5. Bố cục của luận án
5.2.2. Ngôn ngữ tả
Trong tác phẩm tự sự ngoài ngôn ngữ kể phải nhắc đến ngôn ngữ tả. Ngôn ngữ tả làm cho bức tranh tự sự có hình tượng, có màu sắc, có chiều sâu và sinh động hơn. Ngôn ngữ tả
góp phần không nhỏ vào thành công trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Ngôn ngữ được sử
dụng rộng rãi trong xây dựng hình tượng nhân vật, trình bày sự kiện, miêu tả cảnh vật thiên nhiên. Trong chương nghệ thuật xây dựng nhân vật chúng tôi đã đề cập một phần vấn đề này, nên ở đây chỉ xem xét ngôn ngữ tả sự kiện và thiên nhiên.
5.2.2.1. Miêu tả sự kiện
Miêu tả sự kiện trong tiểu thuyết như những cú hích tình huống tạo điều kiện, môi trường thể hiện tính cách, nội tâm, hành động của nhân vật. Thông thường sự kiện được xây dựng theo ý kiến chủ quan của người viết từ qui mô, tình tiết, cách sắp đặt đến ý đồ nghệ thuật. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường tập trung miêu tả mặt trái, mặt tăm tối của xã hội đương thời. Cuộc họp mặt doanh thương tại Tiểu Vạn trường thành biến ra cuộc “trưng bày” chân tướng của “bọn sài lang”, “sống lên trên những cuộc tai họa”.
Miêu tả trên cơ sở tóm được cái thần thái của nhân vật rồi bèn những nét ký họa vạch nên hai nét đối nghịch của chân tướng. Một nét là cái bên ngoài, cái mà xã hội lầm tưởng, và nét kia chính là cái mà tác giả muốn người đọc dòm vào, đó mới là cái đích thực, cái “định danh” đối với nhân vật. Vũ Trọng Phụng cho chúng ta thấy rằng nhiều sự việc trưng ra trước mắt người đời là điều không đáng tin.
Chủ tọa những cuộc ban giải văn chương, mà chưa hề đọc hết một cuốn tiểu thuyết [...] cổ động kịch liệt cho hội phật giáo, lại vừa xây một dãy nhà xăm [...] coi đời là sự vô nghĩa lý nhưng đầy tớ đánh vỡ một cái bát cũng bắt đền 5 xu [...] cả mồm chửi những người tàn ác
125
buôn đồng loại , nhưng ngồi một mình thì ca tụng mình đã làm được một việc tàn ác có mỹ thuật [...] làm chủ ba bốn tiệm khiêu vũ, mà đánh con gái đến hộc máu về tội ăn mặc tân thời [...] chiếm kỷ lục về sự vô học nhưng lại gọi ông Quỳnh, ông Vĩnh là thằng. [118, tr.358, 386] Lối miêu tả chọc sườn, “đi vào cổng hậu” tỏ ra là sở trường của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Ông muốn dùng nó để tố cáo, phanh phui, lột mặt nạ những cái điêu toa, giả dối, lừa mị mà không phải bất cứ ai cũng dễ dàng nhận ra. Có cách miêu tả làm “giải thiêng”, biến cái to tát, nghiêm trang thành cái cười cợt, hổ lốn, thiếu nghiêm túc. Trong đám cưới thị Mịch “sáu con lợn bị chết để giữ mấy vạn con ruồi”, trong lễ gắn huy chương trọng thể cho Hách “cách hai trăm thước lại có một cột cờ”, lại có cả “ỉa đái tung toe cả ra quanh đấy”, “mấy chục chiếc xe hơi hòm đủ quan chức hàng tỉnh và thân hào” lẩn cùng với “đám sương mù ruồi nhặng”. Đằng sau những đoạn văn miêu tả như thế, tác giả như muốn đưa ra một cái nhìn đánh đồng, không phân biệt cái xú uế với cái thiêng liêng, ruồi nhặng với quan chức, hay xa hơn là lời nhắn gởi: tất cả chỉ là trò hề, một lũ phường chèo, nhơ nhuốc như nhau, bẩn thỉu cùng nhau.
