Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến CLKT

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 53 - 55)

8. Kết cấu của Luận án

1.2.1.1. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến CLKT

Trong nhiều thập kỷ qua, các Nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa chung về CLKT theo các hướng tiếp cận khác nhau, trong đó có ba quan điểm nổi bật về CLKT:

 Quan điểm thứ nhất với đại diện là DeAngelo (1981) cho rằng CLKT là khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu của KTV.

 Quan điểm thứ hai đại diện là Copley & Doucet (1993), CLKT là mức độ phù hợp với CMKiT.

 Quan điểm thứ ba, CLKT là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai sót và báo cáo sai sót trọng yếu.

Gần đây, xuất phát từ những thay đổi trong việc can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động KTĐL các nước, các Nhà nghiên cứu đã có khuynh hướng xem xét CLKT dựa trên quan điểm kết hợp mức độ tuân thủ CMKiT, khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu. Quan điểm này bước đầu đã được các Nhà nghiên cứu quan tâm và ứng dụng trong các nghiên cứu về CLKT.

Trên cơ sở các quan điểm, khuynh hướng và phương pháp nghiên cứu, nhiều kết quả nghiên cứu về về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT đã được công bố. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước đã được thực hiện đến năm

2014, Defond & Zhang (2014) cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề chưa đồng thuận trong việc xác định các nhân tố tác động đến CLKT, bên cạnh đó đã xuất hiện một số nhân tố mới như sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kiểm toán, hiện tượng “Mua sắm ý kiến kiểm toán”,…

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của các Tác giả nước ngoài về các nhân tố tác động đến CLKT theo chủ thể tác động bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về DNKT và nhóm nhân tố bên ngoài. Cụ thể như sau:

+ Nhóm nhân tố thuộc về KTV gồm 5 nhân tố: Phương pháp luận và tính cách của KTV, Nhận thức của KTV về việc tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, Tính độc lập của KTV, Kinh nghiệm và mức độ chuyên ngành của KTV, Nhiệm kỳ kiểm toán.

+ Nhóm nhân tố thuộc về DNKT gồm 3 nhân tố: Quy mô DNKT, Chi phí kiểm toán, Tác động của dịch vụ phi kiểm toán.

+ Nhóm nhân tố bên ngoài gồm 2 nhân tố: Giá phí kiểm toán, Tác động của hệ thống pháp lý.

Bên cạnh các kết quả trên, gần đây xu hướng của một số Tác giả cũng đã chuyển sang nghiên cứu CLKT theo quá trình, điển hình là Manita & Elommal (2010), Francis (2011), Defond & Zhang (2014) cũng như nghiên cứu CLKT theo khuôn khổ đặc điểm từng quốc gia (Duff, 2004; Manita & Elommal, 2010). Một số nghiên cứu cũng hướng đến việc xây dựng các khuôn khổ CLKT làm nền tảng cho việc nghiên cứu CLKT thông qua các yếu tố đầu vào, đầu ra, quá trình, ngữ cảnh và tương tác trong việc thực hiện kiểm toán (Defond & Zhang, 2014).

 Tại Việt Nam, các Nhà nghiên cứu trong nước trong thời gian gần đây cũng đã tập trung vào chủ đề CLKT, các nhân tố tác động đến CLKT, xây dựng cơ chế KSCL kiểm toán và mô hình hoạt động của CLKT. Qua kết quả nghiên cứu trong từng lĩnh vực và phạm vi cụ thể, các Tác giả cũng đã đưa ra một số nhân tố tác động đến CLKT và cũng tập trung phân loại theo các chủ thể tác động (Bùi Thị Thủy, 2013).

+ Nhóm nhân tố thuộc về KTV gồm 5 nhân tố: Phương pháp luận, tính cách của KTV và thái độ hoài nghi nghề nghiệp; Nhận thức của KTV về việc tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Tính độc lập của KTV; Kinh nghiệm và mức độ chuyên sâu của KTV; Nhiệm kỳ của KTV.

+ Nhóm nhân tố thuộc về DNKT gồm 4 nhân tố: Chi phí kiểm toán; Quy mô,

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)