5. Bố cục của luận án
4.3.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tính cách
Khi bàn về tiểu thuyết, Đôttoiepxki đưa ra một nhận định khái quát: 'Toàn bộ vấn đề là ởtính cách”; còn Timophêep đặt vấn đề một cách chi tiết, cụ thể hơn: 'Tính cách là tiêu điểm độc đáo của nội dung trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật. Một mặt, chúng ta đi từ tính cách đến cơ sở chủ đề - tư tưởng, tới những khái quát hóa và từ đấy đi tới thực tế hiện thực do nhà văn miêu tả, và mặt khác, chúng ta đi từ tính cách đến chỗ hiểu biết mọi phương tiện thể hiện nghệ thuật, tức là đi tới tất cả những mặt riêng biệt của sự sáng tạo nghệ thuật” [16, tr.25].
Qua những nhận định trên ta thấy tính cách là yếu tố cấu thành tất yếu của nhân vật. Ngô Tất Tố xây dựng được tính cách điển hình chị Dậu, Nghị Quế (Tắt đèn), Nam Cao với Chí Phèo (Chí Phèo), Thứ (Sống mòn). Trong văn học trung đại và ngay cả Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tính cách nhân vật vẫn giữ được nguyên vẹn không bị hoàn cảnh chi phối. Cuộc đời 15 năm lưu lạc, Kiều vẫn giữ được sự thủy chung như nhứt; chị Dậu cho dầu phải gánh chịu bao nỗi chua cay, khắc nghiệt của cuộc đời nhưng phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ vẫn ngời ngời toa sáng. Với cái nhìn hiện thực, Vũ Trọng Phụng không xây dựng những mẫu người lý
98
tưởng mà phản ảnh, tái hiện những con người mang bản chất người nhất theo như cách nói của L.Tônxtôi: “Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối; trong khi con người là tất cả: tất cả khả năng đó, là cái gì luôn luôn biến đổi.” [167, tr.59]. Tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng luôn thay đổi, bị sự tác động chi phối của hoàn cảnh, của môi trường xã hội chung quanh. Mịch vô tư, trong trắng, khả ái trong vai cô thôn nữ làng Quỳnh Thôn nhưng khi đã bước chân vào gia đình Nghị Hách biến ngay thành một dâm phụ: “Không còn một tí gí là cô thôn nữ thuở trước nữa, vì mảnh hồn ngây thơ trong sạch đã bị cảnh ngộ giết chết mất rồi”. Long, một thiếu niên có học, “có chí, biết tự trọng, nhân cách vào bậc thượng lưu, lại có tư tưởng nữa”, nhưng một khi đã là thành viên của gia đình nhà Hách trở nên một tay ăn chơi sa đoa để cuối cùng phải tự tử. Huyền sinh ra trong một gia đình bề thế, đẹp người, đẹp nết mà hoàn cảnh xấu của xã hội chẳng chịu buông tha để cuối cùng phải làm đĩ. Phúc với bao nhiêu hoài vọng giúp đời, lo đời, cứu đời mà vì trúng số mười vạn mà trở nên ky bo, bủn xỉn, vị kỷ sống chỉ biết có mình, cho mình. Còn những đổ Uẩn, Việt Anh, Tiết Hằng v.v... tính cách mẫu mực trong sáng ban đầu không đứng vững được trước sự thay đổi của hoàn cảnh. Ngoài hoàn cảnh xã hội chung, Vũ Trọng Phụng còn xây dựng tính cách nhân vật thông qua hoàn cảnh riêng, cá biệt. Huyền lấy phải người chồng mắc bệnh phong tình, gặp Tân một tay sở khanh chuyên nghiệp, hóa ra một dâm phụ lừa chồng. Liêm vì cả ghen, gặp cử Tân “học thức rất uyên bác” nhưng ngập ngụa trong thuốc phiện và gái để trở thành người chồng vô trách nhiệm. Tính cách nhân vật có khi là sự bổ sung cho nhau, cái dâm của cậu Phước tô dậm cho cái dâm của Phó Đoan . Nó cứ tổng ngỗng tồng ngồng, mặc áo không mặc quần cởi trên lưng vú em, bao giờ cũng dượng mặt ra “em chã” cũng rất xứng với Phó Đoan khi mới nghe tin “ông lang băm toan hại đời một nữ bệnh nhân” đã hỏi dồn: Ai ? Ai ? Ai thế ?. Vũ Trọng Phụng đã chứng minh con người không chỉ là sản phẩm của một giai cấp mà còn là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội vậy.
Tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng, cũng có sự vận động không ngừng, biến đổi cùng với hoàn cảnh. Nhân vật gần cuộc đời, logic tính cách nhân vật cũng gần với logic hiện thực hơn. Ở Nghị Hách, Xuân tóc đỏ, Phó Đoan, tính cách dâm, đểu được thể hiện ngay từ đầu, nhưng cái dâm, cái đểu ở mỗi giai đoạn mỗi khác, giai đoạn sau cao hơn, “siêu” hơn.
Nghị Hách lúc đầu lập mưu kế để lấy vợ khoa Hiền, sau lấy cả vợ ông Thông, ông Phán, rồi dùng thủ đoạn để bắt ép lấy con gái nhà lành đem về “cung” Tiểu Vạn trường thành những
99
11 cô nàng hầu, và cuối cùng có điều kiện thì “hiếp” bất kể luật pháp, lương tâm. Cái đểu, thủ đoạn của Nghị Hách cũng phát triển theo lối nâng cấp, tăng tốc: từ một tên vô học, lần đến chức cai rồi Bắc kỳ nhân dân đại biểu. Hách gây thanh thế làm giàu bằng cúp lương, sa thải công nhân, mượn tay công sứ, tổng đốc, loại bỏ đối thủ (huyện Liên), sau tổ chức phát chẩn, nhận Long bội tinh. Tính cách Hách càng về sau càng gan lì, bạo chúa, ranh ma, quỷ quyệt, tỏ ra có đẳng cấp của con buôn chính trị, tư sản. Cực kì bất nhân, cực kì tàn bạo, tán tận lương tâm đến mức bắt hai đứa con của mình lấy nhau để được tiếng “giữ lòng trung thành với bình dân cho đến chết”. Cuộc đời của Long là hệ quả tất yếu của tính cách Nghị Hách. Hách càng manh tâm tác oai tác quái ở xã hội “giông tố” bao nhiêu thì số phận Long kết cục càng đau thương bi thảm bấy nhiêu. Long suốt một đời chỏng chơ, cô quạnh: sống ở hội Bảo Anh, bám víu ông bố nuôi làm nghề thợ chạm, gởi thân ởĐại Việt học hiệu và cuối cùng được dung nạp vào một gia đình - nhưng là gia đình hình thành do sự bất nhân của Hách, gia đình loạn luân. Môtip loạn luân trong văn học thế giới không phải là hiếm: Hồn ma bóng quỷ (L'pxen), Gia đình họ Mai-a (Eca de Queiroz), Lôi vũ (Tào Ngu) nhưng chỉ có Giông tố, Lôi vũ là đẩy nhân vật đến tình thế cùng cực (cha mẹ bắt ép, có con với nhau), quẫn bách, hãm hại nhân vật (Chu Bình, Tứ Phượng, Long tự tử). Với Anna Karênin, L.Tônxtôi có lần nói ông không ngờ nhân vật yêu quý của mình (Anna) chết một cách thảm thương - lao vào xe lửa đang chạy. Chắc Vũ Trọng Phụng cũng chẳng ngờ Long những giây phút cuối đời phải quằn quại trong vũng máu. Đó là “sự nổi loạn” của nhân vật trong tác phẩm hiện thực chăng ?.
