Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 113 - 114)

8. Kết cấu của Luận án

4.2.3. Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính

Để đảm bảo tính khách quan và giá trị của kết quả nghiên cứu định tính, Tác giả đã thực hiện việc khảo sát ý kiến mức độ đồng ý đối với kết quả nghiên cứu thu được từ kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam.

Việc khảo sát được thực hiện với 300 Bảng khảo sát gởi đến các đối tượng khảo sát thuộc 4 nhóm đối tượng: KTV/Giám đốc DNKT, Cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Nhà khoa học và giảng dạy trong lĩnh vực kiểm toán về mức độ đồng ý đối với các nhân tố đã được xác định trong kết quả nghiên cứu (Xem Phụ lục 12: Bảng khảo sát kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT, tác động của CLKT đến NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế). Yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm đối với các

đối tượng khảo sát, có trình độ đại học trở lên và có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực kiểm toán. Với 300 mẫu khảo sát được phát hành, kết quả thống kê với 219/300 Phiếu khảo sát thu về đã được làm sạch.

Kết quả kiểm tra bằng phương pháp thống kê cho thấy tất cả các nhân tố đã được xác định trong nghiên cứu định tính đều đạt mức độ đồng thuận trên 50%. Điều này thể hiện tính khách quan và độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu (xem Phụ lục 14: Kết quả khảo sát kiểm tra các nhân tố phát hiện trong nghiên cứu định tính).

Đối với việc đánh giá các tiêu chí dùng để đo lường CLKT của các DNKT Việt Nam, theo kết quả khảo sát, các tiêu chí được đề xuất theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: (1) Khả năng phát hiện và báo cáo về sai sót trọng yếu trên BCTC (75,34%); (2) Mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những Người sử dụng dịch vụ kiểm toán (70,78%); (3) Số lượng và mức độ lỗi của KTV được phát hiện (31,05%). Riêng tiêu chí “Mức độ thỏa mãn về tính khách quan về độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những Người sử dụng dịch vụ kiểm toán”, theo ý kiến của một số Chuyên gia, tiêu chí trên nên cụ thể hóa theo 3 nội dung: Mức độ tuân thủ các CMKiT và các quy định pháp luật về kiểm toán; Tính chuyên nghiệp, năng lực và trình độ chuyên môn của KTV; Năng lực lãnh đạo, điều hành của BGĐ DNKT. Về các tiêu chí đo lường NLCT của các DNKT Việt Nam, các tiêu chí được xuất từ cao xuống thấp như sau: (1) Thị phần (87,67%); (2) Số lượng KTV (61,19%); (3) Doanh thu (60,27%); (4) Năng suất của KTV hành nghề (51,60%); (5) Quy mô vốn của doanh nghiệp (30,59%); (6) Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp (30,59%). Theo ý kiến các Chuyên gia, tiêu chí Số lượng KTV và Doanh thu nên xếp chung vào 1 tiêu chí là Quy mô DNKT, và bổ sung tiêu chí Chất lượng kiểm toán theo kết quả nghiên cứu định tính đã xác định trên.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)