Cũng có cách miêu tả “phản nghĩa” thể hiện mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, việc làm và động cơ. Việc nhân đạo nhưng hành động vô nhân đạo (Phát chẩn bần nhưng “mở đầu bằng những cái roi vọt của lính, những cái kêu khóc của dân”, “viên quan đồn... ra lệnh cứ đánh”); việc buồn, việc tang hiếu nhưng miêu tả thành “hạnh phúc một tang gia” (cụ tổ chết
thì Phán mọc sừng được thêm 2000đ; cố Hồng thỏa mãn ước mơ mặc đồ xô gai chống gậy,
khóc mếu; Văn Minh được hưởng chúc thư, Tú Tân được sử dụng máy ảnh đã chuẩn bị từ lâu, vợ Văn Minh được mặc đồ xô gai tân thời, TYPN được thấy những sáng tạo của mình ra mắt công chúng, Tuyết được mặc bộ y phục ngây thơ để thiên hạ biết mình còn trinh). Rồi những Minđơ, Mintoa, sư Tăng Phú, Xuân tóc đỏ, bạn thân cụ cố Hồng v.v... tất cả đều hạnh phúc, đều mãn nguyện trước cái chết của một con người mà trước khi chết đã để lại câu dạy đời sâu cay mai mỉa: “Không cần ! Để ta chết! Sống cũng nhục. Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao, mà bọn chúng mày đã trót bôi nhọ !”[120,tr.l69].
Miêu tả có khi là sự diễu nhại một phong trào, một loại dịch thời đại (tự tử, mọc sừng, trinh tiết, hư hỏng, dâm bôn). Vũ Trọng Phụng đã dùng nhiều đòn hiểm ác đánh vào phong trào thể thao (miêu tả sân quần, đánh quần, diễn thuyết, hoặc làm cho người đọc cứ ngờ ngợ chức năng của Min - dơ, Min - toa là cua - rơ xe đạp hay cảnh sát), phong trào Âu hóa (sáng tạo ra nhiều kiểu áo ngay tên gọi đã là sự diễu nhại), phong trào vui vẻ trẻ trung, sống đời sống mới. Trước “quái trạng”, “hiểm trạng” như mọc sừng (Phán dây thép), chung thúy với hai
126
người chồng (Phó Đoan, Bà Năm), giữ trinh tiết với hai người chồng và nhân tình (Hoàng Hôn), muốn là trang bán sử nữ, cần mang tiếng hư hỏng (Tuyết rủ Xuân đi ngủ ở khách sạn Bồng Lai), dâm bôn (Phó Đoan, Hách), tự tử (dịch tự tử xâm nhập khá sâu vào tác phẩm Vũ Trọng Phụng, có tới 66 lần sử dụng từ “tự tử”. Làm đĩ: 22 lần, Lấy nhau vì tình: 22 lần, Giông tố: 10 lần, Số đỏ: 9 lần, Trúng số độc đắc: 3 lần, có bốn cuộc tự tử: Mịch, Lưu, Ngọc, Quỳnh); hậu quả của văn hóa lai căng dở Tây dở ta, tạp pí lù ấy, Vũ Trọng Phụng đã “sáng chế” ra một thứ ngôn ngữ “đặc dụng” tỏ ra khá hiệu nghiệm trong khâu miêu tả. Ngay giọng văn, cách dùng lối nói phản ngữ mỉa mai cũng tỏ ra rất đặc biệt, rất Vũ Trọng Phụng: “Thoạt đầu, người ta hay nhảy xuống Hồ Tây, nhưng vì Hồ Tây sâu lắm, những kẻ tự tử chẳng may phần nhiều không thấy ai thoát chết cả thành thử người ta bảo nhau nhảy xuống cái hồ Trúc Bạch nông hơn” [120, tr.100].
Miêu tả có so sánh, dùng hình tượng, nhưng đôi lúc tỏ ra thái quá, phóng bút bị lỡ đà nên
phần nào làm ảnh hưởng đến cái nhìn khách quan của Vũ Trọng Phụng. Trường hợp này xảy
ra ở Giồng tố và lặp lại trong Vỡ đê.
“Trẻ con, người lớn đứng xem đen ngòm... một người lính quát một tiếng, thế là cả cái đống người tò mò ấy như một đàn ruồi ở sau mông con bò, lúc bị cái đuôi con bò đập một cái vậy” [118, tr.253]. Hoặc: “lại thêm túm năm, tụm ba, những người gồng gánh họp chợ chỉ to bằng cái đầu tăm” [118, tr.215].
“Đến khi sáu cái súng nổ chỉ thiên thị uy một lúc, cái đám dân phu đáng thương bỏ chạy tan tác, xô đẩy lẫn nhau, dày xéo lên nhau như một đàn ruồi ở sau mông con bò khi bị cái đuôi bò đập một cái” [119, tr.166].
Trong miêu tả sự kiện, tác giả cố tình lờ đi, không đi sâu vào chi tiết, những quan hệ liên quan đến “dục tình”, “dâm tính”. Đoạn Mịch bị hiếp không được kể hay tả mà thể hiện qua một đoạn đối thoại ngắn. [118, tr.179). Còn Tuyết bị mất tân với Long chỉ được kể bằng hai câu: “Sự hoài nghi, sự tò mò, lòng căm hờn, làm cho Long hóa ra rất đáng yêu... Khi Long thấy trên nệm có mấy giọt máu đỏ thì chàng mới được sung sướng như những người chồng đã được chứng cớ là vợ còn nguyên vẹn, vào tối tân hôn.” [118, tr.451]. Đêm tân hôn của Hách - Mịch được ghi lại bằng những trò ỡm ờ, trêu chọc; của Tiết Hằng - Huỳnh Đức, của Liêm - Quỳnh chỉ được nhắc đến, chẳng có dòng nào miêu tả quan hệ tình dục, cho dẫu đây là chỗ dễ khai thác nhất.
127
Trương Chính cho đoạn văn miêu tả sau đây là dâm uế, dơ bẩn: “Vẫn ngây thơ, Tuyết cởi áo dài... Rồi áo ngắn ... Đến khi cái quần nhiễu trắng của Tuyết rơi xuống đất thành một vòng tròn...” [118, tr.450]
Nhưng thực ra bên trong là một bộ đồ tắm: “Lúc ra ga, sợ nhỡ tàu em vội quá thành thử phải mặc quần áo ra ngoài áo tắm đấy, anh ạ” [Ì 18, tr.449].
Duy nhất đoạn tả sinh hoạt giữa cha của Huyền và vợ lẻ có thể đem ra phê phán, nhưng ý đồ tác giả muốn sắp đặt như vậy để tạo nguyên cớ cho Huyền và Lun gặp nhau, dẫn đến quan hệ không chính đáng. Đây là cách tạo tình huống có vấn đề mà Nguyễn Tuân gọi là “sự cần thiết của cơ cấu một truyện dựng” và cho rằng “đấy chỉ là những hiện tượng”. Nguyễn Tuân có cách nhìn nhận, đánh giá khác về những vấn đề mà nhiều người cho là “dâm tính” trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng:
“Thực chất của văn phẩm Vũ Trọng Phụng là vượt lên những hiện tượng ấy để nói một cái gì rất lớn và nói lên cái hoài bảo rất lành, rất đẹp của tác giả.”
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Phục hưng với những đại diện như Boccacio, Shakespeare, Cervantes được cắt nghĩa “như một sự phục hồi danh dự cho xác thịt”, “một sự phản ứng đối với chủ nghĩa khổ hạnh trung cổ”. Trong tác phẩm Rabelais đầy dẫy những nhân tố vật chất, những hình tượng thân xác, ăn uống, tình dục được cường điệu, phóng đại quá mức đến nỗi Victor-Huygo cho ông là “thi sĩ vĩ đại nhất của xác thịt và dạ dày” và nhiều người lên án Rabelais mắc phải “chủ nghĩa sinh lý thô bỉ”, “chủ nghĩa sinh vật, chủ nghĩa tự nhiên”. Nếu làm một sự so sánh thì cái gọi là chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng là quá mờ nhạt, chưa có gì đáng để phê phán.
