ Trọng Phụng mạch truyện đi liền với tuyến sự kiện, có sự dẫn dắt và kết nối theo dạng hô - ứng. Sự kiện đầu luôn kéo theo một sự kiện sau nó. Ta gọi sự kiện mở đầu và sự kiện kết thúc.
Để kiểm chứng lời Tú Anh nói với mình là Mịch bằng lòng lấy Hách, Long quyết về Quỳnh Thôn cho bằng được để gặp Mịch hỏi cho ra lẽ. Như một tai biến, Mịch trong lúc “nhớ lại một cách say sưa như người háu đói” lúc bị hiếp thì Long đột ngột xuất hiện. Tưởng Long
phát hiện ra những suy nghĩ “bẩn thỉu” của mình, Mịch chạy xuống bếp, Long đuổi theo,
Mịch bảo: “Anh muốn hỏi gì, thì thầy còn ở ngoài đình”. Long ra đình và mục kích cuộc đối thoại ở đình: - Ờ ! ờ ! Thế ông đã nhận lời nghị Hách chưa ? - Bẩm tôi đã nhận ngay rồi.
- Vậy thì đừng có ai nói gì vào việc ấy nữa !
Vâng, xin đừng ai nói gì vào việc ấy nữa. Thế là Long cắm cổ ra khỏi làng. [118, tr.363] Có khi mạch truyện theo hướng phức tạp hóa khiến người đọc phải động não , dụng công tìm hiểu.
Câu chuyện “đau đớn về tinh thần” của Hách hay đường dây dâm loáng của vợ hắn được khởi dẫn từ lời đoán của Hải Vân (“Năm nay sợ có đau đớn về tinh thần”, chương 18 trang 416), đến sự mách bảo của Vạn Tóc Mai (“Bây giờ bà vợ cả vẫn đi ngủ lang với một thằng cung văn”, chương 25 trang 440), rồi cú điện thoại bất ngờ cho Tú Anh (“mẫu thân bị bắt cóc”, chương 28 trang 469), và dẫn đến kết thúc: “Trên chiếc giường tây, một người đàn ông
76
trần truồng nằm ôm một người đàn bà tuy mặt Cóoc - xê nhưng hạ thể cũng loa lồ” (chương 28 trang 472). Chứng kiến sự kiện kết thúc có đủ cả từ nghị Hách, Tú Anh, Vạn tóc mai, Long đến Hải Vân.
Chuyện đan lồng vào nhau, các tuyến sự kiện trong thế cài răng lược, có sự tương tác, bổ sung cho nhau tạo điều kiện phát triển và phát huy khả năng hoàn chỉnh kết cấu của truyện.
Tóm lại, xây dựng tình tiết trong tiếu thuyết Vũ Trọng Phụng được qui thành 4 cách: tỉnh lược, phóng đại, khái quát thành tiêu đề, thành nét tính cách. Mỗi cách có ưu thế riêng nhưng sử dụng vào trường hợp nào và ở loại tùy thuộc vào sự xử lý nghệ thuật già dặn của Vũ Trọng Phụng. Đặc biệt, tình tiết được xếp đặt trong một hệ thống có các đường dây nối kết thành mạch truyện, thành một tuyến sự kiện.
Cốt truyện thuộc hai loại hình: cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý. Dù ở bất cứ loại hình cốt truyện nào Vũ Trọng Phụng cũng tạo ra được sự đa dạng, phức tạp, thỏa mãn được yêu cầu của thể loại tiểu thuyết đa thanh.
Tuy với lối viết cách tân hiện đại, cốt truyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng xây dựng theo một số mô típ như: mô típ tình huống, tai biến, xì - căng - đan. Sự lặp lại theo một “kiểu”, “khuôn”, “dạng” như vậy không hề là sự đơn điệu gây nhàm chán mà như là một tất yếu để phản ảnh đủ, đúng như cái vốn có của hiện thực cuộc sống.
77
CHƯƠNG 4 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG