Ngôn ngữ kể

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 118 - 124)

5. Bố cục của luận án

5.2.1.Ngôn ngữ kể

Ngôn ngữ kể trong tác phẩm tự sự là lời kể, lời dẫn chuyện của người kể chuyện (chủ thể kể), có nhiệm vụ “thuật lại những diễn biến của câu chuyện cho người đọc” [58, tr.151], “thuyết minh, dẫn dắt người đọc vào truyện” [48, tr.56], và xem xét đánh giá các nhân vật sự kiện. Mỗi nhà văn có thủ pháp, phương pháp và nghệ thuật kể khác nhau. Các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn có cách kể khác các nhà văn hiện thực. Trong các nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng , Nam Cao, Nguyễn Công Hoan v.v... mỗi người cũng có cách kể riêng của mình.

5.2.1.1. Kể sơ lược, tóm tắt, khái quát

Cách kể của Vũ Trọng Phụng có cái khác biệt gần như tương phản. Có lúc ngòi bút của ông đi sâu vào những chi tiết thật cụ thể nhưng có lúc chỉ kể lướt qua như một sự nhắc đến. Trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, khi viết về những chuyện buồn đau, tang tóc hoặc những chốn ăn chơi truy lạc, ngòi bút của ông đi vào từng chân tơ kẻ tóc. Ngược lại, chuyện vui (đám cưới, tiệc) ông nhắc đến như một “tang chứng sự kiện”. Điều đó hẳn không nằm ngoài ý đồ nghệ thuật. Nó mang tính nhất quán, xuyên suốt từ tác phẩm đầu tay Dứt tình đến tác phẩm

119

cuối cùng Trúng số độc đắc. Bữa tiệc tại nhà bố mẹ Tiết Hằng kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ

kể ra cũng khá quan trọng, khách được mời từ Chapa đã có mặt “từ mấy hôm nay” và như

tuyên bố của ông bố “nhân tiện em Hằng nó vừa bình phục, tôi muốn bàn tới việc tái giá của nó, mà ngày mai cũng là ngày sinh nhật của tôi. Vậy thì, bắt đầu từ hôm nay, gọi là xin có chén rượu...” [117, tr.62] nhưng chỉ được kể lại mấy dòng “Từ từ, đồng hồ điểm 7 tiếng. Mọi người vào phòng ăn, giữa bữa tiệc, Hằng ngõ ý với cha mẹ muốn về Hà Thành điều dưỡng cho lại sức ... Bữa tiệc tan thì vừa đúng 9 giờ” [117, tr.64].

Ở mỗi quyển tiểu thuyết chí ít cũng có một đám cưới nhưng chẳng mấy linh đình. Chỉ duy có đám cưới Hách - Mịch là to nhưng lại là việc của quá khứ, đã chứ không phải đang xảy ra. Mịch “chợt nghĩ đến nghi lễ của cuộc hôn nhân.

Năm hôm trước đây ... Ngày hôm ấy ...

Hai hôm sau ...” [118, tr.367] Những đám cưới còn lại được kể không quá một dòng: “lẽ tất nhiên ít lâu sau Đào Quân cưới được Tiết Hằng” (Đám cưới Quân - Hằng), “sau tối tân hôn

với Tiết Hằng” (Hằng - Huỳnh Đức), “Mai đây chị Tuất về với ông Chánh Mận” (Tuất -

Chánh Mận), “Thưa cụ, tôi xin có lời trân trọng chúc mừng cụ và cặp uyên ương” (Xuân tóc đỏ - Tuyết), “Những nghi lễ phức tạp, cử hành xong, người ta đưa em vào phòng cô dâu”

(Huyền - Kim), “Cho đến sáng hôm nay Liêm cưới vợ được 5 ngày đúng” (Liêm - Quỳnh),

“Thôi, thế là xong, và sau cùng, thầy mẹ Phúc bèn cưới ngay người thiếu nữ ấy làm vợ anh” (Phúc lấy vợ).

