Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 88 - 97)

5. Bố cục của luận án

4.3.2.Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm

Kết cấu truyện theo trục thời gian đơn tuyến, một hướng (không đảo về quá khứ, nhảy cóc về tương lai) nạng về kể hơn tả, thiên về hoạt động nhân vật hơn tâm lý nhân vật là cách làm thường gặp. Tônxtoi khẳng định: “Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Nền văn học hiện đại Việt Nam đã có bước chuyển mình. Lê Thị Dục Tú cho rằng: “Việc đi sâu thể hiện thế giới nội tâm trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn gắn liền với quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết, chuyển từ lối kết cấu theo trình tự thời gian sang lối kết cấu theo qui luật tâm lý [...] nhưng miêu tả tâm lý nhân vật chưa phải là mặt thành công nhất của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Sự thành công về mặt này, xét trong tiến trình văn học, phải kể đến các nhà văn hiện

thực như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng...” [173, tr.78,86]. Miêu tả nội tâm là

cách thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất phần cuộc sống chìm khuất bên trong nhân vật.

Thông qua đó diện mạo nhân vật được hình thành một cách trọn vẹn đồng thời cũng bộc lộ, phản ảnh được những vấn đề của xã hội, cuộc sống.

Thế giới nội tâm trở thành đối tượng để miêu tả, là cách thể hiện con người của nhà văn. Con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là con người cá nhân cực đoan, “luôn tuyệt đối hóa con người cá nhân của mình với triết lý: tôi thuộc về tôi” [173, tr.62]. Con người trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng gắn chặt với hoàn cảnh. Áp lực của hoàn cảnh, xã hội làm cho con người bị tha hóa. Nếu nói con người của Ngô Tất Tố là con người không chịu tha hoa (chị

Dậu), con người của Nguyễn Công Hoan bị tha hóa hoàn toàn (huyện Hình), con người của

Nam Cao bị tha hóa một nửa (ý kiến Trần Đình Sử) thì con người của Vũ Trọng Phụng chưa hẳn đã tha hóa triệt để. Chí Phèo muốn được làm người lương thiện thì Long, nói như Vũ Ngọc Phan, “chẳng đâm ra chơi bời thì sống làm sao được ? Cái thời khắc mà chàng tỉnh giấc mộng là cái thời khắc chàng tự tử đó.”; còn Huyền “vẫn cứ đem ra dùng cái gì còn dùng được trong tâm hồn nó để giúp kẻ khác”. Chính cuộc đấu tranh giữa phần “con” và phần “người”, phần ác và phần thiện, sự tồn tại lưỡng phân (tha hóa, không chịu tha hóa) làm cho nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có đời sống nội tâm thật phong phú.

Ở Vũ Trọng Phụng, miêu tả nội tâm nhân vật có nhiều hình thức: hồi tưởng, đối thoại, đối thoại ngầm, độc thoại nội tâm, trữ tình ngoại đề (triết luận ngoại đề, phong cảnh ngoại đề, bình luận ngoại đề) v.v... biểu hiện dưới nhiều dạng như ám ảnh, hoài niệm, liên tưởng, thú

89

nhận, hoài nghi, sám hối, nguy biện, ấn tượng, quan niệm, cái nhìn và tâm giới của nhân vật. Ta thử tìm dẫn chứng trên từng lĩnh vực.

Có thể nói nhân vật của Vũ Trọng Phụng ít khi nhìn về'phía trước mà thường quay lui về quá khứ với những ám ảnh. Mịch không quên được vụ hiếp dâm trên chiếc xe hòm của Hách, xuống ao vớt bèo cũng để ống quần dài vì “hình như để lộ đùi ra thì lại sẽ có người thừa cơ hãm hiếp nữa” [118, tr.286].

