Kết quả nghiên cứu tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 145)

8. Kết cấu của Luận án

4.3.6. Kết quả nghiên cứu tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam

4.3.6.1. Phân tích hồi quy đa biến (MRA)

Correlations

Chat luong kiem toan

Nang luc canh tranh Chat luong kiem toan Pearson Correlation 1 .798**

Sig. (2-tailed) .000

N 506 506

Nang luc canh tranh Pearson Correlation .798** 1 Sig. (2-tailed) .000

N 506 506

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Hình 4.21: Kết quả kiểm định tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam

Phân tích tương quan là đo lường cường độ của quan hệ giữa hai biến và hai biến được xem là hai biến ngẫu nhiên “ngang nhau” - không phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến +1 cho thấy mối liên hệ hoàn toàn tuyến tính giữa hai biến.

Hệ số tương quan giữa Chất lượng kiểm toán và Năng lực cạnh tranh là r = 0,798, lớn hơn 0. Giá trị này cho thấy rằng giữa Chất lượng kiểm toán và Năng lực cạnh tranh có mối tương quan thuận rất chặt chẽ.

Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -2.497E-16 .027 .000 1.000

Chat luong kiem toan .798 .027 .798 29.728 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: Nang luc canh tranh

Hình 4.22: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients)

Hình 4.22, cột Mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy:

Biến đều có Sig. nhỏ hơn 0,01. Như vậy, Chất lượng kiểm toán tương quan có ý nghĩa với Năng lực cạnh tranh với độ tin cậy 99%.

Nhân tố Chất lượng kiểm toán tác động trực tiếp đến Năng lực cạnh tranh, được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau (3):

Năng lực cạnh tranh = -2,497E-16 + 0,798 (Chất lượng kiểm toán) (3)

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient):

Biến Chất lượng kiểm toán có hệ số 0,798, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chất lượng kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,798 điểm.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mức độ giải thích của mô hình:

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .798a .637 .636 .60324315 .637 883.735 1 504 .000 2.052 a. Predictors: (Constant), Chat luong kiem toan

b. Dependent Variable: Nang luc canh tranh

Hình 4.23, R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,636. Như vậy, 63,60% thay đổi Năng lực cạnh tranh được giải thích bởi biến độc lập (Chất lượng kiểm toán).

Mức độ phù hợp:

ANOVAa

Model

Sum of

Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 321.593 1 321.593 883.735 .000b

Residual 183.407 504 .364 Total 505.000 505

a. Dependent Variable: Nang luc canh tranh b. Predictors: (Constant), Chat luong kiem toan

Hình 4.24: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai - ANOVA)

Hình 4.24, Sig.<0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 99%.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của biến độc lập

Trong Hình 4.22, độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10. Như vậy, biến độc lập không có tương quan nhau.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Hình 4.23, trị số d là 2,052.

Với (k-1) = 1, quy mô mẫu là 506, mức ý nghĩa 0,05, tra bảng thống kê Durbin- Watson có: dL = 1,758, dU = 1,779. Như vậy, 4 - dL =4 – 1,758 = 2,242

Do đó, dU < d < 4 - dL

Kết luận: Không có hiện tượng tự tương quan trong phần dư.

Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi

Ta sử dụng kiểm định White Mô hình hồi quy phụ:

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .092a .008 .005 1.50699 .008 2.149 2 503 .118 2.031 a. Predictors: (Constant), CHATLUONGS, Chat luong kiem toan

b. Dependent Variable: usclvsnl

Hình 4.25: Mô hình hồi quy phụ (Model Summary)

Từ kết quả chạy phần mềm SPSS thể hiện qua bảng Tóm tắt mô hình Hình 4.25, R2=0,008.

nR2= 506*0,008= 4,048

Căn cứ vào số tham số (k-1) = df1 = 2 của mô hình hồi quy phụ, mức ý nghĩa 5% trong Bảng phân phối Chi bình phương (2): 2 = 5,991 (xem Phụ lục 18: Bảng giá trị tới hạn Chi bình phương).

Kết luận: R2 < giá trị 𝟐. Do đó không có hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.

4.3.6.2. Bàn luận về kết quả

Theo Hình 4.22, Biến Chất lượng kiểm toán có hệ số 0,798, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chất lượng kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,798 điểm.

Kết luận: Thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng nhân tố CLKT có tác động dương đến NLCT của DNKT Việt Nam, điều này cho thấy:

H3: Có sự tác động dương của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam được chấp nhận.