Lối kể sơ lược, rút gọn, tóm tắt để cho chuyện kể có logic, có đầu có cuối, sự kiện hầu như chỉ được ghi vắn tắt bằng cái tên gọi. Cả lý lịch tương đối dài của chồng và hoàn cảnh

thực tế của Phó Đoan chỉ được kể gọn: “Khi bà Năm đẻ Yvonne được vài tháng, thì ông

chồng, đại tá Des... phải về nước cầm quân. Chết trận, đại tá cũng để lại cho vợ con ở đây một chục nóc nhà. Sẵn tiền cho thuê nhà, lại thêm được tiền tuất quả rất hậu, bà Năm đã ... thủ tiết nuôi con” [117, tr.8].

Thời gian hai năm dài hoạt động của Việt Anh đi vào Nam, ra Bắc tóm bằng hai câu liệt kê: “Rồi đến thôi học, vào Nam làm báo. Một năm nữa tờ báo bị đóng, ông chủ bị 6 tháng tù treo, bị đuổi ra Bắc” [117, tr.24]. Có lối kể vừa là sự tổng kết nhưng cũng vừa là sự gợi mở đầy ý nghĩa. Sau khi kể sự tranh giành, chửi bới, đánh đập nhau vì tranh một quả sung, một con

120

nhái bén, một con trai, một ngọn rau người kể tổng kết tình trạng đó bằng một cụm từ: “cả một làng !” [119, tr.280]. Hoặc kể tình cảnh dân làng, những người thân trong gia đình Phú sau cái nạn vỡ đê, cuối cùng chốt bằng hai câu đơn thật gọn nhưng đầy âm hưởng:

“Phú đành ở làng

Dân vẫn cứ đói”[119,tr.335]

Ngoài việc kể tóm tắt sự kiện, lối kể vắn tắt để nêu bật hoàn cảnh, tạo dấu ấn cho hoàn cảnh như tình trạng đói, khát, đóng thuế xảy ra trong Vỡ đê: Hai vạn tám ngàn người đã đói trong ngót hai tháng trời trên mặt nước ! Bây giờ hai vạn tám ngàn người lại khát nữa trên mặt đất khô, hoàn toàn đất khô. Trong bốn mươi ngày rồi! Nắng tháng năm...

Mà tháng năm là tháng đóng thuế. [119, tr.316] Lối kể tóm tắt, cô đọng, nén sự kiện, vấn đề ngắn gọn kèm theo suy nghĩ, nhận xét có khả năng, mở rộng trường liên tưởng cho người đọc.

5.2.1.2. Kể chi tiết, cụ thể

Trong lối kể này, về mặt cú pháp cũng có sự đối lập. Có khi tác giả dùng những câu dài đến trên 100 hoặc 150 âm tiết, nhưng có khi chỉ bằng một câu đơn ngắn gọn không quá 10 âm tiết.

Trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng thiên về lối kể chi tiết, tỉ mỉ. Người kể như phơi bày ra trước mắt người đọc nhiều góc cạnh gai góc xù xì:

Long thoăn thoắt bước qua bốn cái bàn, một cái bếp thì đến một chỗ tối om [...].Tiếng trẻ con khóc, tiếng mỡ nổ lanh tanh trong sanh đồng, tiếng cho con bú mẹ un ủn, cắt nghĩa rằng trong chỗ tối tăm ấy có mười gia đình hẳn hoi. Một thứ mùi tanh tanh khó tả, bảo rằng mười gia đình ấy là mười gia đình khách trú. [118, tr.243]

Đây là cách kể tạo hoàn cảnh, làm nền để dẫn dắt truyện theo chủ đích đã vạch sẵn: Công quỹ đã bỏ ra ngót vạn bạc cho dân vay mua mạ. Như vậy, phải đóng thuế. Sự mẫn cán của các quan lại đổ vào đầu bọn lý dịch. Bọn này cầu cứu đến tuần đinh, lính tráng, lính lệ, lính khố xanh, lính cơ ... chạm đến đục, thế là những cảnh tượng thắng thúc, doa nạt, chửi bới, bắt trói, đánh đập, khóc mếu, cầm cố, bán chác, trốn, tránh... Cha bỏ con, vợ mất chồng. Và trộm cướp và án mạng v.v... Những tấm thảm kịch lục cá nguyệt lại diễn đi diễn lại và lần này

