Vị trí nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 77 - 79)

5. Bố cục của luận án

4.1.Vị trí nhân vật trong tiểu thuyết

Nhân vật là yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học, là “nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [49, tr.127], là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” [141, tr.365].

Nhân vật là phạm trù rất rộng, nó bao quát mọi thể loại văn học từ tự sự đến trữ tình, thần thoại đến ngụ ngôn, từ thơ đến truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch. Có thể nói đặc trưng hoạt động của người viết tiểu thuyết là tư duy bằng nhân vật. Nhân vật có quan hệ hữu cơ với cốt truyện, tình tiết trong tác phẩm.

Henry Jêmx nhận định: “Nhân vật là gì nếu không do biến cố tình tiết tạo thành ? Biến cố tình tiết là gì nếu không do nhân vật biểu trưng”.

Tiểu thuyết phản ảnh cuộc sống đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có khả năng dung nạp nhiều đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong tiểu thuyết thường được miêu tả trên nhiều bình diện từ ngoại hình, nội tâm, tính cách đến hành động. Nhân vật trong sử thi thường là nhân vật hành động. Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người bình thường trong cuộc sống đời thường, trải qua nhiều cảnh ngộ với thế giới nội tâm phức tạp, phong phú, không đơn giản. Trong tiểu thuyết hiện đại loại bỏ kiểu xây dựng nhân vật “bên trên”, “nhân vật đại biểu” cho một lớp người, một phẩm hạnh nào đó như anh hùng, hiệp sĩ, trung nghĩa, nịnh thần... Vũ Bằng quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết:

Họ cũng là người như chúng ta, không hơn không kém, có một tấm lòng quảng đại

nhưng lại rất có thể có những điểm kém hèn, có một khối óc thông minh nhưng lại rất có thể sa vào hầm tội lỗi. Một “nhân vật sống” là thế; một “nhân vật sống” là một nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng thấy như nhìn vào ta vậy. [14, tr.73].

Với tác giả, nhân vật là đứa con tinh thần phải thai nghén, cưu mang, vật vã, nhập tâm vào nó để thể hiện ra nó. Đúng như nhận xét của Phơrăngxoa Rơgis Baxtiđơ: “Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để đánh mất ta trong chúng, nhưng một mặt lại sai khiến chúng trong ta”.

78

Trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm tự sự, tiểu thuyết, người đọc thường đặc biệt quan tâm đến nhân vật. Goorky quan niệm nghệ thuật bắt đầu ở nơi mà người đọc quên mất tác giả, chỉ còn trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả trình bày trước người đọc. Không phủ nhận một thực tế biết Chí Phèo nhưng chẳng nhớ Nam Cao, biết mộ ông làm ra truyện Kiều nhưng chẳng rõ Nguyễn Du là ai. Nhân vật thành công điển hình trong tác phẩm thường có tuổi thọ dài lâu hơn tác giả. Nhắc đến như vậy để thấy sức mạnh, sức sống mãnh liệt của nhân vật.

Việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “không dựa vào những quan sát cụ thể không thể xây dựng được những điển hình” [33, tr.32] nhưng cũng không phải là sự sao chép, bê những nguyên mẫu ngoài cuộc đời vào trang sách mà phải tuân thủ, nắm bắt một số quan niệm nghệ thuật mang tính nguyên tắc. Nhân vật văn học bắt nguồn từ con người trong cuộc sống thường nhật, nhưng quan hệ giữa nhân vật và “nguyên mẫu” không phải là quan hệ một - một. Từ cuộc đời đi vào trang sách phải qua chủ thể sáng tạo là nhà văn. Bằng khả năng sáng tạo nghệ thuật, từ những “con người xã hội”, nhà văn tạo dựng nên những nhân vật văn học có giá trị nghệ thuật , thẩm mỹ cao. R.Garôđi trong “Bàn về chủ nghĩa hiện thực không bờ bến” cho rằng: “Nghệ thuật là con người thêm vào thiên nhiên... nghệ thuật không bao giờ là bản sao của tự nhiên mà là một sự sáng tạo theo một qui luật đặc biệt người.” [29, tr.273].

Nhân vật tiểu thuyết được xây dựng thông qua quá trình quan sát, hư cấu và sáng tạo nghệ thuật. Hư cấu, sáng tạo trên cơ sở khái quát hóa các hiện tượng trong đời sống. Tônxtôi trả lời một độc giả hỏi Bôncônxki là ai như sau: “Anđrây Bôncônxki chẳng là ai cả, như bất kỳ nhân vật nào của nhà tiểu thuyết, nó đâu phải là nhân vật của nhà văn viết về những con người có thực hoặc viết hồi ký. Chắc tôi sẽ xấu hổ khi đưa in nếu như toàn bộ công trình của tôi chỉ là sao chép chân dung, tìm hiểu và ghi nhớ” [38, tr.29].

Cái nguyên mẫu trong đời sống là điều kiện bất khả thiếu, sự sáng tạo, khái quát hóa hiện thực trở nên một nguyên tắc bất di bất dịch trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Balzac bộc bạch kinh nghiệm của mình: “Để xây dựng nên một hình tượng người đẹp, thì tay được lấy từ người mẫu này, chân -từ người mẫu kia, ngực - từ người này, vai - từ người nọ”. Quá trình hình thành nhân vật trong tác phẩm văn học là quá trình lao tâm khổ tứ, “đãi cát tìm vàng” trong “cõi nhân gian” của nhà văn. Gót đã nói:

Tự tôi đã thu thập, tự tôi đã sử dụng những gì đã thấy, đã quan sát, đã nghe. Các sáng tác của tôi được nuôi dưỡng bởi một số lượng không thể đếm xuể những con người, những kẻ dốt

79

nát và những nhà triết học, những khối óc thông minh và những kẻ ngu đần. Mọi người -cả trẻ em, người lớn, người già đều đã đưa lại cho tôi những suy nghĩ, những đặc tính, những hy

vọng và quan điểm của mình về cuộc sống. Tôi đã nắm lấy những gì do những người khác

gieo rắc, nên sự nghiệp của tôi là sự nghiệp của bản chất tập thể được mang tên Gót. [l01]. Về mặt xây dựng nhân vật, Fuentes nói một cách ngắn gọn nhưng thật đầy đủ: “cần nhiều cuộc đời để làm nên chỉ một con người” và Nguyễn Văn Hạnh khẳng định: “Thông thường một tài năng viết truyện, viết tiểu thuyết thì sức mạnh tư duy sáng tạo tập trung ở năng lực xây dựng hình tượng, nhân vật” [40,tr.l3] Tóm lại, nhà văn xây dựng nhân vật trên nhiều nguyên

mẫu khác nhau của đời sống hiện thực nhưng những nguyên mẫu ấy tan biến đi trong quá

trình hư cấu của nhà văn, chịu sự chi phối của tư tưởng chủ đề, thế giới quan, kết cấu cốt truyện.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 77 - 79)