Các mô típ cốt truyện

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 56 - 66)

5. Bố cục của luận án

3.1.3. Các mô típ cốt truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì mô típ là thuật ngữ phiên âm từ tiếng Pháp (motif) có nghĩa như “khuôn”, “dạng”, “kiểu”; nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã hình thành ổn định, bền vững được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Nếu hiểu như vậy thì mô típ là yếu tố đã định hình, tồn tại như một phản ảnh khách thể hiện thực qua một chủ thể sáng tạo.

Trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng thường sử dụng các mô típ: tình huống, tai biến, xì - căng - đan. Xét ở góc độ hiệu quả sử dụng nếu mô típ tình huống bộc lộ tính cách thì mô típ tai biến bộc lộ xã hội, mô típ xì - căng - đan vừa bộc lộ tính cách vừa bộc lộ xã hội. Nói vậy không hoàn toàn khẳng định mỗi mô típ chỉ có một cách bộc lộ mà mỗi mô típ còn hàm chứa nhiều khả năng biểu hiện khác chứ không đơn nhất, cá biệt.

57

Riêng tình huống do ngẫu nhiên đưa đến thường đẻ ra hành động nhưng hành động ẩn dấu bên trong tính cách hay nói khác đi cũng bộc lộ tính cách nhưng gián tiếp.

3.1.3.1. Mô típ tình huống

Tinh thần của tiểu thuyết là tinh thần của sự phức tạp. Hướng đi của tiểu thuyết không hề đơn giản, sự trình bày các sự kiện không theo đường thẳng từ chương mở đầu đến chương kết thúc. Nội hàm của tiểu thuyết là sự sắp đặt các sự kiện, tình huống theo dụng ý nghệ thuật và mang tính mục đích rõ rệt.

Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm được cái “thần thái” của cuộc sống để xây dựng nên những tình huống trong tiểu thuyết mà theo Henry Jêmx là: “Các tình huống là sự bộc lộ tính cách nhân vật”. [161, tr.276].

Các tình huống thường xảy ra:

- Tình huống phi lý

Đám cưới Mích long trọng là vây, danh giá là vậy, tổ chức những “năm hôm trước..., hai hôm sau...” nhưng “cả làng bàn tán” vì “hôm đón dâu, chính chàng rể không về, cái bàn thờ tổ tiên chỉ được có Mịch cúi đầu lẽ mấy cái”. Bởi cái “tư cách rể” bất xứng lại bất minh, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra cái phi lý, cái trái với lẽ thường và để cho Hách trốn biệt, như phải che đậy sự hôi thối không khéo lại “bốc mùi” trong ngày cưới. Đó là một trong những chuyện phi lý, Vũ Trọng Phụng còn tạo ra một xã hội phi lý gồm đủ hạng người: làm việc thiện, văn chương mỹ thuật, tu hành, doanh thương, cho vay lãi, chủ hiệu... Cái phi lý, mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân từng con người, nó tạo nên nét tính cách riêng biệt vừa tố cáo, vừa châm biếm, hài hước? Những con người đó, những bộ mặt đó từng chủ tọa ban giải văn chương lại đọc không hết một cuốn tiểu thuyết; truyền bá phật giáo mà đi xây nhà xăm; làm chủ tiệm khiêu vũ mà đánh con hộc máu mồm vì ăn mặc tân thời; vô học nhưng gọi ông Quỳnh, ông Vĩnh là thằng (Giồng tố, chương 21). Cái phi lý mang tính phổ cập cao, nó làm nên một xã hội “nghịch dị”, “khác thường”, “chó đểu” mà ở đó con rối thời đại mặc sức lột trần nhân cách của chính mình để cho đời dòm ngó.