121

bi thương thảm đạm hơn nữa ! Trống thúc ban ngày, mõ giục ban đêm. Đóng thuế ! Đóng thuế!. [119, tr.317] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cái công cụ trấn áp bạo lực qui mô là vậy, thảm cảnh là vậy đối lập. hoàn toàn với mục tiêu, đối tượng: “Nhưng mà dân không có tiền!”, để cho cái gì đến phải đến là: “cuộc chiến tranh giữa dân và bọn thu thuế thật là ghê gớm.” [119, tr.317]

Cách kể này xuất hiện rất nhiều lần trong Giông tố (kể về mười một cô nàng hầu của nhà triệu phú Tạ Đình Hách, trang 196 - 197; không khí nặng trình trích rất hỗn loạn của làng Quỳnh Thôn trong 20 ngày sau khi Mịch bị hiếp dâm, trang 252 - 255), Vỡ đê (tình cảnh đói khổ của dân quê sau trận Vỡ đê, trang 277 - 281), Số đỏ (Hạnh phúc của một tang gia, trang 170 - 173), Làm đĩ (bọn học sinh thuê phòng để nhảy nhót, trang 138 - 142). Đó là cách kể chi tiết với nhiều sự kiện, nhiều trang sách. Có khi cách kể chi tiết với một số ít sự kiện, ít dòng để làm nổi bật lên một hoàn cảnh, một tình huống thật đặc biệt hoặc một nét tính cách cá biệt của

nhân vật. Chẳng hạn, đoạn Kim Dung giúp Phú vượt ngục phần nhiều dùng câu đơn và động

từ chỉ hành động: “Cái diêm tắt. Dung đánh cái diêm thứ hai. Như một cái máy. Phú đứng lên. Dung trỏ tay ra cửa. Phú bước ra ngoài bậu cửa. Dung ra theo, rồi cánh cửa lại khóa trái lại” [119, tr.201]. Hoặc kể về quan huyện sau khi đê bị vỡ, người kể chuyện nêu dồn dập các chi tiết “thức”, “gắt mắng”, “nhọc”, “nói”, “ngồi”, “nghe”, “lắc đầu”, “xua tay”, “không muốn để tai nghe”:

Lúc ấy, trời mới hừng sáng. Ông huyện ở chỗ vỡ đê mới về. Ông đã thức cả đêm. Ông đã gắt mắng cả đêm. Ông nhọc. Bây giờ ông không muốn nói gì nữa. Ông ngồi ghế dựa, nghe lời trình của viên lục sự già, thỉnh thoảng lại lắc đầu, lại xua tay, lúc nào cũng như không muốn để tai nghe. [119, tr.211]

5.2.1.3. Xen kẽ lời người kể chuyện với lời độc thoại nội tâm của nhân vật

Lúc thì người kể chuyện đóng vai người kể toàn thông, biết hết mọi sự, đem cái nhìn khách quan soi chiếu vào nhân vật, sự kiện, lúc thì trao quyền để nhân vật tự kể về mình, tự đánh giá các sự kiện, các quan hệ. Theo Todorov có ba góc độ trần thuật là trần thuật biết hết (hay trần thuật ngoại tụ điểm, do người kể chuyện kể), trần thuật hạn chế (hay trần thuật nội tụ điểm do nhân vật kể), trần thuật đồng đẳng (hay trần thuật phi tụ điểm, nhân vật và người kể cùng kể). Ở Vũ Trọng Phụng lời kể của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật đan xen, tương tác, đôi khi khó nhận ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Một vài dẫn chứng sau sẽ thấy rõ điều đó.