Còn Long không thôi dằn vặt với những câu hỏi không lời đáp: “Tại sao Mịch lại cầm của nghị Hách cái gây bạc 5 đổng? Tại sao Mịch lại để cho lão dụ vào trong xe hơi ? Có thật nghị Hách hiếp không ? Có phải Mịch chửa chỉ vì nghị Hách không ? Ấy đó những câu hỏi cứ làm khổ mãi Long” [118, tr.339]. Cả làng Quỳnh Thôn sau vụ Mịch bị hiếp dâm và đi kiện đều “nằm mê thấy toàn những ngục tù, những hình phạt” [118, tr.254]. Tú Anh ám ảnh bởi cái chết của Đào Quân mà phải chịu một đời lao đao, lận đận, từ bỏ nghề mưu sinh của mình (làm báo) bởi lý do “không còn đủ tư cách nói về đạo đức”. Huyền, một nữ sinh ngây thơ, trong trắng bị ám ảnh bởi cảnh sinh hoạt vợ chồng giữa cha và dì ghẻ, bởi những tấm ảnh khiêu dâm của anh do vô tình bắt gặp. Trước, trong và sau ngày cưới, cái trinh tiết trở thành nỗi băn khoăn, lo lắng thường trực của Huyền: “Trước những đồ vật mới nguyên ấy, em mới chợt nhớ ra em, cô dâu thì đã “cũ” mất rồi” [121, tr.172].

Phần nhiều nhân vật của Vũ Trọng Phụng sống với những hoài niệm cũ xưa. Việt Anh, Tiết Hằng không quên “quãng đời từ thuở còn là cô học trò ngây thơ. Cái tuổi chứa chan hy vọng, cái tuổi sung sướng vô cùng” với những kỷ niệm, những tình cảm riêng tư dành cho nhau. Mịch luôn nhớ lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” với Long, nhất là sau khi về làm lẻ “Hách”, hạnh phúc lứa đôi, những mơ ước một thời về người tình chỉ còn là cái bóng, cái hư ảnh nên Mịch chỉ còn biết sống bằng ký ức, kỷ niệm và nhớ nhung: “Mịch đã thường ôm gối chăn, nghĩ đến Long, bàng hoàng soi bóng trên thớ vải trắng muốt của gối chăn, ngõ hầu nhìn thấy cái miệng cười gằn, cặp lông mày hơi nhíu lại của Long, hoặc là đã lặng im, nhịn thở để tai nghe qua những cái tích tắc của chiếc đồng hồ, ước mong được nghe lại một lời buông xông, một câu gắt gỏng, một cái thở dài chán chường của Long” [118, tr.399].

Từ cái nhìn tương quan, tương tác, Vũ Trọng Phụng đạt nhân vật vào chiều sâu liên tưởng với những suy nghĩ bắc cầu, dẫn chuyền từ sự kiện này đến sự kiện khác, từ nhân vật này đến nhân vật khác, hoặc từ những hiện tượng của thế giới bên ngoài chuyển vào đời sống nhân vật như để tạo nên một “mẫu số chung”, một sự đồng dạng về một hoàn cảnh, một kiểu