Trong Số đỏ tình huống phi lý có mật độ dày đặc hơn cả với nhiều cách thể hiện con người phi lý (Typn, cố Hồng, Văn Minh, phó Đoan...), sự kiện phi lý ( tranh nhau mọc sừng giữa Phán dây thém và tình nhân của vợ - chương 10, sự đại bại được tung hô vạn tuế - chương 20, phó Đoan bụng ưng hiếp nhưng miệng la làng - chương 17, bàn chuyện cứu chữa cho cụ

58

Cố nhưng không phải để sống mà để mau chết - chương 6, nước ruộng với mớ rau thài lài mà cứu cụ tổ khỏi bệnh - chương 7, thơ quảng cáo thuốc lậu đánh bại được thơ lãng mạn vang tiếng một thời - chương 10, ngôn ngữ của kẻ vô học “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” lại được ghi vào từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức -chương 20), Việc làm phi lý (cảnh sát phạt lẫn nhau để nộp tiền đủ chỉ tiêu Sở cảnh sát Trung ương giao cho Ty cảnh sát chi nhánh - Chương 3), cảnh tượng phi lý (biến đám ma thành đám rước, chuyện buồn lại hóa ra vui – chương 15). Những con người phi lý là cái nhân tạo tình huống phi lý.

Tất cả mọi trường hợp phi lý (con người, sự kiện, việc làm, cảnh tượng) trưng ra là để phơi bày bộ mặt thật của cái xã hội lộn tùng phèo; lộng giả thành chân, ông hóa thành thằng, thằng lại nên ông với đầy đủ những nhân cách bại hoại, trân tráo, thô bỉ, bịp bợm và bất lương tột đỉnh.

- Tình huống xung đột

Vũ Trọng Phụng đã rất khéo dựng nên những cao trào để nổ ra xung đột. Phần lớn xung đột mang kịch tính, gây nên những màn bi hài độc đáo, in đậm dấu ấn của sự dàn dựng công phu, có thiết kế, sắp đặt chu đáo. Ta tìm thấy ở Giông tố, Vỡ đê những xung đột xã hội, trong Trúng số độc đắc, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Dứt tình những xung đột gia đình. Lắm khi xung đột gia đình cũng gay go quyết liệt chẳng kém gì xung đột xã hội, mâu thuẫn mang tính đối kháng, ở Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình xung đột dẫn đến bi kịch: Hằng đoạn tình với Việt Anh (chương 8), Huyền đi vào con đường truy lạc để cuối cùng phải làm đĩ (chương 4), Quỳnh phẩn chí quyên sinh (phần 3, chương 2); nhưng đồng thời cũng tố giác cái mặc cảm nghèo khó của Việt Anh, sự tàn nhẫn phũ phàng của Kim, cái đa nghi và tính cả ghen của Liêm. Trong Trúng số độc đắc xung đột làm trơ ra chân tướng của những con người chỉ biết có tiền: “Thì ra loài người [...] cũng vẫn còn giữ nguyên cái bản tính của kẻ ăn lông ở lỗ đời xưa, nghĩa là vẫn chỉ biết xưa kia tranh nhau miếng mồi, ngày nay tranh nhau tiền thế thôi” [123, tr.20]. Lộ liễu nhất, trơ trẽn nhất, hèn hạ nhất là bố, mẹ và ông anh ruột của Phúc. Vì cái vé số mười vạn bạc mà bố mẹ xỉa xói, bới lông tìm vết, vặt nhau đến đầu đến đũa để tâng công, lấy lòng Phúc (chương 5).

Vì câu nói “năm trăm bạc có gì là to” mà cụ phán bà “thề ngay với thiên địa quỷ thần không tha thứ cho ông cụ vì cái tội dám cho năm trăm bạc còn là nhỏ” [123, tr.20]. Cả hai vì “cái sự nhầm” nên càng tiếc, thì càng tức. Tuế tói đến như chuyện phán cha và phán con cũng vì tranh nhau 500đ của Phúc mà “hai cha con đỏ mặt tía tai lên, hằm hằm nhìn nhau như hai

59

con ác thú trước một miếng mồi” và dùng toàn những lời lẽ mạt hạng “đầu bố mày”, “đồ chó”, “tiên sư thằng bố mày”, “tổ sư cha mày” để đối đáp nhau (chương 7). Phải chăng Vũ Trọng Phụng muốn đem đồng tiền làm phép thử nhân cách để phanh phui tuốt tuồn tuột trong mối quan hệ huyết thống gia tộc cái gọi là luân thường đạo lý, phép tắc, gia phong nguy trá.