Dâm đảng, nhưng Xuân tóc đỏ lúc đầu chỉ mới dòm (bác tắm, đầm thay váy), sau chủ động hiếp Phó Đoan, làm nhân tình của Tuyết. Cái đểu của thằng ma cà bông thời còn sống vỉa hè, nhặt banh quần một khi đã bước vào thế giới thượng lưu cũng được “nâng cấp”. Sự phát triển tính cách của Xuân tóc đỏ là một quá trình từ bị động nguy trá sang chủ động nguy
trá. Khi mới vào làm ở hiệu Âu hóa, nó phải học thuộc lời dặn của vợ chồng Văn Minh,
TYPN, nhưng rồi lại lên giọng trả lời Phó Đoan “Âu hóa không có tôi một ngày không xong”. Danh hiệu sinh viên trường thuốc, đốc tờ Xuân, giáo sư quần vợt là do hoàn cảnh đưa đẩy, buộc miệng Văn Minh giới thiệu nên, thế nhưng về sau nó thường ườn ngực tự xưng “Me sừ Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa”. Tính cách Xuân phát triển rất hợp với logic, đầu tiên nó ngạc nhiên, lạ lẫm, tỏ ra sợ sệt thế giới thượng lưu, nhưng dần dần nó khám phá cái thế giới ấy cũng chỉ là bọn người đểu giả, ngu muội, rỗng tuếch, từ đó nó tỉnh ngộ và nhận ra: nếu biết lợi dụng, khéo léo thì cũng có thể chủ động và bắt mọi người phải tuân phục. Hai câu nói nổi tiếng của nó đã chinh phục hoàn toàn xã hội thượng
100
lưu, làm uy tín ngày càng cao mãi lên: “chỗ anh em mình với nhau cần gì còn phải giảng giải” [120, tr.150], “xin ngài nói tiếng ta cũng đủ !” [120, tr.186]. Dầu từ bị động sang chủ động nguy trá nhưng tính chất cốt lõi của Xuân vẫn là một tên ma cà bông, vẫn biết mình đang đóng vai trong cái xã hội lừa đảo và đang lừa đảo xã hội, nên khi cụ bà van xin nó chạy chữa cho cụ Cố, nó tỏ ra thành thật, sợ hãi, tự thú:
“Thưa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần, hạ lưu, không biết thuốc ạ !
Rồi nó ra cửa chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp” [120, tr.169] Khi Văn Minh có ý gả Tuyết cho, nó từ chối và thú thật: “...còn con thì, như ông đã biết đấy, không cha không mẹ lêu lỗng từ bé, nhặt banh quần, bán phá xa, đã làm nhiều nghề hèn” [120, tr.184]. Với hôn phu Tuyết nó lại cũng hạ mình: “tôi chỉ là con nhà hạ lưu... Ngày xưa bán phá xa, bán dầu trên xe điện, làm lính chạy điện rạp hát” [120, tr. 196].
Xét ở góc độ con người cá nhân Chí Phèo, Lang Rận, Trạch Văn Doanh, Xuân tóc đỏ có cùng chung một nguồn gốc xã hội (xuất thân), cùng trong một phả hệ. Chí Phèo, Lang Rận, Trạch Văn Doanh bị giai cấp thống trị thôn quê chối từ, loại bỏ; ngược lại, Xuân tóc đỏ lại được xã hội thị thành đón nhận kết làm anh em “đồng tông”, “đồng tộc”. Chí Phèo vạch mặt ăn vạ nhà Bá Kiến, Xuân tóc đỏ làm mưa làm gió, gây tai vạ cho nhà cố Hồng. Một bên bị xã hội không thừa nhận trở thành lưu manh, một bên được xã hội thừa nhận cũng thành lưu manh nhưng tính cách mỗi bên một khác. Lưu manh Chí Phèo bị sỉ nhục, lạc lõng giữa xã hội, còn lưu manh Xuân tóc đỏ được xã hội chào đón, chiều chuộng. Xã hội là nó, và nó là xã hội.
Có thể nhận ra nhân vật của Vũ Trọng Phụng phân chia thành từng nhóm tính cách đại diện cho từng kiểu loài.. Tất nhiên sự phân nhóm này chỉ ở mức tương đối. Ta thấy cùng trong khuôn mẫu tính cách có giữa bố mẹ Tiết Hằng với cụ cử, vợ cố Hồng; Hách với Xuân tóc đỏ;
Tuyết, Hoàng Hôn với Kim Dung, Tân với cử Tân; Huyền với Khánh, thầu khoán Khoát với
luật sư Thảo, cụ đồ Uẩn với Phán Tích, Việt Anh với Vạn tóc mai v.v...
Tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng có nét cốt lõi nhưng không giản đơn, mà khá phức tạp, mâu thuẫn, thống nhất mà đa dạng, đa dạng mà thống nhất.