90

con người. Quỳnh chứng kiến đám ma của Ngọc, lo nghĩ đến cuộc tình duyên: “liên tưởng đến cái đám ma của cô Ngọc, mới sáng hôm qua... Nàng rùng mình lo nghĩ vu vơ, vì rằng cuộc tình duyên tốt đẹp nào cũng có thể dẫn đến một kết quả thảm khốc” [122, tr.72]. Khi Liêm thương hại cho cuộc đời gái giang hồ của Khánh thì lại “lo sợ xa xôi cho Quỳnh”. Huỳnh Đức thấy cảnh vợ chồng người kéo xe (vợ kéo xe, chồng thổi sáo) thì liền nghĩ ngay đến mình và so sánh: “Biết đâu cạp vợ chồng nghèo khổ ấy lại không sung sướng bằng vạn mình” [117, tr.110]. Phúc nhìn cảnh bà lão già và 3 đứa trẻ nhặt lá bàng liền nghĩ đến việc đi làm kiếm tiền để dành phòng thân [123, tr.109]. Long thoáng nom thấy ông đồ uẩn ngồi vắt vẻo trên xe với vẻ mặt “dương dương tự đắt” thì nghĩ ngay đến Mịch “từ một cô thôn nữ ngây thơ, hiền lành, chất phát đến một thiếu phụ gian đâm, lãng mạn, xảo quyệt, đáng sợ” [118, tr.419] và “nghĩ ngay đến mình ... thì Long cũng thay đổi một cách đáng sợ” [118, tr.419] để cuối cùng đi đến kết luận: “Long thấy ông Đồ, Mịch và Long, chỉ là bọn người đáng thương hại mà thôi” [118, tr.420]. Long trên một chuyến đò về Quỳnh Thôn đang chiêm ngưỡng cái đẹp lồ lộ của cô lái đò “mặt tròn trinh, ngực nở nang, ống chân trắng trẻo” thì liền nghĩ đến Hách “Ta mà là nghị Hách thì người đàn bà này cũng chết mất rồi”. Liên tưởng không thiếu trong nội tâm nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Khi Long tự tình với Mịch lại nghĩ đến Tuyết, ngược lại, khi ái ân với Tuyết, lại nghĩ về Mịch để rồi qui kết: “Đàn bà tất thảy đều giống nhau”. Cũng vậy, Liêm khi ăn nằm với Khánh thì nghĩ về Quỳnh, khi về với Quỳnh thì so chiếu giữa Quỳnh với Khánh để đi đến triết luận: “nếu nó đã ngủ được với mình thì nó cũng ngủ với thằng khác được lắm”. Dường như nhân vật của Vũ Trọng Phụng vừa là nó nhưng lại vừa không phải là nó. Có những nhân vật làm “người thế thân”, vào vai thay cho người khác để đóng trọn “tấn trò đời” như Hách, như Kim, như Minh Châu, như Khánh: Mịch ngủ với Hách mà tưởng là Long, Huyền

ngủ với Kim mà tưởng là Tân, Liêm ngủ với Khánh tưởng là Quỳnh, Long ngủ với Minh

Châu tưởng là Tuyết.

Trong phép hành văn, người ta thường dùng phép phục khởi, như Nguyễn Du để Kiều đi

Thanh Minh viếng mã Đạm Tiên là báo trước cuộc đời suốt mười lăm năm lưu lạc sau này,

hay hình ảnh con bướm trắng (trong Bướm trắng của Nhất Linh) như dự báo: cuộc đời chàng Trương sẽ từ vũng bùn truy lạc đến trong sạch. Vật biểu trưng “Con chim sâu” chết vì bão trong Dứt tình cũng là phép dùng phục khởi, tạo sự liên tưởng từ thực tế cuộc sống đến tương lai sau này của Tiết Hằng: “Tức khắc Hằng buồn rầu ngay. Nàng rùng mình nghĩ đến sự tạng thương biến cải của đời. Đẹp trẻ, khỏe mạnh, lấy chồng giàu, sống một cuộc đời mà người ta cho là sung sướng tột bực, cái địa vị của nàng cũng đáng cho người đời ước ao. Nhưng nói cho

91

cùng ra hỏi nàng có sướng ? Dẫu sướng thật đi nữa, ngày nay đã vậy, biết ngày mai thế nào ? Đó là sự bất trắc của hạnh phúc.” [117, tr.22]

