8. Kết cấu của Luận án
2.1.2.1. Lý thuyết Ủy nhiệm và các nhân tố tác động đến CLKT
Theo Mautz & Sharaf (1961), các lý thuyết có liên quan đến kiểm toán cung cấp một khuôn khổ chung cho kiểm toán, hoặc ít nhất để hiểu nó, lý thuyết kiểm toán giải thích sự cần thiết, vai trò và mục đích của quá trình kiểm toán. Các lý thuyết này cũng đưa ra các quy luật chi phối hoạt động kiểm toán cũng như mối quan hệ giữa các bên tham gia quá trình kiểm toán, qua đó giúp chúng ta có được những giải pháp, hoặc ít nhất là các manh mối đưa ra giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh.
Nhân tố đầu vào Nhân tố quá trình - Giá trị đạo đức và thái độ - Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian Nhân tố đầu ra Nhân tố tương tác Nhân tố ngữ cảnh - Quy trình kiểm toán - Thủ tục KSCL - BCKT - BCTC đã kiểm toán - Báo cáo minh bạch - Báo cáo KSCL kiểm toán Tương tác giữa KTV, Cơ quan Nhà nước và Người sử dụng BCTC
Thực tiễn kinh doanh; Luật, những quy định liên quan đến BCTC; Áp dụng khuôn khổ BCTC; Hệ thống thông tin; Quản trị doanh nghiệp; Các yếu tố văn hóa bên ngoài; Quy định về kiểm toán; Môi trường cạnh tranh; Thu hút nhân lực; Thời hạn của BCTC.
Trong lĩnh vực về KTĐL, Lý thuyết Ủy nhiệm là lý thuyết có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tiễn nhằm giải thích nhu cầu kiểm toán, nhu cầu về CLKT và vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT (Kim, 2010).
Lý thuyết Ủy nhiệm bắt nguồn từ việc gia tăng rộng rãi hình thức sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp và hành động quản lý xuất phát từ yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông (Berle & Means, 1932) và được dùng để mô tả mối quan hệ giữa một bên (Người chủ) ủy nhiệm công việc cho bên còn lại/bên khác (Đại diện). Điều này dẫn đến sự tách biệt giữa quyền sở hữu và sự kiểm soát. Trong bối cảnh đó, có thể xảy ra ba loại thông tin bất đối xứng trong đó, thông tin ẩn và hành động ẩn là những rủi ro đạo đức. Để duy trì mối quan hệ giữa Người chủ và Người Đại diện có hiệu quả và hạn chế việc phân hóa lợi ích, Người chủ có thể sử dụng nhiều biện pháp như đưa ra các ưu đãi cho Người Đại diện và hạn chế các hoạt động đối lập bằng phương tiện thích hợp trong việc kiểm soát để giảm thiểu các mâu thuẫn về quyền lợi (Jensen & cộng sự, 1976).
Theo Healy & Palepu (2001), kiểm toán là yếu tố thiết yếu trong việc giám sát các mối quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa Người chủ và Người Đại diện. Mặt khác, số liệu kế toán sẽ không đáng tin cậy trừ khi được chuẩn bị theo các nguyên tắc đã được quy định và được kiểm tra bởi các KTV. Vì vậy, vai trò của kiểm toán có liên quan đến hai vấn đề: Mâu thuẫn về lợi ích và Thông tin bất đối xứng trong các hợp đồng ủy nhiệm.
Xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba, theo đó yêu cầu về CLKT cũng sẽ cao hơn, yêu cầu này là định hướng quan trọng cho nhu cầu của khách hàng về CLKT qua việc lựa chọn các DNKT quy mô lớn có uy tín, KTV có năng lực, kinh nghiệm và chuyên ngành cao. Theo Francis & Wilson (1988), chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến sự lựa chọn một thương hiệu kiểm toán chất lượng cao. Trong việc đáp ứng nhu cầu này, giá phí kiểm toán còn có tác động đến việc lựa chọn KTV có đủ năng lực và trình độ, công việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để có thể phát hiện BCTC có sai sót trọng yếu, đặc biệt còn ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV trong việc báo cáo sai sót (Wooten, 2003). Các nhận định trên cho thấy Lý thuyết Ủy nhiệm bên cạnh việc giải thích về nhu cầu kiểm toán, còn làm cơ sở cho việc giải thích nhu cầu về CLKT cũng như nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến CLKT.