Tư tưởng nghệ thuật

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 35)

5. Bố cục của luận án

2.1. Tư tưởng nghệ thuật

Các hoạt động tinh thần từ âm nhạc hội họa đến văn chương đều để lại dấu ấn tư tưởng của tác giả mà ta gọi là tư tưởng nghệ thuật. Không ai sáng tác mà không để nói lên một cái gì, không để thể hiện một mục đích nhất định nào đó của mình. Tổng hợp, khái quát, nắm bắt toàn bộ nội dung tác phẩm là cơ sở tiếp cận tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Tư tưởng nghệ thuật là “một hình thái nhận thức đặc thù của người nghệ sĩ: nhận thức bằng toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó” [95, tr.10]. Tư tưởng nghệ thuật được hình thành từ sự cọ xát, “va đập” giữa tâm hồn'người nghệ sĩ với hiện thực

khách quan. Hiện thực khách quan có thể giống nhau nhưng tâm hồn người nghệ sĩ là cái

riêng, cái cá thể (individu), nên tư tưởng nghệ thuật là cái riêng của mỗi người. Trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật điều này càng thế hiện thật rõ nét. Tư tương nghệ thuật của Nam Cao đề cao danh hiệu con người đồng thời không thôi day dứt trước tình trạng con người bị lăng nhục, bị huy hoại về mặt nhân tính. Nếu Nam Cao băn khoăn lo sợ nhân tính bị huy hoại thì Nguyên Hồng tin tưởng sâu sắc vào sự bất diệt của nhân tính. Ngược lại, con người dưới con mắt của Nguyễn Công Hoan là con người phi nhân tính, vô hồn, trống rỗng, bị vật hóa, đồ vật hóa. Còn với Nguyễn Tuân tư tưởng nghệ thuật luôn gắn với chữ “ngông”, cả trong cuộc săn tìm cái đẹp và thái độ khinh thế, ngạo đời.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)