Có lẽ không đâu trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng xung đột lại xảy ra nhiều đến thế như trong Giông tố. Chỉ hai hôm sau khi Mịch bị hiếp mà bộ mặt làng Quỳnh Thôn như biến dạng hẳn. Xung đột xảy ra liên tục giữa những người làng, giữa hương chức trong làng (chánh hội, phó hội, lý trưởng, phó lý, trương tuần); trong gia đình đồ uẩn (vợ, chồng, Mịch):

... người nọ vặt người kia, rồi sự đời cứ thêm điều đẻ chuyện mãi ra, làm cho cả một làng, không còn ai giữ hòa khí với ai nữa.

Người ta đã bỏ những việc tơ tằm, đồng áng, để mà kháo chuyện nhau, chèn chế nhau, khích bác nhau, chửi bới nhau. Nửa tháng sau khi có tấn kịch cưỡng dâm kia, người ta đã đếm được trong làng có ba mươi nhăm vụ xung đột. Sự im lặng, sự hòa bình, sự trật tự trong làng bị phá hoại, bị đảo lộn ngược cả [...]. Người ta đếm ra thì trung bình mỗi ngày có hai đám cãi

nhau hoặc chửi bới nhau vậy. [118, tr.252, 253] Ba cuộc xung đột: một cuộc nhà

Đồ uẩn (chương 2), hai cuộc ở làng (chương 8, chương 18) là những cuộc xung đột tiêu biểu. Tinh tiết, giọng điệu, tính cách nhân vật rất có sức lồi cuốn. Bằng nét bút tinh tế, Vũ Trọng Phụng đã cho chúng ta xúc tiếp một cách rất chân thật và gần gũi bức tranh của người nông dân Việt Nam, tính hương đãng trong sinh hoạt làng xã thời xưa. Tóm lại, tiểu thuyết Vũ

Trọng Phụng phản ánh được những xung đột cơ bản dầu ở phạm vi hẹp trong gia đình hay

rộng lớn ngoài xã hội, những xung đột mang đậm dấu ấn đặc trưng của một thời đại, một xã hội mà trong đó tính cách con người được phô phang một cách lộ liễu.

- Tình huống ngẫu nhiên

Tình huống ngẫu nhiên được sử dụng như một chi tiết tạo hình thức nghệ thuật, một hạt nhân thi pháp, một nguyên tắc xây dựng cốt truyện. Không thiếu những nhà văn có tài chiếm lĩnh yếu tố ngẫu nhiên như thủ pháp nghệ thuật cơ bản để tạo nên những tác phẩm nổi tiếng như Tào Ngu với Lôi vũ, Puskin với Con đầm bích, Người con gái viên đại úy ; E.Kapka với Vụ án Hóa thân...

Cuộc sống càng sôi động, phức tạp, đặc biệt với sự xuống cấp của đạo đức, lối sống, nhân cách, cái ngẫu nhiên càng dễ xuất hiện. Nguyễn Đăng Mạnh rất có lý khi nói: “Trong

60

một xã hội ổn định, cái ngẫu nhiên vẫn xảy ra. Nhưng trong một xã hội biến động thì cái ngẫu nhiên càng phát triển, càng trở nên phổ biến đối với số phận mỗi cá nhân”[91, tr.50].

Số đỏ l à một chuỗi sự k iện ngẫu nhiên tiếp nối gây bất ngờ lý thú, gâỵ ngạc nhiên lạ lẫm, nuôi dưỡng hứng thứ thẩm mỹ cho người đọc.

