Định hướng giải pháp nâng cao CLKT của các DNKT Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 165 - 168)

8. Kết cấu của Luận án

5.3.1. Định hướng giải pháp nâng cao CLKT của các DNKT Việt Nam

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, quan điểm và định hướng trong việc nâng cao CLKT của các DNKT Việt Nam, các giải pháp tương ứng với các nhân tố đã được xác định trong kết quả nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:

(1) Đối với Nhân tố Hệ thống pháp luật về Kiểm toán: Hoàn thiện Hệ thống

pháp luật, Nguyên tắc, Chuẩn mực về Kế toán - Kiểm toán

Hệ thống pháp luật về Kiểm toán là nhân tố ngữ cảnh trong khuôn khổ CLKT, do đó để góp phần nâng cao CLKT của các DNKT Việt Nam cần ban hành đầy đủ, kịp thời và đồng bộ văn bản hướng dẫn Luật KTĐL, sửa đổi Luật Kế toán theo hướng tiếp cận tối đa nguyên tắc quốc tế và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thiện đồng bộ các văn bản hướng dẫn về Chế độ Kế toán doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế tài chính trong nền kinh tế làm cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống kế toán rõ ràng và minh bạch, đảm bảo tính trung thực và hợp lý trong BCTC, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm toán nhằm giảm thiểu các sai phạm trên BCTC, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kiểm toán.

Đánh giá việc áp dụng và cập nhật 37 CMKiT ban hành năm 2013, cập nhật bổ sung các chuẩn mực còn lại theo hướng phù hợp và tuân thủ các CMKiT quốc tế.

Cập nhật, bổ sung và sửa đổi các Chuẩn mực Kế toán, theo định hướng phù hợp với tiến trình hội tụ Chuẩn mực thiết lập BCTC quốc tế (IFRS).

Sửa đổi bổ sung Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đã được cập nhật theo IESBA (2014) nhằm nâng cao tính độc lập và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của KTV.

(2) Đối với Nhân tố Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài: Xây dựng cơ chế

KSCL từ bên ngoài

Kiểm toán là một loại hình dịch vụ đảm bảo. Trong đó KTV đưa ra ý kiến nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin. Nhờ đó, bên thứ ba có thể đưa ra quyết định của mình. Để đạt mục đích trên, cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát hoàn chỉnh giúp cho sản phẩm kiểm toán đạt được chất lượng, đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và

tín nhiệm của xã hội. Do đó, để góp phần nâng cao CLKT, bên cạnh việc tổ chức KSCL từ bên trong cần phải thực hiện việc xây dựng cơ chế KSCL từ bên ngoài bao gồm: xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá; xác định đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm tra; xây dựng quy trình kiểm tra; xác lập nguồn kinh phí. Việc thiết lập cơ chế này cần dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước có hoạt động kiểm toán phát triển kết hợp với đặc điểm của hoạt động kiểm toán Việt Nam, trong đó cần chú trọng việc KSCL bên ngoài đối với các khách hàng có lợi ích công chúng, thành lập Ủy ban về KSCL, thực hiện cơ chế kiểm tra chéo, phân cấp việc KSCL đối với từng đối tượng, đảm bảo hoạt động KSCL có hiệu quả, nghiêm minh, công khai và có các biện pháp xử lý và thông tin kịp thời các sai phạm.

(3) Đối với Nhân tố Chiến lược kinh doanh: Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu, và

văn hóa DNKT theo hướng phát triển lâu dài, bền vững và vì lợi ích công chúng.

Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương thức kinh doanh để phân bổ nguồn lực để góp phần nâng cao CLKT. Cần xây dựng một chiến dịch lâu dài để nâng cao uy tín, chất lượng và danh tiếng thông qua việc xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn, có tầm nhìn phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế, nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ KTV, hoàn thiện quy trình kiểm toán và tuân thủ các quy định Pháp luật cũng như các Nguyên tắc, Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.

(4) Đối với Nhân tố Phương pháp luận và nhận thức của KTV: Nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp luận và nhận thức của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Phương pháp luận kiểm toán là phương thức triển khai công việc kiểm toán theo quy trình kiểm toán quy định nhằm giúp cho việc kiểm toán mang lại hiệu quả và giúp cho KTV thực hiện việc kiểm toán một cách chuyên nghiệp. Do đó, nhân tố và phương pháp luận và nhận thức của KTV là nhân tố quan trọng nhất tác động đến CLKT.