Ngòi bút Vũ Trọng Phụng thường hay triết lý, tác giả cho nhân vật phát ngôn những quan niệm về cuộc đời, về nhân tình thế thái v.v... mà hầu như ở tác phẩm nào, chương nào ta cũng dễ dàng bắt gặp. Có thể đó là những quan niệm về cuộc đời “ở đời này ai là không đau khổ”, “cuộc đời chẳng qua cũng như một chầu rượu dưới xóm, cuốn chiếu xong là hết nhân tình, hữu thúy vô chung mà thôi”; Người đời: “Người đời quay quần quanh một bàn tiệc thằng nào ăn khỏe, dám ngoạm những miếng to thì ai cũng nể, còn kẻ nào nhút nhát, rụt rè, không dám gắp thì bị chế nhạo, bị rày xéo, thôi thì cứ việc chết đói nhăn răng”, “Thì ra loài người... vẫn còn giữ nguyên bản tính của kẻ ăn lông ở lỗ thời xưa nghĩa là vẫn chỉ biết xưa kia tranh miếng mồi, ngày nay tranh nhau tiền thế thôi” [123, tr.19], “lúc người ta bần thì người ta còn thanh, và đã nên phú rồi nhiều khi người ta hóa ra trọc” [118, tr.419], “Người ta ở đời ai cũng có mắt, mà nghiệm ra quả rất ít ai trông thấy gì.” [121, tr.77]; việc đời: “Trò đời cái gì bàn lắm thì nát, tranh luận lắm lại càng xa chân lý” [120, tr.101], “việc gì ở đời cũng có hay lẫn dở, cả hại lẫn lợi” [121, tr.195], “nếu không có sự quên, làm gì có được loài người trên mặt đất này” [117, tr.146], “việc gì lấy được lòng quan trên là được coi trọng chẳng cứ nó trái với sách luân lý” [119, ừ. 140], hoặc về ái tình “ái tình, nếu không còn ở phạm vi tương thân tương kính thì nó không còn là ái tình” [121, tri96], “ái tình là cái sự hai người tưởng lầm là yêu nhau nhưng thực ra, người đàn ông yêu mình qua người đàn bà, cũng như người đàn bà yêu mình qua người đàn ông thế thôi” [122, tr.105]; về người đàn bà “đời người đàn bà bất trắc như hạt mưa, về cái nhan sắc nó mỏng manh như một sợi tơ, sợi tóc” [122, tr.53]; về nghề nhiệp: “làm gì có nghề hèn, chỉ có người hèn thôi” [120, tr.184]; về dân về nước: “Nước mất thì đã mất rồi mà dân thì vẫn còn” [119, tr.143] hoặc quan niệm cá nhân vềmơ ước hạnh phúc: “ Đáng lẽ ao ước ôtô, nhà lầu, đầy tớ hàng lũ, có thể góp mặt với đời bằng cách nay tiệc, mai hội; em đã vui lòng chịu nhận một cái phòng nhỏ, một bộ ghế tầm thường, một người chồng kiếm được một số tiền đủ sống, một số bạn hữu không biết đến khiêu vũ, chợ phiên” [121, tr.136]. Do những trải nghiệm của cá nhân, ưu tư về cuộc đời, về con người mà tác giả đã có nhiều tư tưởng, quan niệm mang tính triết lý sâu sắc ở nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực, có thể làm châm ngôn cho cuộc sống hoặc kinh nghiệm cho người đời.

Nhân vật của Vũ Trọng Phụng để lại khá nhiềuấn tượng với những “lần đầu tiên”. Quỳnh nhận được “cái hôn đầu tiên trong đời tình ái” thì Liêm hàng loạt sự kiện đầu tiên đến với

92

chàng như “hút thuốc phiện”, “biết thế nào là đàn bà”, “xâm phạm kho báu”, “mục kích thiếu nữ khóc vì chàng”, “hiểu rõ nghĩa đau đớn”, “không hãm được mấy giọt lệ”, “đập mạnh chén xuống đất”, “biết cái thi vị của sự đập đồ”, “nhận thầm trong lòng chính mình là kẻ ngu ngốc”. Ở Phúc trong Trúng số độc đắc là lần đầu tiên “cãi lại mẹ” (trang 59) “nói đối lại cha” (trang 66) “văng tục với bạn bè” (trang 80). Xuân tóc đỏ lần đầu tiên dự tiệc, tán tỉnh, trò chuyện với Tuyết (Số đỏ, chương 8). Và sau những “lần đầu tiên” này Xuân tóc đỏ thay đổi hẳn giọng điệu, tư thế, phong cách. Đấy là cái mốc của sự đổi thay, nhưng cũng là sự tự thức nhận ra mình qua mỗi con người, mỗi sự việc.

