Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của luận án

2.1.1.Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình mà theo lời kể của Ngô Tất Tố là thuộc loại “nghèo gia truyền” ở quê không có đất để cắm dùi, thân sinh mất lúc mới bảy tuổi. Một bà mẹ nghèo đem thân, đem thế, phải lao động để nuôi mẹ, nuôi con trong thời buổi ấy chẳng mấy dễ dàng. Lớn lên trong cảnh nhà như vậy cho đến hai mươi mốt tuổi trong thư gởi cho Nguyễn Văn Đạm để nói rõ nguyên nhân dẫn đến viết phóng sự, Vũ Trọng Phụng vẫn còn nhớ như in cái thời tối đen, u ám ấy: “Con người [...] luôn luôn muốn gạt bỏ ra khỏi trí nhớ của mình những kỷ niệm buồn , như ở tôi, những hình ảnh thời thơ ấu”. Chỉ học đến bằng sơ học Vũ Trọng Phụng phải đi làm nuôi thân, nuôi bà, nuôi mẹ, lại thêm mắc bệnh lao mà vào thời ấy thuộc loại “tứ chứng nan y”. Gia đình đã vậy, hoàn cảnh xã hội xung quanh cũng chẳng sáng sủa gì. Cách mạng đi vào thoái trào, vào những năm 1932 - 1934 bọn thực dân Pháp đàn áp dã

36

man, kinh tế khủng hoảng 1929 - 1933... ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp nhân dân. Thêm vào đó cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc ở những tiệm hút, rạp hát, sòng bạc, nhà xăm... là

những chuyện thường ngày xảy ra trước con mắt Vũ Trọng Phụng.

Những điều kiện và hoàn cảnh ấy là yếu tố cơ bản tạo nên tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng: tư tưởng bi quan, căm hờn, phẫn uất, kèm với nỗi xót thương và niềm ước mơ cháy bỏng. Điều này đã được chính Vũ Trọng Phụng xác nhận:

Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà không đáng căm hờn, mà lại cứ vui vẻ trẻ trung , trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ v.v..., như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục. [127].

Nhưng Vũ Trọng Phụng không bi quan để rồi buông xuôi, trốn chạy, ngồi than mây khóc gió, sống lối sống cá nhân, hưởng lạc. Ông luôn luôn tìm con đường thoát, mở hướng ra nhưng do cái nhìn của một tiểu tư sản trí thức và do hoàn cảnh xã hội bưng bít lúc bấy giờ nên chưa có giải pháp vượt tình thế. Xã hội thời Vũ Trọng Phụng đang sống là xã hội bất công, thối nát, toàn những loại người “chó đểu”, “vô nghĩa lý”, đã ác thì ác đến tận cùng, đã dâm thì dâm vô hạng độ, có công lý là công lý của kẻ mạnh, đồng tiền quyết định mọi quan hệ xã hội “trên tay đã sẵn đồng tiền...”. Với khát vọng của một nhà văn tiến bộ, ý thức được vai trò cá nhân trong cuộc sống, Vũ Trọng Phụng muốn đập phá cái xã hội hiện tại để xây dựng một xã hội công bằng: “Tóm lại để từng bước đưa xã hội ta nhích lại mỗi ngày một gần hơn cái thế quân bình về tài sản mà ai cũng biết là không bao giờ một xã hội nào đạt tới” [129]. Ông muốn xây dựng hạnh phúc cho từng con người, đạo đức cho xã hội trên cơ sở lấy lương tâm, tấm lòng trong sạch làm gốc, kêu gọi hãy thương yêu lẫn nhau, ái nhân như ái kỹ:

Hạnh phúc và đạo đức trong gia đình và trong xã hội xuất phát từ loài người [...]. Hạnh phúc, đạo đức thật sự nâng cao được phẩm giá chúng ta, có những cội rễ trong những tình cảm cao đẹp của con người. Nếu nó không xuất phát từ lòng người thì nó không thể có nguồn gốc nào khác. [129].

Với tấm lòng yêu thương nhân hậu, ông hòa mình vào cuộc sống của hạng cùng đinh, dân nghèo thành thị, thấy hết những khổ đau cơ cực, lầm than, khốn khó của một kiếp người,

muốn ra tay cứu vớt, muốn “cứu chữa” (chữ Vũ Trọng Phụng hay dùng), muốn những vết

thương xã hội mau lành miệng thay da vì chính Vũ Trọng Phụng cũng là nạn nhân của cái xã hội bóc lột, chó đểu đầy căm phẫn đó.

37

Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng là tư tưởng đấu tranh, xoa bỏ cái “vô nghĩa lý” để xây dựng một xã hội, con người “có nghĩa lý” công bằng, nhân ái và có tính người hơn.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 35 - 37)