8. Kết cấu của Luận án
4.3.4.5. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient):
Biến Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) có hệ số 0,494, quan hệ cùng chiều với biến Chất lượng kiểm toán. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Phương pháp luận và nhận thức của KTV” tăng thêm 1 điểm thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,494 điểm.
Biến Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và Hệ thống pháp luật về kiểm toán (X2) có hệ số 0,348, quan hệ cùng chiều với biến chất lượng kiểm toán. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,348 điểm.
Biến Tính độc lập (X3) có hệ số 0,174, quan hệ cùng chiều với biến chất lượng kiểm toán. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Tính độc lập” tăng thêm 1 điểm thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,174 điểm.
Biến Chiến lược kinh doanh (X4) có hệ số 0,254, quan hệ cùng chiều với biến chất lượng kiểm toán. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chiến lược kinh doanh” tăng thêm 1 điểm thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,254 điểm.
Biến Giá phí kiểm toán (X5) có hệ số 0,181, quan hệ cùng chiều với biến chất lượng kiểm toán. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Giá phí kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,181 điểm.
Biến Chi phí kiểm toán (X6) có hệ số 0,205, quan hệ cùng chiều với biến chất lượng kiểm toán. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Chi phí kiểm toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả Chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,205 điểm.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient):
Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 4.15: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến CLKT DNKT Việt Nam.
Bảng 4.15: Tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng (%) Thứ tự ảnh hưởng tuyệt đối
Phương pháp luận và nhận thức của KTV (X1) 0,494 29,83 1 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống
pháp luật về kiểm toán (X2) 0,348 21,01 2 Tính độc lập (X3) 0,174 10,51 6 Chiến lược kinh doanh (X4) 0,254 15,34 3 Giá phí kiểm toán (X5) 0,181 10,93 5 Chi phí kiểm toán (X6) 0,205 12,38 4
Tổng - 100 -
Đóng góp của từng biến theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: Biến X1 đóng góp 29,83%, biến X2 đóng góp 21,01%, biến X4 đóng góp 15,34%, biến X6 đóng góp 12,38%, biến X5 đóng góp 10,93%, biến X3 đóng góp 10,51%.
Kết luận: Thông qua 5 kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng
đến Chất lượng kiểm toán theo thứ tự tầm quan trọng là “Phương pháp luận và nhận thức của KTV”, “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán”, “Chiến lược kinh doanh”, “Chi phí kiểm toán”, “Giá phí kiểm toán”, “Tính độc lập”.