Để nâng cao CLKT, DNKT cần tuyển dụng đội ngũ KTV có trình độ và trang bị phương pháp kiểm toán tiên tiến để giúp cho các KTV đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức thận trọng nghề nghiệp, tuân thủ Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp, ý thức không ngừng nâng cao chất lượng và hành động vì lợi ích công chúng nhằm giúp KTV có thể nhận thức và thực hiện công việc kiểm toán một cách phù hợp, góp phần nâng cao CLKT.

(5) Đối với Nhân tố Tính độc lập của KTV

Tính độc lập là một trong hai yêu cầu quan trọng trong KTĐL (năng lực và độc lập). Độc lập còn là yêu cầu của Nguyên tắc đạo đức được quy định trong Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán. Độc lập cũng là một nhân tố quan trọng trong Khuôn khổ CLKT được ban hành bởi IAASB. Nâng cao tính độc lập cũng góp phần nâng cao CLKT.

Hiện nay, quy định về Đạo đức nghề nghiệp mới dừng lại ở mức độ tổng quát được ban hành năm 2006, chưa có hướng dẫn cụ thể. Bản thân một số nội dung trong Chuẩn mực cũng còn nhiều điểm trừu tượng. Vì vậy, hạn chế về khả năng triển khai trong thực tế.

Để nâng cao tính độc lập, trong thời gian tới cần cụ thể hóa Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Trong đó, có sự chú trọng đến các quy định về đạo đức nghề nghiệp đối với việc kiểm toán các công ty có lợi ích công chúng. Tăng cường kiểm tra tính độc lập của KTV cũng như DNKT trong quá trình thực hiện kiểm toán, tổ chức cập nhật thường xuyên những quy định mới về đạo đức nghề nghiệp. Để nâng cao ý thức của KTV, cần đưa môn học về Đạo đức nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán vào chương trình đào tạo chính thức các trường đại học giảng dạy cho sinh viên để giúp cho đội ngũ KTV tương lai tiếp cận và có được ý thức tuân thủ đạo đức về tính độc lập ngay từ khi tiếp cận với hoạt động kiểm toán.

(6) Đối với Nhân tố Giá phí kiểm toán và Chi phí kiểm toán

Giá phí kiểm toán là đề tài đang được bàn luận trong hoạt động KTĐL Việt Nam. Theo nhận định của VACPA tại hội thảo: “Cạnh tranh lành mạnh về giá phí đảm bảo uy tín và dịch vụ kiểm toán” tổ chức vào tháng 9/2015, một trong những biện pháp để cạnh tranh được cho là vì lợi ích cục bộ tại Việt Nam là giảm giá phí kiểm toán dẫn đến CLKT không đảm bảo, cạnh tranh giảm giá phí sẽ tác động đến sự phát triển bền vững uy tín các DNKT, thị trường kiểm toán và chất lượng dịch vụ kiểm toán. Mặt khác, giá phí dịch vụ kiểm toán cũng là một trong những vấn đề đạo đức có khả năng dẫn đến nguy cơ tư lợi, ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và DNKT. Việc xác định giá phí kiểm toán tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp cũng đã đưa ra hướng dẫn, giá phí kiểm toán phải dựa trên cơ sở những chi phí hợp lý và các DNKT cần cân nhắc các vấn đề:

 Thời gian thực hiện hợp đồng phải thích hợp, tức là không được giảm thời gian thực hiện kiểm toán một cách bất hợp lý.

 Trình độ chuyên môn và năng lực KTV tham gia vào hợp đồng kiểm toán phải phù hợp.

 Tuân thủ đầy đủ CMKiT và Quy trình KSCL trong kiểm toán.

Để góp phần nâng cao CLKT cần nghiên cứu xây dựng khung phí kiểm toán hợp lý trên cơ sở tính toán các chi phí trung bình hợp lý phục vụ cho việc kiểm toán, qua đó tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình kiểm toán cũng như đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, chuẩn mực đã được thiết lập góp phần nâng cao CLKT. Qua đó, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường kiểm toán.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 165 - 168)