5.2.2.2. Miêu tả thiên nhiên, cảnh vật
Thiên nhiên trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không phải là thiên nhiên êm ả, trữ tình mà là thiên nhiên dữ dội, bão giông, sóng gió và đầy giông tố. Cũng có một vài ngoại lệ: thiên nhiên như một món quà của tạo hóa ban phát cho con người để thưởng ngoạn, giao hòa “ngắm vạn vật cây cỏ” [117, tr.19], “ngắm cảnh thiên nhiên” [118, tr.214], “cảnh vật như trong mộng” [118, tr.317].
Thiên nhiên là phông cảnh cho những vai diễn của nhân vật. Mở đầu các chương trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường là đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh vật. Dứt tình có 8/11 chương mở đầu bằng sự miêu tả ấy: “ánh mặt trời đã hết nhuộm vàng bãi bể”, “Con đường đi
128
Hòn Dâu...”, “Một tòa nhà ba tầng ở cách biệt...”, “Tại Hà Thành trên con đường ngăn đôi...”, “Toa báo L'Indépendance là một căn nhà...”, “Tiết trời nặng nề oi ả...”, “Mặt trời buổi sáng...”, “Tháng một hình như...”.
Thiên nhiên hầu như không đối lập với số phận bị vùi dập của Long, cuộc sống quẩn quanh không tìm ra lối thoát của Phú, nạn nhân bi thảm của Mịch, cảnh hẩm hiu cơ cực hết chờ chồng lại trông con của cụ Cửv.v... Những hình ảnh trời đất “tối sầm hẳn lại”, không gian “xám đen”, “tối sầm”, “tối mịt”, “tối âm u”; ánh trăng “lạnh lẽo”; ánh sáng “le lói”, “một ít chấm sáng yếu ớt”, “ngọn đèn dầu leo lết” khá phù hợp với phần lớn cuộc đời nhân vật trong tiểu thuyết. Tuy nhiên, trong một phút giây nào đó của cuộc đời, thiên nhiên có thể làm cho tâm hồn thanh thản: “ngần ấy cái bao bọc trong Long một giấc mộng dịu dàng...” [118, tr.319], tự tin: “Rồi nhờ cái phong cảnh mơ mộng ở bên ngoài nó kích thích, Long tự thấy mình như một vai trò quan hệ...” [118, tr.318]. Sự xuất hiện của thiên nhiên, cảnh vật thật phong phú: lụt, bão, sóng, gió, mây, mặt trời, mặt trăng, cánh đồng, núi đá, cồn cát, cây đa, bến thuyền, quán chợ, dinh thự và đủ chủng loại, sinh vật cảnh, nào cây, hoa, con, nào nhà, vườn đủ kiểu (Nghinh phong đình, thể môn của Nhật trong Tiểu vạn trường thành; nhà bố mẹ Tiết Hằng). Trong miêu tả, tác giả vận dụng khá phổ biến phương pháp nhân hóa, liên tưởng, so sánh, làm cho câu văn nhiều hình ảnh, nhiều sắc thái biểu cảm tinh tế.
Tác giả đã cho gió trêu đùa, sóng bể ngâm thơ, cỏ cây tắm gội, phi lao reo hò, mặt trời dòm dõi, mặt trăng lấp ló, ve sầu ru ngủ: “Gió mát thổi từng cơn, làm bay quần bay áo, làm lung lay mớ tóc, dễ chịu như một sự trêu đùa. Và sóng bể rập rờn cũng như khe khẽ ngâm cái bài thơ của kẻ chân mây góc biển.” [117, tr. 19]
“Cỏ cây mơn mởn tốt tươi như sau một buổi tắm gội” [117, tr.21].
“Mấy vạn con ve sầu vẫn không quên biểu đồng tình với sự reo hò sào sạc, đổ hồi của những cây phi lao” [117, tr.40].
