Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 108 - 113)

8. Kết cấu của Luận án

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Bằng phương pháp phỏng vấn sâu Chuyên gia, đối tượng khảo sát bao gồm 4 nhóm đối tượng thuộc KTV/Giám đốc các DNKT, Cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Kiểm toán, Tác giả đã thu được các dữ liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu định tính qua quy trình phân tích, rút trích dữ liệu theo phương pháp phân tích dạng thức của King (2004) và quy trình phân tích của Cresswell (2003). Qua đó, các biến rút trích và các khái niệm, được hình thành qua việc tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước và quá trình rút trích từ ý kiến thảo luận với các Chuyên gia. Các khái niệm và các yếu tố rút trích đạt được sự thống nhất theo các nhóm đối tượng được khảo sát. (Xem phụ lục 6: Danh sách Chuyên gia được phỏng vấn trong nghiên cứu định tính). Kết quả như sau:

 Có 13 nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay: (1) Chiến lược kinh doanh của DNKT; (2) Chi phí kiểm toán; (3) Quy mô, mức độ chuyên ngành của DNKT; (4) Phương pháp luận kiểm toán; (5) Nhận thức của Kiểm toán viên và Ban Giám đốc DNKT; (6) Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán; (7) Tính độc lập của KTV; (8) Nhiệm kỳ của KTV; (9) Giá phí kiểm toán; (10) Tổ chức KSCL từ bên trong; (11) Tổ chức KSCL từ bên ngoài; (12) Tác động của hệ thống pháp lý; (13) Chất lượng đào tạo nhân lực Kiểm toán.

 Có 12 nhân tố tác động đến NLCT: (1) Năng lực quản trị; (2) Quy mô của doanh nghiệp; (3) Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Năng lực tài chính; (5) Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý; (6) Văn hóa của DNKT; (7) Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin; (8) Chất lượng dịch vụ; (9) Năng lực cạnh tranh về giá; (10) Thương hiệu doanh nghiệp; (11) Nguồn nhân lực và (12) Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh.

Nội dung các nhân tố: khái niệm và các yếu tố đo lường từ kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT được thể hiện qua Bảng 4.7 và Bảng 4.8:

Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT

STT Nhân tố Khái niệm Yếu tố đo lường

1

Phương pháp luận

kiểm toán

Phương thức tiếp cận, mức độ thực hiện công việc kiểm toán theo quy trình kiểm toán đã được xác định nhằm giúp cho việc kiểm toán mang lại hiệu quả và KTV thực hiện kiểm toán một cách thuận lợi.

Thực hiện nguyên tắc độc lập, khách quan

Áp dụng phương pháp kiểm toán phù hợp

Thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán

Có thái độ hoài nghi nghề nghiệp

2 Nhận thức của KTV và BGĐ DNKT

Ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật trong kinh doanh, tuân thủ các Chuẩn mực đã được thiết lập, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Ý thức tôn trọng pháp luật trong kinh doanh

Ý thức tuân thủ các chuẩn mực đã được thiết lập

Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp

3 Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán

Mức độ hiểu biết sâu trong lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng tùy thuôc vào trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Mức độ chuyên sâu của đội ngũ nhân viên

Mức độ chuyên môn hóa trong hoạt động kiểm toán

Khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật

Đạt trình độ quốc tế và khu vực

4 độc lập Tính

Là một yêu cầu của Đạo đức nghề nghiệp, Tính độc lập tùy thuộc vào mức độ tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng của khách hàng đối với KTV.

Lợi ích của KTV trong mối quan hệ với KH

Thực hiện các dịch vụ khác ngoài dịch vụ kế toán kiểm toán

Khả năng tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Mức độ quan hệ mật thiết với khách hàng

5 Nhiệm kỳ KTV

Số năm KTV thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa khách hàng và DNKT.

