Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 83 - 84)

5. Bố cục của luận án

4.3.Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật

Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đa dạng, phong phú. Tài năng của nhà văn một phần bộc lộ ở thủ pháp nghệ thuật này. Giới nghiên cứu lý luận văn học thống nhất một số thủ pháp xây dựng nhân vật chủ yếu: miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả tính cách và miêu tả hành động. Quan tâm đến vấn đề này, M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu.” [36].

Trước khi đi sâu nghiên cứu từng nội dung cụ thể ta cần tìm hiểu vài đặc trưng mà Vũ Trọng Phụng đã dùng để xây dựng nhân vật.

Nhân vật được miêu tả mở đầu bằng giới thiệu trực tiếp tên (Bà Nghị Paul Sanh..., Mai Thiên Tố..., Huỳnh Liên ...) chức danh (quan là..., người coi ga..., khách là ...) hoặc bằng từ “Đó là ...” Nếu mở đầu bằng tên gọi, chức danh là làm tăng vẻ trịnh trọng mặc dầu sau đó khi đi sâu khắc họa nhân vật có thể bằng sự kính trọng, xem thường, mỉa mai hay hạ bệ.

Mở đầu bằng từ “Đó là...” khi nhân vật đã được biết trước một mặt nào đó như tính cách, qua đối thoại, qua sự xuất hiện. Sự miêu tả ở đây như sự tô đậm, sự đúc kết:

Rồi nàng quay lại, ái ngại nhìn Yvonne, lúc ấy mặt cúi gầm. Bà Năm không đáp, lại điềm nhiên tu nốt cốc bia. Hằng ngồi chờ, tay gõ cái quạt xuống bàn và đủ thì giờ nhìn bà ta một cách tinh quái.

Đó là một người đàn bà ...” [117, tr.7] “Thiếu niên bước xuống xe. Đó là người nhỏ nhắn, trắng trẻo ...” [118, tr.200]

Tiểu thuyết phương Tây đầu thế kỷ 20 với Henry Jêmx, ở ta vào những năm 30 của thế kỷ với Vũ Trọng Phụng đã có sự cách tân, đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tođôrốp nhận xét về tiểu thuyết Henry Jêmx:

Thông thường ở Jêmx, nhân vật trung tâm và vắng mặt không được quan sát trực tiếp mà qua muôn vàng sự phản chiếu bằng cách để cho câu chuyện về nhân vật ấy được kể bởi các nhân vật phụ. Do đó “câu chuyện kể sẽ luôn luôn là truyện về một câu chuyện khác.” [26, tr.42].

Phần lớn sự miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đều được thể hiện dưới mắt nhìn của nhân vật khác. Trong Giông tố tả cô lái đò, Mịch, Tuyết, Loan, Vạn tóc mai qua

84

Long, Mịch qua Hách, Hách qua nhân vật đám đông và nhiều nhân vật khác, phóng viên qua chức việc làng Quỳnh Thôn; Vỡ đê tả tên cai, cán sự công chánh, lục sự, Cạp qua Phú; Số đỏ tả Xuân tóc đỏ qua thầy số; Làm đĩ tả Kim qua Huyền; Trúng số độc đắc tả cô của Tấn qua Phúc; Dứt tình tả Bà Năm, Yvonne qua Hằng V.V..

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 83 - 84)