8. Kết cấu của Luận án
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã được xác định, quy trình nghiên cứu của Luận án là quy trình hỗn hợp khám phá, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến CLKT, NLCT. Các
nghiên cứu trước sẽ được phân loại theo quan điểm và khuynh hướng của các Tác giả, xác định những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề còn có sự khác biệt trong quan điểm và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm nhằm xác định các khe hổng để thực hiện nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu theo phương thức
phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đã làm việc, họat động lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam. Bước nghiên cứu này nhằm trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu:
Q1: Những nhân tố nào tác động đến CLKT, những nhân tố nào tác động đến
NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay?
Q2: CLKT có tác động đến NLCT? Những nhân tố CLKT nào tác động đến
NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay?
Bước 3: Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo tính khách quan
và tăng giá trị của kết quả thu thập bằng Bảng câu hỏi khảo sát đánh giá mức độ đồng ý với kết quả thu thập từ nhiều đối tượng trên phạm vi rộng và số lượng lớn, xử lý bằng phương pháp thống kê trung bình.
Bước 4: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện tiếp theo nhằm mục đích xác định những nhân tố CLKT và NLCT (đã phát hiện từ nghiên cứu định tính) thực sự tác động đến CLKT và NLCT, đo lường tác động của các nhân tố đến CLKT, NLCT cũng như tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam bằng phương pháp phân tích khám phá nhân tố và mô hình hồi quy bội nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Q3: Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT, mức độ tác động của các nhân tố
đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay?
Q4: Mức độ tác động của CLKT đến NLCT, mức độ tác động của các nhân tố
Quy trình nghiên cứu hỗn hợp của Luận án được thể hiện qua Hình 3.1:
Khe hổng => Câu hỏi nghiên cứu Nhu cầu xây dựng lý thuyết mới
Xây dựng lý thuyết mới bằng phương pháp định tính
Kiểm định lý thuyết đã xây dựng bằng phương pháp định lượng
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2013)