Có nhận định cho rằng cả thế giới mênh mông, Lão Tử qui thành một từ “Đạo”; cả ngàn câu Kinh thi do Khổng Tử san định gom lại chỉ 3 từ “tư vô tà”. Bản chất của vũ trụ được giải thích trong thời điểm Socrate là “lửa”, “nước”, “con số”. Cũng nói như vậy chăng cuộc đời được Vũ Trọng Phụng thâu tóm trong 3 từ “vô nghĩa lý” ? Nhãn quan về cuộc đời của Vũ Trọng Phụng là nhãn quan vô nghĩa lý. Trong tiểu thuyết của ông có đến 40 lần sử dụng từ “vô nghĩa lý”. Trong trường nhìn “vô nghĩa lý” ấy sự hoài nghi mất lòng tin giữa con người với con người, giữa con người và cuộc đời và ngay cả mất lòng tin với chính mình là hệ quả tất yếu. Một Phúc trên cái đà trượt dốc của sự tha hóa đã có lúc quên mất lối về để “chẳng biết mình có còn là mình không hay mình đã là ai mất rồi” [123, tr.237], một Phú trong trăm ngàn nỗi ưu tư lầm bầm tự hỏi “Sống ? làm thế nào để sống ?”[119, tr.244], một Tú Anh vất vưởng giữa cờ bạc, tửu sắc với mối tình tuyệt vọng luôn cật vấn: “Hiện giờ thì tôi vẫn sống, để thỉnh thoảng tự hỏi: sống làm gì ?” [117, tr.142], một Long “không biết cuộc đời có còn là cuộc đời không ?” [118, tr.419] rồi một Mịch, một đồ Uẩn, một Văn Minh v.v... thầy đều hoài nghi, lầm lụi trong cuộc đời như để thức nhận, kiếm tìm “cái nghĩa lý”. Tất cả đều phải chấp nhận đời như chấp nhận một cuộc chơi không phải do mình tự chọn nên cứ phải đi tìm lời đáp: “Ta là ai ?”. Đến như Văn Minh, nói như ngôn ngữ hiện đại là “kẻ buôn vua”, đã nhặt một thằng “ma cà bông” như Xuân để dựng thành một thượng lưu nhân vật tầm cỡ không có bất cứ lĩnh vực nào mà xã hội có đặt tên là nó không tham gia như văn hóa (Âu hóa), giáo dục (giáo sư tâm lý), y tế (đốc tờ), thể thao (giáo sư quần vợt), tôn giáo (cải cách Phật giáo), chính trị (anh hùng cứu quốc), kinh tế (báo Gổ mỏ), ngoại giao (ngoại giao quần vợt), quân sự (nắm, phân tích tình hình lên phương án để dành thắng lợi và đánh quần vợt với cầu thủ Xiêm), biết đến từng chân tơ kẻ tóc của nó là thế, mà khi nó “đứng lại ngẫm nghĩ không bước lên xe” để đến

Tổng cục, Văn Minh đã nghĩ thầm: “ Hay thằng này nó không muốn lấy em mình ? Hay nó

93

bằng lòng lấy Tuyết vì nghĩ đến thân phận hèn mọn của mình thì Văn Minh vội vàng suy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngẫm: “Quái cho cái thằng này. Cần gì phải xoay mình ngay như thế. Phần gia tài của em mình như thế thì nó chẳng phải vội cũng đã đủ là đào được mỏ chứ sao ? Nó lại muốn bắt mình phải cam đoan điều ấy nữa thì đểu cáng thật” [120, tr.184].

Ông đồ Uẩn, có học là thế, từng trải sự đời là thế mà khi nghe Long bằng lòng lấy Mịch đã phải cuống lên: “Nhưng mà liệu Long có cam lòng và vui lòng lấy con gái ông về làm vợ không ? Liệu Long có đi chịu được rằng vợ nó lại có sẵn trong bụng một đứa con không do

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 88 - 97)