Chánh Mận có khi bị khinh ghét nhưng có lúc lại được mang ơn, kính trọng, nể vì: 'Tính nết ông này thật khó hiểu. Độc ác không ra độc ác, hiền lành không ra hiền lành. Lắm lúc hoang ra phết, lắm lúc lại bẩn thỉu đáo để. Có khi sính làm quan, có khi rộng miệng cả tiếng mạt sát những kẻ thích quan” [119, tr. 127].
101
Long , Phúc vừa mang tính cách của một trí thức có tư cách, biết suy nghĩ, nhưng cũng vừa là một kẻ ăn chơi trác táng. Tú Anh là kẻ đứng đắn, đường hoàng làm cho Long phục, Hách nghe theo và mọi người kính nể, nhưng cũng là một con người lừa lọc, thủ đoạn, mưu kế.
Hải Vân “một bậc kì tài thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự” được hết mực nể trọng nhưng lại thông dâm vợ Hách đẻ ra Tú Anh.
Mịch là một thôn nữ đáng yêu nhưng cũng là loại đàn bà đáng ghét.
Hách có thể dưới mắt nhìn của người này là một lão nhà quê, nhưng với kẻ khác lại là nhà chính trị, nhà từ thiện, tên tư sản, trọc phú. Nó ngon ngọt trước thị Mịch, hổ thẹn trước Tú Anh, trơ trẽn trước huyện Liên, hèn hạ trước Hải Vân, luồn lọt trước công sứ, giả nhân giả nghĩa trước quần chúng, vô đạo đức trước lũ con v.v... Tính cách của nhân vật này rất là đa dạng, phức tạp.
Xuân tóc đỏ đâu chỉ là thằng ma cà bông mà nó còn là người của Âu hóa, là giáo sư quần vợt, giáo sư tâm lý, đốc tờ, nhà khoa học, nhà cải cách, nhà chính tri, một “thượng lưu nhân vật” hẳn hoi.
Phó Đoan thể hiện tính cách của mụ đàn bà dâm bôn, nhưng với Trực Ngôn thì đó là “hư hỏng một cách có tính chất khoa học” và với bàn dân thiên hạ là người được nhận bằng “Tiết hạnh khả phong”.
Phán Tích độc đoán gia trưởng với Phúc, nhưng lại là một “ông bố sợ bất hiếu với con” (với anh Phúc) và trở nên một “nịnh thần” sau khi Phúc trúng số độc đắc.
Như vậy mô hình tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng mang tính tổng hợp - nhiều nét tính cách trong một con người hay nói rộng ra xây dựng con người của nhiều con người nhằm mục đích: “nhân loại hóa cảm giác con người... cho con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú của bản chất nhân loại và tự nhiên” [85, tr.657]. Đây cũng là một cách tân nghệ thuật trong quá trình xây dựng tính cách nhân vật.
Xây dựng nhân vật trên cơ sở khách quan để hoàn cảnh tác động từ bên ngoài vào, nhân vật trở thành nhân vật của hoàn cảnh, của môi trường xã hội. Tính cách nhân vật đa dạng, phức tạp, có thể tồn tại cùng một lúc nhiều tính cách hay một tính cách mới nẩy sinh phủ định triệt tiêu tính cách đã có từ trước. Tính cách nhân vật có sự vận động phát triển mang tính chủ quan nhưng vẫn dựa trên cái nền hạt nhân tính cách có sẵn ở đây có sự thay đổi về chất. Nếu
102
tính cách nhân vật là dâm, đểu, bạo chúa thì phát triển theo đà tăng tiến sẽ dâm hơn, đểu hơn, bạo chúa hơn...
Hầu hết tính cách nhân vật của Vũ Trọng Phụng được xây đựng trên sự phát triển logic, biện chứng, đa tính cách. Tuy nhiên một số rất ít nhân vật tính cách luôn ổn định cho dầu hoàn cảnh có khi khấc nghiệt, bi đát như ông Hai, cụ Cử, Minh: “Chàng nghiệm rằng sau ngần ấy năm tù tội cái gan của chàng hình như vẫn giữ được duy nhất.” [119, tr.252]