Cơ hồ ngẫu nhiên là cái bẫy giăng sẵn, nhân vật không có quyền chủ động quyết định số

phận của chính mình. Ngẫu nhiên đeo bám cuộc đời thằng Xuân tạo nên những cú huých mà

ta thường gọi là “hão biến” để nó leo lên được nấc thang chót vót của xã hội. Vốn tính ưa dòm trộm (khoét phên nứa dòm bác gái tắm, nhìn trộm đầm thay váy) nên thằng Xuân bị đuổi việc trước sự thông cảm, thương hại của phó Đoan: “Trẻ trung ai chả có khi dại dột”. Cái gặp gỡ (hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng) ngẫu nhiên đầu tiên này là sự khai lối cho Xuân gia nhập vào thế giới thượng lưu, là bước đầu của cơ hội thăng tiến. Tiểu sử của Xuân song hành với lai lịch của phó Đoan được trình bày ngay ở những trang đầu của Số đỏ là sự gặp nhau của hai tính cách dâm đãng. Tuy sắp đặt đấy nhưng vẫn mang yếu tố ngẫu nhiên ở chỗ giai cấp chênh lệch (hạng ma cà bông với thượng lưu nhân vật) nhưng lại chung trong một môi trường sinh hoạt (sân quần). Ngay cái nghề làm thầy thuốc, “nói thuê” cho Phán mọc sừng cũng có vai trò ngẫu nhiên. Không ai có thể tưởng tượng được mấy lá rau sam, thài lài và nước ruộng lại cứu sống được cụ tổ. Trong đấy ắt hẳn có cái ngẫu nhiên vô ảnh vô hình. Cụ tổ sống khống phải do bài thuổc bí truyền được Xuân mang về từ đền Bia nhưng do ngẫu nhiên cụ tổ khỏi bệnh và ngẫu nhiên Xuân được tặng danh hiệu “đốc tờ”. Đến như cái chết của cụ tổ cũng là một sự ngẫu nhiên, tình cờ, không cố ý. Hiệu quả câu nói “ông là người chồng mọc sừng” như mũi tên lạc vô tình, ngẫu nhiên làm chết cụ tổ, chứ thật ra Xuân không hề có ý đồ dùng câu nói đó để giết cụ.

Ở Tổng cục thể thao hội quán, vì dốt không biết tiếng Tây, Xuân đánh liều thốt lên “xin ngài nói tiếng ta cũng đủ”, thế là đủ cho nhà tri thức bẻ mặt, xấu hổ vì tội khinh tiếng mẹ đẻ và tư cách thằng Xuân ngẫu nhiên được nâng lên đáng kể. Nếu không có được tình huống ngẫu nhiên (nghe được bí mật của hai người ở Sở liêm phóng, âm mưu hại Xuân của hôn phuTuyết; Trực Ngôn giới thiệu hai quán quân quần vợt Hải, Thụ) thì không dễ gì có điều kiện cho Xuân được tung hô vạn tuế, vĩ nhân, anh hùng cứu quốc, được Đệ ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh. Do đâu Xuân Tóc Đỏ bước vào chốn thánh địa của thế giới thượng lưu một cách không tương xứng tí nào mà lại đám cao ngạo, khinh bỉ, xỉ vả, chửi bới không chừa một ai: “Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp” ? Phải chăng do vô số cái ngẫu nhiên may mắn dẫn dắt. Cuộc đời toàn gặp

61

hết “hão biến” này đến “hão biến” khác của Xuân bộc lộ hai mặt: mặt tính cách cá nhân và mặt xã hội - xã hội bịp bợm, chó đểu, chụp giựt, chỏm chia, ác ôn, vô đạo. Nó hòa đồng, xâm nhập được ngay,vì tính cách cá nhân của nó và tính cách xã hội là một, và xã hội nhận ngay ra nó là thủ lĩnh, là “bố già”: “nghề này thì lấy ông này tiên sư” (Kiều).

Trong Vỡ đê, cái ngẫu nhiên đã đưa Dung đến cứu Phú (do ngẫu nhiên nghe được cách bố trí, sắp xếp lính canh ; ngẫu nhiên bắt gặp chìa khóa ở thành ghế - chương 7). Ngay cả chuyện Dung gặp Phú lần đầu cũng là sự tình cờ, ngẫu nhiên trong một chuyến theo cha đi kiểm tra việc hộ đê.