Thời gian thực hiện Kiểm toán cho cùng một KH

Quan hệ giữa khách hàng và DNKT

Ảnh hưởng của khách hàng đối với DNKT

Ảnh hưởng của khách hàng đối với KTV

6

Quy mô, Mức độ

chuyên ngành

Được đánh giá qua số lượng khách hàng. DNKT có quy mô càng lớn, mức độ chuyên ngành càng cao.

Số lượng khách hàng

Đội ngũ KTV, nhân viên chuyên nghiệp Kiểm toán

Quy mô, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp

Năng lực tài chính 7 Chiến lược kinh doanh

Thể hiện qua việc ấn định các mục tiêu, phương tiện và phương thức hành động, để đạt mục tiêu kinh doanh đề ra.

Mục tiêu kinh doanh rõ ràng

Chiến lược kinh doanh phù hợp và lâu dài

Chiến lược được cụ thể hóa và có quy trình thực hiện

Thực hiên theo đúng chiến lược đã đề ra

8

Chi phí kiểm

toán

Chi phí cần thiết phục vụ cho công việc kiểm toán bao gồm các chi phí trực tiếp cho công việc kiểm toán và những chi phí phục vụ cho công việc quản lý, giao dịch.

Chi phí lương nhân viên kiểm toán

Chi phí quản lý

Chi phí giao dịch tiếp thị

Chi phí thực hiện kiểm toán

9

Tổ chức KSCL từ bên trong

Việc thiết lập quy trình KSCL kiểm toán, phân cấp kiểm soát trong hoạt động KSCL, thang đo đánh giá CLKT được xây dựng, tổ chức thực hiện việc KSCL.

Tính đầy đủ, chặt chẽ của quy trình KSCL KT

Phân cấp kiểm soát trong hoạt động KSCL

Thang đo đánh giá CLKT được xây dựng chặt chẽ

Công tác KSCL được thực hiện thường xuyên liên tục

STT Nhân tố Khái niệm Yếu tố đo lường

10

Tổ chức KSCL từ bên ngoài

Quy định, phương thức tổ chức việc KSCL của các Cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán và Hội nghề nghiệp.

Tính pháp lý của việc KSCL từ bên ngoài

Quy trình, phương thức, trình độ tổ chức việc kiểm soát

Tần suất KSCL của các cơ quan chức năng

Biện pháp xử lý đối với sai phạm

11

Giá phí kiểm

toán

Mức độ chi phí trên cơ sở đảm bảo thời gian, nhân sự thực hiện cuộc kiểm toán dựa trên khối lượng công việc và tính phức tạp của công việc kiểm toán.

Khối lượng công việc và mức độ phức tạp

Giá phí phù hợp với khả năng chi trả của KH

Giá phí bù đắp chi phí và kỳ vọng về thu nhập của DNKT

Giá phí cạnh tranh

12 Hệ thống pháp lý

Hệ thống pháp luật về KTĐL, các Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động KTĐL.

Tính đầy đủ, đồng bộ của các quy định pháp luật

Tính đầy đủ, cập nhật của các CMKiT

Mức độ kiểm soát của các cơ quan chức năng

Biện pháp xử lý và chế tài đối với các vi phạm

13 Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán

Thể hiện qua mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế, chương trình đào tạo được cập nhật theo yêu cầu thực tế, phương pháp đào tạo phù hợp với thực tế công việc kiểm toán.

Mục tiêu đào tạo phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp

Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế

Chương trình đào tạo được cập nhật

Phương pháp đào tạo phù hợp với công việc kiểm toán

Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến NLCT

STT Nhân tố Khái niệm Yếu tố đo lường

1

Chất lượng đội ngũ lao động,

cán bộ quản lý

Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý được thể hiện qua trình độ ban lãnh đạo, kinh nghiệm, uy tín của đội ngũ quản lý, khả năng hội nhập quốc tế.