4.3.7. Kết quả nghiên cứu các nhân tố CLKT tác động đến NLCT

Như đã trình bày ở Phần mở đầu, mục tiêu nghiên cứu này ngoài việc xác định mức độ tác động của CLKT đến NLCT, còn nhằm mục đích xác định mức độ tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy ngoài sự tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam còn có

sự tác động của từng nhân tố CLKT riêng biệt. Kết quả phân tích hồi quy đã xác định có 6 nhân tố CLKT thực sự tác động đến NLCT. Để xem xét tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam, các giả thuyết sau đây được đặt ra:

4.3.7.1. Giả thuyết nghiên cứu

H4.1: Có sự tác động dương của Phương pháp luận và nhận thức của KTV đến NLCT

của DNKT Việt Nam.

H4.2: Có sự tác động dương của Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống

pháp luật về kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam.

H4.3: Có sự tác động dương của Tính độc lập đến NLCT của DNKT Việt Nam.

H4.4: Có sự tác động dương của Chiến lược kinh doanh đến NLCT của DNKT Việt Nam. H4.5: Có sự tác động dương của Giá phí kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam. H4.6: Có sự tác động dương của Chi phí kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam.

4.3.7.2. Phân tích hồi quy đa biến (MRA)

Để nhận diện các nhân tố CLKT tác động đến Năng lực cạnh tranh, mô hình tương quan tổng thể có dạng:

NLCT = f (F1, F2, F3, F4, F5, F6) Trong đó, NLCT: Biến phụ thuộc; F1,F2,…, F6: Biến độc lập

Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F6, yếu tố CLKT nào thật sự tác động đến NLCT một cách trực tiếp, sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

NLCT = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4+ β5F5 + β6F6 + ei

Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score, nhân số).

Nhân số thứ i, được xác định: Fi = Wi1X1+ Wi2X2+…+ WikXk

Wik: Hệ số nhân tố được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố (Component Score Coefficient).

Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -1.536E-16 .027 .000 1.000

Phuong phap luan va nhan thuc cua KTV

.448 .027 .448 16.690 .000 1.000 1.000

Kiem soat chat luong tu ben ngoai va he thong phap luat ve kiem toan

.472 .027 .472 17.609 .000 1.000 1.000

Tinh doc lap .237 .027 .237 8.856 .000 1.000 1.000 Chien luoc kinh

doanh .258 .027 .258 9.637 .000 1.000 1.000 Gia phi kiem toan .238 .027 .238 8.883 .000 1.000 1.000 Chi phi kiem toan .195 .027 .195 7.283 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: Nang luc canh tranh

Hình 4.26: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients)

Hình 4.26, cột Mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy:

Tất cả biến đều có Sig. nhỏ hơn 0,01. Như vậy, Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1), Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán (X2), Tính độc lập (X3), Chiến lược kinh doanh (X4), Giá phí kiểm toán (X5), Chi phí kiểm toán (X6) tương quan có ý nghĩa với Năng lực cạnh tranh với độ tin cậy 99%.

Các nhân tố Chất lượng kiểm toán tác động trực tiếp đến Năng lực cạnh tranh, được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:

Năng lực cạnh tranh = -1,536E-16 + 0,448 (Phương pháp luận và nhận thức của KTV)+ 0,472 (KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán) +

0,237 (Tính độc lập) + 0,258 (Chiến lược kinh doanh) + 0,238 (Giá phí kiểm toán) + 0,195 Chi phí kiểm toán

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mức độ giải thích của mô hình:

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .801a .641 .637 .60256370 .641 148.644 6 499 .000 2.110 a. Predictors: (Constant), Chi phi kiem toan, Gia phi kiem toan, Chien luoc kinh doanh, Tinh doc lap, Kiem soat chat luong tu ben ngoai va he thong phap luat ve kiem toan, Phuong phap luan va nhan thuc cua KTV

b. Dependent Variable: Nang luc canh tranh

Hình 4.27: Kiểm định mức độ thích hợp của mô hình (Model Summary)

Hình 4.27, R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,637. Như vậy, 63,70% thay đổi Năng lực cạnh tranh được giải thích bởi 6 biến độc lập.

Mức độ phù hợp:

ANOVAa

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 323.822 6 53.970 148.644 .000b

Residual 181.178 499 .363 Total 505.000 505

a. Dependent Variable: Nang luc canh tranh

b. Predictors: (Constant), Chi phi kiem toan, Gia phi kiem toan, Chien luoc kinh doanh, Tinh doc lap, Kiem soat chat luong tu ben ngoai va he thong phap luat ve kiem toan, Phuong phap luan va nhan thuc cua KTV

Hình 4.28: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai - ANOVA)

Hình 4.28, Sig.<0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy 99%.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập

Trong Hình 4.26, độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10. Như vậy, các biến độc lập không có tương quan nhau.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Hình 4.27, trị số d là 2,11.