122

Lão đi đi lại lại như cuồng chân, như con hổ trong cũi sắt, nghĩ đến những cái má hồng mơn mởn, những cánh tay trắng như ngà như ngọc của mấy cô đào ở Hà Nội. Nếu tài xế của lão đã biết lo liệu từ trước cho cái xe lúc nào cũng lành lặn hoàn toàn. Vậy mà bây giờ lão phải thơ thẩn giữa đồng không mông quạnh ngắm trăng suông, nhìn sương tỏa, nghe giun kêu, dế khóc, bên cạnh những tiếng búa gõ vào sắt cành cạch, những tiếng sình sịch của một cái xe hơi khó tính muốn chạy lại thôi... [118, tr.174] .

Đoạn văn trên mở đầu là lời người kể chuyện nói về nhân vật (“Lão đi đi lại lại...”), sau đó chuyển vào lời nhân vật (“nghĩ đến những cái má hồng...”), và tiếp theo về hình thức là lời người kể chuyện (lão đã biết ... lão thơ thẩn...), nhưng nội dung lại là những suy nghĩ, tâm trạng, lời nhân vật tự đối thoại với mình.

Hoặc chương V Giông tố từtrang 216 đến 220 tác giả như dựng lại một cuốn phim quay chậm để nhân vật nhận định, đánh giá con người, sự kiện đã qua và tình cảnh hiện tại nhưng lại thấm đầm dòng độc thoại nội tâm.

Mở đầu là lời dẫn chuyên “cô Mịch nằm dưỡng bệnh” nhưng liền sau đó chuyển thành lời nội tâm nhân vật “cũng suy nghĩ”. Trong 5 trang sách lời người kể chuyện và lời nhân vật độc thoại đan xen nhau khi thì người kể chuyện đóng vai khi thì chuyển vai vào nhân vật. Chỉ với cách xử lý này mới trình bày được hết nội dung cần thiết theo ý đồ tác giả đến 5 trang sách. Đi sâu phân tích ta thấy: những câu nhân vật (Mịch) làm chủ ngữ với những động từ chỉ hành động (xuống, đứng, đi, mở cửa, quay về, nhắc (ghế), vào (chuồng tiêu)) và những câu nhân vật được nhắc đến (cha cô, anh cô, người chồng sắp cưới của cô) làm chủ ngữ là lời của người kể chuyện; những câu nhân vật (Mịch) làm chủ ngữ với những động từ chỉ hình thái chính là lời nhân vật độc thoại (Mịch nghĩ..., Mịch tưởng tượng..., Mịch thấy..., Mịch tưởng...). Thêm một dẫn chứng nữa:

Câu đoán ấy khiến Xuân ta nghĩ ngợi mơ mộng. Lúc mới 9 tuổi, nó đã phải nhờ một người bác họ, họ thúc bá. Bác nó nuôi nó thay đầy tớ và được cả họ khen là nuôi trẻ mồ côi. Nhưng một hôm nó bị đánh một trận và bị đuổi đi. Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ phên nứa để nhìn ! Từ đấy thằng Xuân lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm [...]. Tuy nhiên nó cũng mừng là đã tìm được nghề ấy, cái nghề tuy hèn nhưng còn có thể hy vọng được chút danh thơm. Bán lạc, trèo sấu, câu cá, làm lính chạy cờ hiệu, những nghiệp ấy chỉ dẫn đến chỗ tắc tị. Phong trào thể thao, phong trào bình dân, khiến nó lắm lúc tự kiêu tự đắc lạ lùng. [120, tr.12] Đây cũng là đoạn văn kể lại cuộc đời quá khứ của