Trình độ ban lãnh đạo

Kinh nghiệm của đội ngũ quản lý

Uy tín của đội ngũ lãnh đạo

Khả năng hội nhập quốc tế của đội ngũ quản lý

2

Ứng dụng kỹ thuật, công

nghệ thông tin

Việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hỗ trợ công việc kiểm toán, trong quản lý và điều hành DNKT

Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong công việc kiểm toán.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý và điều hành

Đầu tư thiết bị công nghệ

Trình độ sử dụng các công nghệ tiên tiến

3 Chất lượng dịch vụ

Tuân thủ CMKiT, đánh giá trung thực, hợp lý tình hình tài chính của khách hàng, thực hiện đầy đủ quy trình kiểm toán

Các dịch vụ được thực hiện đúng và kịp thời

Hồ sơ kiểm toán đáp ứng yêu cầu theo quy định

Đánh giá chính xác tình hình tài chính của KH

Quy trình kiểm toán được thực hiện đầy đủ

4 Nguồn nhân lực

Thể hiện qua trình độ chuyên môn, am hiểu về chuyên ngành, được đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn kiểm toán.

Nhân viên có trình độ chuyên môn, am hiểu về chuyên ngành kế toán, thuế, tài chính

Được đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn

Nhân viên làm việc hiệu quả, linh hoạt và năng động

STT Nhân tố Khái niệm Yếu tố đo lường

5 Năng lực quản trị

Trình độ, năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp và việc thiết kế, vận hành cơ chế hoạt động phù hợp.

Cơ cấu tổ chức và vận hành của doanh nghiệp kiểm toán được thiết kế phù hợp

Chính sách nhân sự rõ ràng, minh bạch

Lãnh đạo DNKT có kiến thức sâu rộng về chuyên môn

Trình độ, năng lực tổ chức quản lý DN

6

Quy mô của doanh nghiệp

Số lượng khách hàng, số lượng KTV, nhân viên chuyên nghiệp kiểm toán, cơ sở vật chất, thị phần và phạm vi hoạt động.

Số lượng khách hàng

Số lượng KTV, nhân viên chuyên nghiệp Kiểm toán

Thị phần, phạm vi hoạt động Cơ sở vật chất 7 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Thể hiện qua chiến lược phát triển thị trường mục tiêu, giữ vững và phát triển thị trường hiện tại, tiếp cận thị trường mới.

Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu

Chiến lược giữ vững và phát triển thị trường

Chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường mới

Chiến lược Maketing phù hợp

8 Năng lực tài chính

Quy mô vốn và khả năng đảm bảo về tài chính khi có tranh chấp, mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, mức độ bảo hiểm và lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp.

Quy mô vốn

Tình hình tăng trưởng

Mức độ bảo hiểm và lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp

Loại hình pháp lý của doanh nghiệp

9 Văn hóa của DNKT

Phong cách giao tiếp, gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp, và sự xây dựng, giữ gìn hình ảnh của công ty.

Sự giao tiếp, gắn kết giữa các thành viên trong DN

Hình ảnh, slogan và thương hiệu công ty được gìn giữ, xây dựng và tôn vinh

Các mục tiêu, định hướng chiến lược được phổ biến rộng rãi

Chính sách chế độ đãi ngộ ảnh hưởng phong cách làm việc của nhân viên

10

Năng lực cạnh tranh

về giá

Mức giá phí được thị trường chấp nhận, tương xứng với khối lượng và tính chất công việc, bù đắp những chi phí bỏ ra để thực hiện công việc kiểm toán.

Giá phí kiểm toán tương xứng với kết quả thực hiện, mang lại giá trị thiết thực cho KH

Giá phí kiểm toán cạnh tranh

Giá phí kiểm toán phù hợp với thời gian, khối lượng và mức độ phức tạp của công việc

Giá phí phù hợp kích thích nhu cầu sử dụng và gắn bó lâu dài của KH

11

Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh

Khả năng tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới, tham gia các Hiệp hội nghề nghiệp, quan hệ với các Cơ quan quản lý trong nền kinh tế.