Ngẫu nhiên được Vũ Trọng Phụng sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, như cái then khóa xây dựng cốt truyện, kết nối tình tiết, sự kiện.

- Tình huống phản cách, quay ngược 180°

Bản thân con người nếu thiếu bản lĩnh thì khó đứng vững trước hoàn cảnh, nhất là vào những thời điểm giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội bị đảo lộn. Những thay đổi về tâm lý, quan niệm, thái độ đột ngột, bất ngờ khó ai có thể tưởng tượng được. Điều đó không phải do tiếp cận chân lý, nhận thức mới mà do động cơ bên trong, do mục đích thô bỉ, đốn mạt, đánh mất

nhân cách (phản cách). Tình huống phản cách, quay ngược 180° mà Vũ Trọng Phụng đặt ra

như một sự tố cáo, lật tẩy, soi kính hiển vi vào một góc nhìn của cuộc sống.

Đó là cái cảnh Mịch bị gia đình, người làng mỉa mai, xỉa xói, đơm đặt hết chuyện nọ đến chuyện kia, tưởng chừng “không còn sống ở đâu được nữa cả”. Thế mà khi đám cưới Mịch tất cả lại đổi khác, từ đối kháng quay ra thân thiện: “Những người đã chửi xỏ bà đồ Uẩn một cách hèn mạt nhất, thì lại là những người giúp việc một cách hăng hái nhất”, “họ đứng bên ngoài cái rào găng, mà chuyền tay nhau phỗng hàng rá thịt một” [118, tr.367]. Ngay cả Long, ông đồ Uẩn, Mịch tất cả đều trở ngược, quay lưng với chính mình trước đó. Khi gặp đồ Uẩn ngồi vắt vẻo trên xe nhà, Long ngạc nhiên: “Chao ôi ! Ông đồ Uẩn ! Một người xưa kia như thế mà bấy giờ như thế !”. Còn Mịch, sự thay đổi đến mức làm cho Long phải ngơ ngác, bàng hoàng, nghi ngại: “cuộc đời có còn là cuộc đời không hay là sự ngủ mê”. Và, ngay chính cả Long “cũng thay đổi một cách đáng sợ”. Ở Số đỏ, sự thay đổi tập trung cao nhất chương cuối cùng (chương 20). Nó bộc lộ hết kích cỡ những suy nghĩ, hành động, thái độ, cử chỉ quay ngược, phản cách không trừ một ai.

62

Cái đám đông vừa “Abas Xuân ! Des explications !” thì sau một hồi diễn thuyết của Xuân đã thay đổi tình thế: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế ! Sự đại bại vạn tuế !”. Còn Typn vốn là đối thủ trước đây nay đã “ngồi ngay xuống để thay giày cho Xuân tóc đỏ một cách nịnh thần và nô lệ”, cụ phán bà “hối hận vì cái tội tày đình đã trót mắng mỏ con trai, chê trách con gái, và khinh bỉ ông Xuân”, đến cậu Phước cũng thôi “Không em chã nữa”.

Trong Trúng số độc đắc, tình huống quay ngược khá phổ biến và trở nên một nguyên tắc sống. Hầu như không có nhân vật nào mà không thay đổi cách nhìn, lối sống, thái độ, ứng xử. Trong gia đình nhà Phúc thì có cha, mẹ, anh, em, vợ; ngoài xã hội thì có Trần Hải Học chủ nhiệm nhật báo Đông Phương, giám đốc, thư kí hãng xe hơi, Tấn, Bích số 1... tất cả đều quay cuồng, thay đổi một cách chóng mặt trước cái vé số mười vạn bạc của Phúc. Trước, Phúc là “đại bất hiếu chi tử” của bố, đối tượng mỉa mai, chì chiết của mẹ, “lườm nguýt xỏ xiên” của

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)