Lý thuyết cạnh tranh dựa trên Nguồn lực của doanh nghiệp (RBV) với các

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 76 - 77)

8. Kết cấu của Luận án

2.2.2.2. Lý thuyết cạnh tranh dựa trên Nguồn lực của doanh nghiệp (RBV) với các

nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

Lý thuyết về Nguồn lực của doanh nghiệp (Resource Based View of the firm - RBV) của Wernerfelt ra đời năm 1984 được xem là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của doanh nghiệp. Khác với quan điểm của Porter, Wernerfelt (1984) cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định đến LTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lý thuyết này dựa trên tiền đề kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, các doanh nghiệp không thể dễ dàng sao chép chiến lược kinh doanh của nhau vì chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên chính nguồn lực của doanh nghiệp.

Lý thuyết Nguồn lực là khung lý thuyết được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành Kinh tế và Quản trị (Srivastava & cộng sự, 2001). Lý thuyết Năng lực động (Eisenhardt & Martin, 2000), chiến lược kinh doanh trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh (Barney, 2001), Lynch (2000) và cả trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh tại các DNKT (Duff, 2004).

Theo Grant & Nippa (2006), nguồn lực doanh nghiệp thể hiện ở nhiều dạng khác nhau và được chia thành hai nhóm: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình bao gồm: nguồn lực về tài chính và vật chất hữu hình. Nguồn lực vật chất hữu hình là những tài sản có thể mang lại lợi thế trong kinh doanh như là quy mô, vị trí, trình độ về khoa học kỹ thuật, công nghệ,… Nguồn lực vô hình bao gồm nguồn nhân lực, công nghệ, nguồn lực danh tiếng. Trong đó, Nguồn nhân lực gồm: trình độ, kỹ năng, lòng trung thành của nhân viên; Nguồn lực danh tiếng bao gồm: thương hiệu, chất lượng, mối quan hệ với khách hàng,… Các nguồn lực này được sử dụng sẽ tạo ra NLCT của doanh nghiệp, với chiến lược cạnh tranh phù hợp cùng với việc tận dụng các nhân tố thành công của ngành sẽ tạo ra LTCT của doanh nghiệp.

Chiến lược thành công của ngànhCác nhân tố Lợi thế cạnh tranh

Nguồn lực vô hình Nguồn lực hữu hình

Năng lực cạnh tranh

Hình 2.5: Mối quan hệ giữa các nguồn lực, năng lực và lợi thế cạnh tranh

Nguồn: Grant & Nippa (2006)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 76 - 77)