123

Xuân tóc đỏ, cũng giống như Long kể lại quá khứ mình qua bức thư dài 8 trang với đại từ danh xưng “tôi”. Trong đoạn văn trên, nếu thay đại từ “nó” bằng “tôi” như bức thư của Long trong Giông tố, thì đó là lời nhân vật nói về mình, không có gì bàn cải. Chủ đề quán xuyến đoạn văn bộc lộ ở câu mở đầu “Xuân ta nghĩ ngợi”. Như thế đoạn văn trên là lời độc thoại của nhân vật, nhưng về hình thức diễn đạt là dùng lời người kể chuyện nói về ngôi thứ ba “nó”, về nội dung là lời nhân vật tự kể: “Bán lạc, trèo sấu, câu cá, làm lính chạy cờ hiệu, những nghiệp ấy chỉ dẫn đến chỗ tắc tị” v.v... Vấn đề đặt ra đây là ngôn từ và giọng điệu: “ngôn từ của tác giả nhân danh mình mà nói nhưng sử dụng giọng điệu và từ vựng của nhân vật”. Cũng có một lý do khác về mặt kỹ thuật. Nếu dùng lời nhân vật chẳng lẽ nói: “Bác gái tôi tắm, tôi đã khoét một lỗ phên nứa để nhìn” (thay đại từ “nó” bằng “tôi”), về mặt này là một cách tân rõ rệt của Vũ Trọng Phụng so với những nhà văn trước đó. Đây là cách kể đa phong cách, uyển chuyển, sinh động đầy hấp dẫn.

5.2.1.4. Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật và phương thức đảo tuyến thời gian

Lối kể chuyện một chiều theo thời gian đơn tuyến dần dần hiện ra mặt hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu diễn đạt phong phú theo cách kể chuyện hiện đại. Trong ngôn ngữ kể, Vũ Trọng Phụng sử dụng khá nhiều phương thức trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật, từ bên trong nhân vật, theo dạng “hồi tưởng”, “nhớ lại”, “hồi ức”, “ôn lại”, “nghĩ ngợi”, “quay về quá khứ”, “lại hiện ra” v.v...

Sự kiện diễn ra trong quá khứ được trình bày ở thời gian hiện tại, làm cho câu chuyện như đang xảy ra trước mắt người đọc. Ta thường bắt gặp cụm từ: “Tiết Hằng liên miên hồi tưởng lại...”, “nàng chợt nhớ lại...”, “ông đồ nhớ lại...”, “Mịch nhớ lại...”, “chàng ôn lại...”, “Phú ôn lại...”, “Phú nhớ lại...”, “nàng nhớ lại...”, “anh nhớ lại...”, “đem về cho hồi ức của anh...” V.V..

Cũng áp dụng phương pháp đảo tuyến thời gian, nhưng có khi lại sử dụng dạng phương thức trần thuật từ điểm nhìn của người quan sát (có thể là tác giả hay người kể chuyện).

Tác giả thường sử dụng: “Đêm hôm ấy”, “chiều hôm ấy”, “sáng hôm ấy”, “lúc ấy”, “hai hôm trước”, “cách đây vài năm”, “bốn năm trước đây” v.v... để tái hiện những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ áp dụng phương thức đảo tuyến thời gian tương đối nhiều (Giông tố 14 lần, Vỡ đê 9 lần, Số đỏ 7 lần), điều này phần nào nói lên độ phức tạp, chồng chất của sự kiện, biến cố.

124

Trong Giông tố, Hách xuất hiện ngay từ chương đầu, Hải Vân ở chương 20 (gặp Long ở khách sạn Thiều Châu). Hai nhân vật này gặp nhau ở chương 23, chương 27 như hai người xa lạ, đến cuối chương 27 tác giả cho “bật mí” tung tích Hải Vân “Vốn tên là Khoa Hiền”, Hách xuất thân “làm cai thợ nề”, và cả hai “cùng thuê một gian nhà lá ở chung với nhau” v.v... bằng lời dẫn chuyện: “Hai người yên lặng hồi lâu, trí não cùng quay về với quá khứ...”

Có thể nói việc đa dạng hóa điểm nhìn, sử dụng phương thức đảo tuyến thời gian trong ngôn ngữ kể của Vũ Trọng Phụng đã khẳng định bước tiến khá dài trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 118 - 124)