Tiểu thuyết phanh phui cái xấu, cái ác

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận án

2.3.2.Tiểu thuyết phanh phui cái xấu, cái ác

Thái độ trước cuộc đời, trách nhiệm với xã hội đã được Vũ Trọng Phụng khẳng định dứt khoát:

Anh đừng nên khuyên người đời cứ hèn nhát, vì không có anh thì người đời xưa nay cũng đã hèn nhát lắm rồi ! Việc tôi làm tôi hiểu, người khác cứ yên tâm. Khi một nước có giặc,

44

phải ra lính thì đã đầu quân, ta chỉ có hai đường: một là giết được giặc, hai là bị giặc giết. Khuyên người lính chớ giết giặc hay đề phòng thế nào cho khỏi chết trận hay sao ? Thế thì thà bắt người lính ấy cứ ngồi ởnhà ! [121, tr.290].

Đó là quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng: nhà văn - chiến sĩ. Tư tưởng của ông, dù dưới góc nhìn nào: xã hội, chính trị, hài hước, tâm lý... đều hướng vào kẻ thù của nhân dân, của dân tộc. Kẻ thù đó chính là bọn thực dân, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản. Chúng cấu kết trong guồng máy chính trị xã hội đương thời để ra sức bóc lột, đàn áp, thực hiện chính sách ngu dân, bần cùng, truy lạc hóa nhân dân. Ông đã mạnh tay lôi ra ánh sáng bộ mặt xấu xa, dâm đãng, bỉ ổi, độc ác, xảo quyệt dẫu chúng có được che dấu một cách khôn khéo, quỉ thuật, đánh bóng mạ vàng bởi những phong trào, những hoạt động dưới danh nghĩa văn minh, âu hóa, tiến bộ v.v... Vỡ đê tập hợp đầy đủ bộ tổng tham mưu của bộ máy đàn áp, bóc lột dân quê từ công sứ, tri huyện đến thầu khoán, luật sư, mật thám, nhà báo, cai đội, lính lệ, tổng lý, cường hào... Chỉ một vụ vỡ đê chúng xuất đầu lộ diện đủ cả như ruồi xanh đánh hơi xác chết. Bất chấp những khổ cực vốn dĩ của người nông dân, lợi dụng “tai trời ách nước” một bọn người xấu xa, đốn mạt ra sức vơ vét bóc lột lương dân đến tận cùng, sẵn tay đàn áp, tìm mọi cơ hội để thu vén, hưởng lợi.

Lật từng trang Giông tố, bộ mặt trân tráo, tàn bạo gây nên bởi thế lực của đồng tiền, bởi cái công lý thực dân dần hiện ra rõ mồn một. Cái công lý hàm hồ, xảo quyệt của bọn thống trị qua vụ xử kiện (chương 9), cách bóc lột sức lao động công nhân ở sở than Hòn Gai (chương 10), cách sống của Hách ở Tiểu Vạn trường thành (chương 27); cảnh chiêu đãi khách nhân đón Long bội tinh (chương 29), cảnh ăn chơi sa đọa của Long (đoạn kết)... là những lời tố cáo, phỉ nhổ vào chế độ xã hội, vào giai cấp bóc lột thời ấy. Mọi sự che đậy đều bị lộn trái, lật ngược tênh hênh trước mắt người đời. Những cuộc phát chẩn bần của Hách được chính ngay Tú Anh, con lão, vạch mặt nạ, sau khi nghe đọc tin “Một nghĩa cử hiếm có. Nhà trọc phú Tạ Đình Hách phát chẩn cho bần dân” trên báo:

“Ở xã hội này, muốn được vinh quang cũng không khó mấy nhỉ ?” [118,tr.469].Bertolt Brecht - nhà văn hiện thực Đức cho rằng muốn phát hiện những vấn đề mới, những quan hệ mới nảy sinh trong đời sống xã hội và nói lên sự thật, năm điều cần có: dũng cảm, thông minh, sáng suốt, mưu trí, có nghệ thuật. Hơn ai hết, Vũ Trọng Phụng hội đủ năm điều ấy khi cho ra đời Số đỏ. Cái tiên tri, tiên giác, khả năng mẫn cảm của nhà văn đã cho ông chỉ đúng tên các sự vật, hiện tượng với bản chất thật của nó. Các phong trào vui vẻ, trẻtrung, Âu hóa, văn minh,

45

thể thao v.v... của lớp người học đòi hợm hĩnh (cố Hồng...) dâm đãng, lưu manh (Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan), mất gốc (Văn Minh, Joseph Thiết, Trực Ngôn...) đều bị Vũ Trọng Phụng phanh phui tổ giác, trực diện đấu tranh với chúng, tuyên chiến với chúng. Đặc biệt chỉ tên đúng hạng “chó nhảy bàn độc'' gặp thời thế, mưu mẹo mà phất như Xuân Tóc Đỏ.

Cái xấu, cái ác không chỉ thể hiện ở bề nổi, ngoài mặt xã hội, mà nó còn ăn sâu trong từng con người cụ thể, khi có điều kiện sẽ xuất hiện. Phúc trước kia nghiền ngẫm bao triết lý về nhân sinh, xử thế, muốn vì đời, giúp đời, nhưng sau khi trúng số độc đắc thì chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, sống chỉ biết vì mình, cho mình mà quên đi khổ đau của đồng loại, có khi tàn nhẫn, ti tiện trả thù cha, mẹ, anh, vợ vì trước đây đã dối xử không tốt với mình. Làm đĩ gióng

lên hồi chuông báo động, cảnh tỉnh, cũng nhằm mục đích tố cáo, phê phán cách giáo dục

đương thời.

Có thể nói toàn bộ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là một bản cáo trạng đanh thép kêu tội chế độ thực dân phong kiến, bọn cai trị, bọn địa chủ cường hào, tư sản, bọn học đòi. Những tự do, tiến bộ, văn minh, Âu hóa, đạo đức, giải phóng cá nhân v.v... chỉ là cái bánh vẻ. Nói chung, bộ mặt xã hội đương thời tất tần tật đều được Vũ Trọng Phụng dựng lên thành người, từ Hách, từ Xuân, từ Phó Đoan đến công sứ, tổng đốc, quan huyện... Thật là nó, trần truồng là nó, từ lớp vỏ bọc bên ngoài đến những ý nghĩ thầm kín bên trong tưởng chừng không ai biết, đều được Vũ Trọng Phụng vạch trần tố giác. Có trách nhiệm đối với con người, với xã hội, Vũ Trọng Phụng đã dùng văn chương để tố cáo, phanh phui cái xấu, cái tởm lợm, buồn nôn mà theo ông không làm không được. Cái xã hội đã đến mức như thế thì chắc chắn không thể tồn tại được. Toàn bộ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là lời cảnh báo đanh thép.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 43 - 45)