Công ty có năng lực tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới

Công ty có liên kết với các Chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực

Công ty có tham gia các hội nghề nghiệp KT-KT

Công ty có mối quan hệ với các lãnh đạo, người đứng đầu

12

Thương hiệu doanh nghiệp

Được thể hiện qua việc đánh giá của khách hàng về DNKT có uy tín cao, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, giá phí kiểm toán phù hợp, khách hàng tin tưởng, gắn bó và sử dụng các dịch vụ lâu dài.

Khách hàng đánh giá công ty có uy tín cao

Khách hàng đánh giá công ty có chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt

Khách hàng đánh giá giá phí kiểm toán phù hợp

Khách hàng tin tưởng, gắn bó và sử dụng dịch vụ cung cấp bởi công ty

 Hầu hết các ý kiến của Chuyên gia đều cho rằng, CLKT nói chung và các nhân tố CLKT nói riêng đều có tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam.

 Bên cạnh kết quả thu được trên, trong quá trình thực hiện việc phỏng vấn Chuyên gia, Tác giả còn thu được một số gợi ý về đặc điểm của nhân tố về các yếu tố giải thích nhân tố, giúp đo lường các nhân tố này (Xem Phụ lục 8: Tổng hợp các nhân tố khám phá CLKT qua ý kiến phỏng vấn sâu Chuyên gia và Phụ lục 9: Tổng hợp các nhân tố khám phá NLCT qua ý kiến phỏng vấn sâu chuyên gia).

Các nhân tố CLKT và NLCT thu được trong nghiên cứu định tính đã được phân loại, so sánh với các nghiên cứu trước và đã phát hiện một số nhân tố mới được thể hiện qua Bảng 4.9 và Bảng 4.10:

Bảng 4.9: Các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam

STT Ký hiệu Các nhân tố tác động đến CLKT Tính chất nhân tố

1 CLCK Chiến lược kinh doanh Phát hiện mới 2 CLCP Chi phí kiểm toán Phát hiện mới 3 CLQM Quy mô, Mức độ chuyên ngành của DNKT Kế thừa 4 CLPP Phương pháp luận kiểm toán Kế thừa 5 CLNT Nhận thức của KTV và BGĐ DNKT Kế thừa 6 CLCM Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán Kế thừa 7 CLĐL Tính độc lập Kế thừa 8 CLNK Nhiệm kỳ của KTV Kế thừa 9 CLGP Giá phí kiểm toán Kế thừa 10 CLBT Tổ chức KSCL từ bên trong Phát hiện mới 11 CLBN Tổ chức KSCL từ bên ngoài Phát hiện mới 12 CLPL Tác động của hệ thống pháp lý Kế thừa 13 CLĐT Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán Kế thừa

Xem chi tiết các tiêu chí đo lường các nhân tố tác động đến CLKT tại Phụ lục 10: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam.

Bảng 4.10: Các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam

STT Ký hiệu Các nhân tố tác động đến NLCT Tính chất

nhân tố

1 CTQT Năng lực quản trị Phát hiện mới 2 CTQM Quy mô của doanh nghiệp Phát hiện mới 3 CTCL Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Phát hiện mới 4 CTTC Năng lực tài chính Phát hiện mới 5 CTLĐ Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý Phát hiện mới 6 CTVH Văn hóa của công ty Phát hiện mới 7 CTCN Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin Phát hiện mới 8 CTDV Chất lượng dịch vụ Phát hiện mới 9 CTGI Năng lực cạnh tranh về giá Phát hiện mới 10 CTTH Thương hiệu doanh nghiệp Phát hiện mới 11 CTNL Nguồn nhân lực Phát hiện mới 12 CTQH Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh Phát hiện mới

Xem chi tiết các tiêu chí đo lường các nhân tố tác động đến NLCT tại Phụ lục 11: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 108 - 113)