Bàn luận từ kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 114 - 117)

8. Kết cấu của Luận án

4.2.4. Bàn luận từ kết quả nghiên cứu định tính

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy:

 Đối với các nhân tố tác động đến CLKT: So với Mô hình Quả cầu CLKT của Tritschler (2013) được sử dụng trong nghiên cứu, có 4 nhân tố mới tác động đến CLKT được phát hiện bao gồm: Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán, Tổ chức KSCL từ bên trong, Tổ chức KSCL từ bên ngoài. Bên cạnh đó, có 2 nhân tố ảnh hưởng

đến CLKT trong Mô hình của Tritschler không xuất hiện trong kết quả nghiên cứu: Nhân tố về các dịch vụ phi kiểm toán, Các ngành hỗ trợ và có liên quan khác. Điều này cho thấy xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự tác động của Nhà nước trong việc quản lý trực tiếp hoạt động KTĐL, mục tiêu kinh doanh của các Nhà quản trị doanh nghiệp, cũng như sự hạn chế về năng lực quản lý và ý thức về việc đảm bảo CLKT của các DNKT Việt Nam dẫn đến cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về kiểm toán từ cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân của DNKT. Các dịch vụ phi kiểm toán tại các DNKT Việt Nam hầu như ít được quan tâm do quy mô và năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó, quy định về việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán khá chặt chẽ đã làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ này tại các DNKT Việt Nam. Sự hỗ trợ của các ngành có liên quan khác như việc mở rộng các đối tượng kiểm toán bắt buộc, sự hỗ trợ của VACPA vẫn còn hạn chế, các nguồn cung cấp nhân lực cho hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cao về CLKT. Các nhân tố CLKT của DNKT Việt Nam được khám phá trong kết quả nghiên cứu định tính này phù hợp với kết quả nghiên cứu của DeAngelo (1981), Francis & Simon (1987), Carcello & cộng sự (1992), Lenox (1999), Wooten (2003), Duff (2004) và các nghiên cứu gần đây của Tritschler (2013), Defond & Zhang (2014),… Đối với các yếu tố đo lường các nhân tố CLKT, Nghiên cứu của Tritschler (2013) đã đề cập đến việc sử dụng các yếu tố thuộc khuôn khổ CLKT của IAASB (2011), kết quả nghiên cứu của Luận án đã phát hiện trong điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam và đặc điểm của các DNKT Việt Nam, so với các nhân tố thuộc khuôn khổ IAASB (2014) có 3 nhân tố mới với 12 yếu tố đo lường bao gồm: Chiến lược kinh doanh (Mục tiêu kinh doanh rõ ràng, Chiến lược kinh doanh phù hợp và lâu dài, Chiến lược được cụ thể hóa và có quy trình thực hiện, Thực hiện theo đúng chiến lược đã đề ra); Chi phí kiểm toán (Chi phí lương nhân viên kiểm toán, Chi phí quản lý, Chi phí giao dịch tiếp thị, Chi phí thực hiện kiểm toán); Giá phí kiểm toán (Mức độ phù hợp giữa khối lượng công việc và giá phí kiểm toán, Giá phí phù hợp với khả năng đáp ứng, chi trả của doanh nghiệp, Giá phí đảm bảo sự kỳ vọng về thu nhập của công ty kiểm toán, Giá phí cạnh tranh). Xem Phụ lục 10: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam.

 Đối với các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam, theo hiểu biết của Tác giả, đến nay chưa có một kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến NLCT nào được công bố. Do đó, chỉ có thể tham khảo công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (2004) về các nhân tố tác động đến NLCT của các doanh nghiệp nói chung. Mặc dù, mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT, nhưng kết quả khám phá các nhân tố tác động đến NLCT đã được xác định trong Luận án có thể được xem là cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Các nhân tố NLCT của DNKT Việt Nam được khám phá trong kết quả nghiên cứu định tính này phù hợp với đề xuất của WEF (2004), và trong kết quả nghiên cứu của Tác giả Đoàn Xuân Tiên (2006).

Đối với sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam, sự thống nhất của các Chuyên gia về quan điểm CLKT và các yếu tố CLKT có tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu, có sự tương đồng giữa các nhân tố CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam chủ yếu như Quy mô doanh nghiệp, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, Giá phí kiểm toán, Nguồn nhân lực và có sự tương đồng giữa các yếu tố giải thích CLKT và NLCT như Khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, Năng lực tài chính, Mức độ quan hệ mật thiết với khách hàng,… và được phân loại vào các nhóm khác nhau thuộc CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam do có sự khác biệt về hướng tiếp cận khác nhau giữa CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. Có một số nhân tố CLKT tác động trực tiếp đến NLCT, một số nhân tố khác có sự tác động gián tiếp đến NLCT. Kết quả nghiên cứu này lý giải được có sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam.

 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức về vai trò của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam đã được thể hiện một cách rõ nét. Nhận thức này sẽ là động lực để các DNKT Việt Nam thực hiện cạnh tranh trên thị trường một cách công bằng từ việc nâng cao CLKT thay vì các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh qua việc giảm giá phí,… Từ đó, tạo ra một năng lực cạnh tranh bền vững cho các DNKT Việt Nam.

Kết luận:

Theo kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn Chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và kết quả khảo sát kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam:

 Có 13 nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam: (1) Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực Kiểm toán; (2) Tính độc lập của KTV; (3) Tác động của các khuôn khổ pháp lý; (4) Tổ chức kiểm soát chất lượng từ bên trong; (5) Nhận thức của KTV và BGĐ DNKT; (6) Chất lượng đào tạo nhân lực Kế toán - Kiểm toán tại các trường Đại học; (7) Quy mô, mức độ chuyên ngành của DNKT; (8) Phương pháp luận của KTV; (9) Tổ chức KSCL từ bên ngoài; (10) Chiến lược kinh doanh của DNKT; (11) Chi phí kiểm toán; (12) Giá phí kiểm toán; (13) Nhiệm kỳ của KTV.

 Có 12 nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam: (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Chất lượng đội ngũ quản lý; (3) Thương hiệu doanh nghiệp; (4) Năng lực quản trị; (5) Nguồn nhân lực; (6) Năng lực cạnh tranh về giá; (7) Chiến lược kinh doanh của DNKT; (8) Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh; (9) Quy mô của DNKT; (10) Văn hóa công ty; (11) Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin; (12) Năng lực tài chính.

 Có 4 tiêu chí đo lường CLKT của DNKT Việt Nam: (1) Khả năng phát hiện và báo cáo về sai sót trọng yếu trên BCTC; (2) Mức độ tuân thủ các CMKiT và các quy định của pháp luật về kiểm toán; (3) Tính chuyên nghiệp, năng lực và trình độ chuyên môn của KTV; (4) Năng lực lãnh đạo, điều hành của BGĐ DNKT.

 Có 4 tiêu chí đo lường NLCT của DNKT Việt Nam: (1) Thị phần; (2) Quy mô DNKT; (3) Chất lượng kiểm toán; (4) Năng suất của KTV hành nghề.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 114 - 117)