“Mặt trời buổi sáng đã bắt đầu dòm dõi vào phòng ăn” [117, tr.124]. “Mặt trăng như rung động lấp ló sau một ngọn đa” [118, tr.317]. “Diu diu, diu diu tiếng ve sầu như ru ngủ” [Ì 17, tr.31].
Cảnh vật, thiên nhiên gợi cho con người sức liên tưởng, như mạch dẫn nối kết giữa thực tế với suy nghĩ, tâm trạng:
129
“Chặp tối nào cũng vậy, hai mẹ con đều không thoát qua những phút dài dằng dặc,
những phút buồn tẻ ấy nó khiến người ta thấy cuộc đời là không bao giờ thay đổi nữa” [Ì 19, tr.179].
Ánh trời tà đã hết nhuộm vàng bãi bế. Bên trên dãy núi tím, vàng, xanh, xám có mấy màu pha lộn nhau nằm chắn chân trời như nét bay miết dài của nhà họa sĩ, mây lồng thành hình vạn vật, cỏ cây. Giữa khoảng vô cùng đó là một đàn voi... dần dần dồn nhau nên cái cánh phượng, rồi sau hết, lại bị gió dãi ra tản mạn thành chỗ này thì eo bể, vịnh, bán đảo, chỗ kia cù lao, sông, núi - một bức địa đồ! [117, tr.5]. So sánh trong ngôn ngữ miêu tả của Vũ Trọng Phụng khá độc đáo và cũng khác với cách so sánh trong ngôn ngữ kể (châm chọc, ví von, đả kích...). Tác giả thường dùng từ so sánh “như”. Cái so sánh và cái được so sánh mang ý nghĩa tương đồng: Gió thổi như sự trêu đùa, sóng bể rập rờn tạo âm thanh như ngâm thơ, cây cỏ sau mưa như tắm gội, cánh đồng lúa chín như tấm thảm, con đường quan lộ như con rắn, ngọn đèn sáng chiếu như hai cái tên, cảnh vật chín trong đêm khuya như con vật khổng lồ với giấc ngủ về đêm:”Hai bên bờ trùng trùng, điệp điệp những rặng cây hoặc cao hoặc thấp, những mẫu đường đê, những ngọn đồi con xoài xoài vươn mình như con vật khổng lồ triền miên về giấc ngủ đêm khuya.” [118, tr.317]
Bức tranh thiên nhiên thật sinh động với cách miêu tả tinh tế đọc lên ta như cảm nhận được sự chuyển đổi màu sắc từ từ chậm chạp trong câu văn:
Tháng một, hình như sẵn những lúc không ai để ý, cứ mỗi hôm một thêm nhuộm tím da trời. Lá ổi bắt màu vàng, lá bàng ngả màu cánh kiến, mà lá hồng thì thêm to, thêm đẹp, cứ chờ những buổi sáng để hứng được những giọt sương lạnh đọng lại như thủy ngân. [117, tr.144]. Về cách miêu tả, tác giả tiếp cận được qui tắc thể hiện viễn - cận cảnh trong hội họa (tả từ xa đến gần, từ không gian rộng đến hẹp hay ngược lại).
Mặt trăng rất to và rất tròn, chiếu vằng vặc... cánh đồng lúa chín như một tấm thảm vàng. Con đường quan lộ rải nhựa, như một con rắn bóng nhễ nhại, nằm uốn khúc trên tấm thảm ấy [...].
Giữa lúc đêm khuya tịch mịch ấy, trên con đường quan lộ, mà thỉnh thoảng mới có
một cây xoan không lá khẳng khiu và tiều tuy như những bức họa về “cảnh chết”, một chiếc xe hòm phăng phăng chạy hết tốc lực, thân xe chỉ còn là cái chấm đen bóng, còn hai ngọn đèn sáng quắc chiếu dài hàng nửa cây số thì như hai cái tên vun vút bay...[118, tr.171]
130
Không gian thu hẹp dần từ mặt trăng đến cánh đồng, con đường, cây xoan, xe hòm và ngọn đèn xe.