Vị trí, vai trò của Vũ Trọng Phụng trong trường phái tả chân

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 29 - 31)

5. Bố cục của luận án

1.5. Vị trí, vai trò của Vũ Trọng Phụng trong trường phái tả chân

Vũ Trọng Phụng phải chịu nhiều thua thiệt từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành. Cái đói, cái nghèo cùng bệnh tật cứ đeo bám dai dẳng cuộc đời ông và xã hội quanh ông chẳng mấy sáng sủa gì - mọi cái xấu xa, bẩn thỉu, bất công, thối nát đã gây cho ông những cú sốc về tinh thần. Trước thúc tế đó ông tỏ thái độ qua ngòi bút: vạch mặt, chỉ tên, bêu lên cho thiên hạ thấy tất cả những ung nhọt, đểu cáng trong xã hội đương thời. Bắt đầu bằng hàng loạt phóng sự về

30

con bạc, đầy tớ, gái điếm, me Tây (Cạm bẩy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây) sau đó Vũ Trọng Phụng bước sang lĩnh vực tiểu thuyết cũng với vai trò phanh phui, tố giác, đánh cho ngã gục, tiêu tan cái ma quái, đểu cáng, giả dối... đang tổn tại một cách đàng hoàng, có vai vế trong xã hội. Tam Lang ghi lại kỷ niệm thời đứng chủ trương bộ biên tập Ngọ Báo:

...và mấy hôm sau, tôi tiếp được luôn mấy bài nữa - bài nào cũng đánh máy cẩn thận -

của ông Vũ Trọng Phụng nào đó mà tôi chưa biết mặt. Tôi chú ý mấy bài tả những chuyện

dâm đãng. Cái đề đã là quá bạo, mà lối văn lại tả chân một cách bạo hơn nữa, bạo đến sổ sàng - thì sự thật, tự nó chẳng sổ sàng là gì? Hồi ấy, văn tả chân còn là một món hàng hiếm trong văn học. Vì ưa lối tả chân của những bài ấy, tôi không thể đừng cho đăng lên tờ Ngọ Báo. Một bài tả về chuyện dâm đãng đăng lên rồi, tôi liền bị ông Bùi Xuân Học, chủ nhân tờ báo tôi đang làm, cự kịch liệt. [76].

Con người có “con mắt xanh” ấy sau này trở thành người cùng chí hướng với Vũ Trọng Phụng trong trường phái tả chân và viết phóng sự.

Bằng ngòi bút tả chân Vũ Trọng Phụng đã chỉ cho ta thấy những cái không nên tin, những điều không nên theo, cảnh báo, dựng “biển cấm” với những cái “mốt”, “phong trào” đang dậy lên thời bấy giờ. Không biết mệt mỏi từ phóng sự đến tiểu thuyết, ông tỏ ra xông xáo, kiên định, ngòi bút chẳng chịu để khô và không chút chùng tay, ông điểm mặt bằng hết cái nhân loại trân tráo, đểu giả. Vị trí của ông, vai trò của ông trong trường phái tả chân được Trương Tửu đánh giá: Ông là đứa con trực tiếp của cuộc đời. Tài nghệ của ông không làm bằng sự bắt chước. Nó làm bằng kinh nghiệm cá nhân và nỗ lực cá nhân. Bởi vậy, trong đô thành văn học Việt Nam hiện đại, ông giữ riêng một ngọn cờ mà chính tay ông đã dệt thành. Ông đã chiếm riêng một ghế ngồi - ở góc tận cùng bên trái. Nghệ thuật tả chân phải nhận ông là một phần tử tiên phong và can đảm. [176].

Nguyễn Duy Diễn, Đỗ Long Vân đã dành nhiều trang viết về nghệ thuật tả chân của

Vũ: Vũ Trọng Phụng Nhà văn tả chân bất hủ [18, tr.22 - 27]; Kỹ thuật tả chân của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ [178, tr.80 - 94].

Không cứ là truyện ngắn, kịch, phóng sự hay tiểu thuyết v.v... tất cả những tác phẩm Vũ Trọng Phụng đều in đậm dấu ấn hiện thực tả chân sắc sảo, ngoại trừ Dứt tình - quyển tiểu thuyết đầu tay, viết theo bút pháp lãng mạn.

31

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)