Với (k-1) = 6, quy mô mẫu là 506, mức ý nghĩa 0,05, tra bảng thống kê Durbin- Watson có: dL= 1,707, dU= 1,831. Như vậy, 4-dL =4 – 1,707 = 2,293

Do đó, dU < d < 4-dL

Kết luận: Không có hiện tượng tự tương quan trong phần dư.

Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi

Ta sử dụng kiểm định White Mô hình hồi quy phụ:

U2 = a0 + a1X1 +a2X2 + a3X3+ a4X4+ a5X5+ a6X6+ a7(X1)2 + a8(X2)2 + a9(X3)2+ a10(X4)2+ a11(X5)2+ a12(X6)2+ a13(X1*X2 *X3 *X4 *X5 *X6) + v Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .191a .036 .011 1.43278 .036 1.428 13 492 .142 1.961 a. Predictors: (Constant), TICHCHEOS, DOCLAPS, Gia phi kiem toan, Phuong phap luan va nhan thuc cua KTV, Chien luoc kinh doanh, Kiem soat chat luong tu ben ngoai va he thong phap luat ve kiem toan, Chi phi kiem toan, GIAPHIS, BNPLS, CHIENLUOCS, Tinh doc lap, CHIPHIS, PPNTS b. Dependent Variable: USQUARENLCT

Hình 4.29: Mô hình hồi quy phụ (Model Summary)

Từ kết quả chạy phần mềm SPSS thể hiện qua bảng Tóm tắt mô hình Hình 4.29, R2 = 0,036.

nR2 = 506 * 0,036 = 18,216

Căn cứ vào số tham số (k-1) = df1 = 13 của mô hình hồi quy phụ, mức ý nghĩa 5% trong Bảng phân phối Chi bình phương (2): 2 = 22,36. (xem Phụ lục 18: Bảng giá trị tới hạn Chi bình phương).

Kết luận: nR2 < giá trị 𝟐. Do đó không có hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.

4.3.7.3. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố CLKT tác động đến NLCT

Kết quả kiểm định giả thuyết về các nhân tố CLKT tác động đến NLCT, qua kết quả phân tích nhân tố và mô hình, các giả thuyết sau khi đã điều chỉnh đều được chấp nhận thể hiện qua Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam.

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam

STT Giả thuyết Kết quả

1 H4.1: Có sự tác động dương của Phương pháp luận và nhận thức của

KTV đến NLCT của DNKT Việt Nam. Chấp nhận giả thuyết 2 H4.2: Có sự tác động dương của Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và Hệ thống pháp luật về kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam. Chấp nhận giả thuyết

3 H4.3: Có sự tác động dương của Tính độc lập đến NLCT của DNKT Việt Nam. Chấp nhận giả thuyết

4 H4.4: Có sự tác động dương của Chiến lược kinh doanh đến NLCT của DNKT Việt Nam. Chấp nhận giả thuyết

5 H4.5: Có sự tác động dương của Giá phí kiểm toán đến NLCT của

DNKT Việt Nam. Chấp nhận giả thuyết 6 H4.6: Có sự tác động dương của Chi phí kiểm toán đến NLCT của DNKT Việt Nam. Chấp nhận giả thuyết

Phương pháp luận và nhận thức của KTV Tính độc lập Chiến lược kinh doanh

Chi phí kiểm toán

Giá phí kiểm toán

KSCL từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán

KTV Doanh nghiệp kiểm toán Nhân tố bên ngoài Chất lượng kiểm toán Năng lực cạnh tranh

Hình 4.30: Kết quả nghiên cứu định lượng tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam

4.3.7.4. Bàn luận về kết quả

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient):

Biến Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) có hệ số 0,448, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Phương pháp luận và nhận thức của KTV” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,448 điểm.

Biến Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và Hệ thống pháp luật về kiểm toán (X2) có hệ số 0,472, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,472 điểm.

Biến Tính độc lập (X3) có hệ số 0,237, quan hệ cùng chiều với biến năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Tính độc lập” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,237 điểm.

Biến Chiến lược kinh doanh (X4) có hệ số 0,258, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chiến lược kinh doanh” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,258 điểm.

Biến Giá phí kiểm toán (X5) có hệ số 0,238, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Giá phí kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,238 điểm. Biến Chi phí kiểm toán (X6) có hệ số 0,195, quan hệ cùng chiều với biến Năng lực cạnh tranh. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chi phí kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Năng lực cạnh tranh sẽ tăng thêm 0,195 điểm.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient):

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 4.20: Tầm quan trọng của các nhân tố CLKT tác động đến NLCT DNKT Việt Nam.

Bảng 4.20: Tầm quan trọng của các nhân tố CLKT tác động đến NLCT DNKT Việt Nam Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng (%) Thứ tự ảnh hưởng tuyệt đối

Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) 0,448 24,24 2 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về

kiểm toán (X2) 0,472 25,54 1

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)