8. Kết cấu của Luận án
3.2.3.1. Quy trình thực hiện
Bước nghiên cứu định tính trong Luận án được thực hiện theo quy trình gồm các bước như sau:
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán là một quy trình phức tạp. Mỗi phương pháp tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp tiếp cận, sẽ có các bước tiếp cận tương ứng. Cũng theo Marshall & Rossman (2015), thủ tục phân tích định tính truyền thống thường có 7 giai đoạn: (1) tổ chức dữ liệu; (2) thấm nhuần dữ liệu; (3) tạo ra những chủng loại và chủ đề;
(4) mã hóa dữ liệu; (5) đưa ra những giải thích thông qua những bản ghi chú phân tích; (6) tìm kiếm những hiểu biết thay đổi khác; và (7) viết báo cáo hoặc những định dạng khác để trình bày nghiên cứu.
Để đảm bảo tính nhất quán, trong quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu định tính và đạt được sự tin cậy trong kết quả nghiên cứu, trong Luận án này, Tác giả áp dụng quy trình phân tích của Cresswell (2003) và áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu của Miles & Huberman (1994) đối với dữ liệu định tính thu thập thông qua phỏng vấn sâu Chuyên gia. Phương pháp và các bước thực hiện được thể hiện qua Hình 3.2:
Bước 3
Mã hóa dữ liệu
Tổ chức tài liệu thành các đoạn theo ý tưởng và gắn vào một khái niệm, thuật ngữ. Sắp xếp các khái niệm, thuật ngữ theo từng chủ đề tương ứng với các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được áp dụng. Các nhân tố này sẽ được mã hóa và bố trí vào các cột tương ứng với mức độ khái quát: yếu tố giải thích cho nhân tố, nhóm nhân tố.
Bước 4
Tổng hợp nhân tố Tổng hợp các dữ liệu đã được mã hóa.
Bước 1:
Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu Ghi chép, phân tích dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn.
Bước 2
Đọc lại toàn bộ dữ liệu
Quá trình này được lặp lại nhiều lần. Trên cơ sở đó, ghi nhận các ý tưởng hình thành từ nội dung phỏng vấn.
Bước 5
Kết nối nhân tố
Trình bày các ý kiến phỏng vấn đã được chuyển ngữ tương ứng với từng mã hiệu được mã hóa trong bước 3 nhằm kết nối các nhân tố được khám phá để thiết lập mô hình.
Bước 6
Phân tích và giải thích ý nghĩa nhân tố trong mô hình
So sánh các phát hiện với thông tin từ dữ liệu thu được từ kết quả tổng kết các nghiên cứu trước và kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế.
Bước 7
Kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
Kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu định tính bằng bảng câu hỏi khảo sát về ý kiến đồng ý về các nhân tố đã phát hiện và đánh giá bằng phương pháp thống kê với số lượng mẫu lớn thuộc nhiều đối tượng trong lĩnh vực KTĐL.
Hình 3.2: Quy trình phân tích dữ liệu định tính
Nguồn: Phát triển của Tác giả