5. Bố cục của luận án
2.2.2. Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết
Hiện thực cuộc sống tồn tại một cách khách quan. Nhưng phản ánh hiện thực, cái nhìn hiện thực như thế nào là do chủ quan người sáng tác. Đã đành, tồn tại xã hội qui định ý thức xã hội nhưng một khi ý thức xã hội bị chi phối bởi những yếu tố thiếu trung thực sẽ làm sai lệch nhận thức về tồn tại xã hội.
Phái lãng mạn cho gái nhảy là phụ nữ tân thời, khiêu vũ là biểu hiện xã hội văn minh tiến bộ, thì Vũ Trọng Phụng lại thấy đó là cái nhân loại ô uế bẩn thỉu, hư hỏng, dâm bôn, đáng sỉ nhục. Tiểu thuyết theo Vũ Trọng Phụng không phải là che đậy, cải trang để cái xấu xa tục tiu trử thành văn minh, tiến bộ; cũng không phải né tránh hiện thực.Vũ Trọng Phụng quan niệm “sự thực” là yêu cầu cơ bản của nghệ thuật viết tiểu thuyết. Khi trả lời phái lãng mạn ông trực
41
diện đưa ra quan điểm của mình mà nhiều người khẳng định đấy chính là tuyên ngôn nghệ
thuật của Vũ Trọng Phụng.
Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi với các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời [...]. Các ông muốn theo thuyết tuy thời, chỉ nói cái gì mà thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật [...] tôi cho nhân loại tiến hóa ở chỗ trọng sự thực, nếu nhà văn dám nói rõ những vết thương ấy cho mọi người nghe. [127].
Vậy tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong sáng tác nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng thể hiện tư tưởng bi quan, hoài nghi cùng với lòng căm hờn, phẫn uất, nỗi xót thương và niềm ước mơ cháy bỏng xóa bỏ bất công xây dựng đời sống tinh thần tốt đẹp. Ông quan niệm tiểu thuyết là sự thực ở đời. Sự thực ấy là tiêu chí mà Vũ tự đặt ra cho mình khi sáng tác.
Tư tưởng nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật đó là cơ sở tạo nên mô hình tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.