Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT được sử dụng trong Luận án

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 78 - 82)

8. Kết cấu của Luận án

2.2.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT được sử dụng trong Luận án

trong Luận án

Như đã phân tích trong Chương 1: “Tổng quan các nghiên cứu trước”, đến nay không có nhiều các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT, chưa xuất hiện những Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT. Trong các nghiên cứu về các Mô hình phân tích và đo lường NLCT, đối với cấp độ doanh nghiệp, đáng chú ý là Mô hình Assets – Process – Performance (APP) của Flanagan & cộng sự (2005). Trong Mô hình này, NLCT và đo lường NLCT của doanh nghiệp gắn với 3 nhóm yếu tố: Khả năng hoạt động, Khả năng tạo đầu ra của tài sản và Quá trình quản lý. Theo các nghiên cứu này, cả ba nhóm yếu tố cần được phối hợp để đảm bảo cạnh tranh bền vững cho quốc gia, ngành và từng doanh nghiệp.

Mô hình này được các Nhà nghiên cứu ứng dụng vào phân tích NLCT ngành ở một số nước và được các tổ chức thế giới như WEF và IMD áp dụng để tính toán và xác định NLCT. Đối chiếu với đặc điểm của hoạt động kiểm toán, mặc dù có một số điểm khác biệt, tuy nhiên do chưa có Mô hình nào từ kết quả nghiên cứu về NLCT của DNKT nên trong Luận án này, Tác giả chọn Mô hình APP của Flanagan & cộng sự (2005) làm Mô hình nghiên cứu cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT. Mô hình này được thể hiện qua Hình 2.6:

Tài sản cạnh tranh

- Chi phí yếu tố - Nguồn nhân lực - Hạ tầng kỹ thuật - Công nghệ - Các điều kiện cầu - Thể chế

Quá trình cạnh tranh

- Quản lý chiến lược - Kế hoạch - Tác nghiệp - Phát triển nguồn nhân lực Thực hiện cạnh tranh - Năng suất - Nguồn nhân lực - Chất lượng/hiệu quả - Chi phí

- Chi tiêu tài chính - Chi tiêu quốc tế

Hình 2.6: Các yếu tố chủ yếu của Mô hình APP

Nguồn: Flanagan & cộng sự (2005)

Việc sử dụng Mô hình APP trong nghiên cứu này giải quyết được các vấn đề sau:

 Thứ nhất, Khái quát được các nhân tố tác động đến NLCT đã được thực hiện từ các nghiên cứu trước. Trên cơ sở đó có thể phân tích so sánh để chọn lọc những nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT.

 Thứ hai, Mô hình APP xác định các nhân tố theo quá trình từ các yếu tố đầu vào, quá trình, cũng như yếu tố trong việc thực hiện cạnh tranh. Điều này phù hợp với việc xem xét các nhân tố theo hướng nghiên cứu CLKT và NLCT theo quá trình của Luận án.

 Thứ ba, việc xác định các nhân tố tác động đến NLCT theo quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát để đánh giá và đưa ra các giải pháp tác động đến NLCT của DNKT một cách cụ thể.

 Thứ tư, so sánh các yếu tố NLCT của APP và các yếu tố về CLKT từ Mô hình CLKT được sử dụng trong nghiên cứu (Mô hình quả cầu kiểm toán – Tritschler). Có sự phù hợp trong việc xác định các nhân tố đầu vào. Mặt khác, theo Mô hình APP, chất lượng cũng là một nhân tố để thực hiện cạnh tranh.

2.2.4. Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT

Như đã trình bày ở Phần tổng quan các nghiên cứu trước, ngoài các nghiên cứu về tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT dựa trên cơ sở lý thuyết nguồn Năng lực động của doanh nghiệp của Maijoor & Witteloostuijn (1996) tại

Hà Lan, nghiên cứu của Lian Kee & cộng sự (2011), đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam và cũng chưa có Mô hình nghiên cứu về tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT đã công bố. Cũng dựa trên lý thuyết nguồn Năng lực động của doanh nghiệp, tại Việt Nam chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008) về Năng lực động của doanh nghiệp nói chung trong điều kiện hội nhập WTO, nhưng mục đích của nghiên cứu này nhằm hướng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Do đó Mô hình Năng lực động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008) cũng được tham khảo trong Luận án. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu của nghiên cứu này, thì việc tham khảo Mô hình Năng lực động của Teece (2014) có sự tương đồng nhất định.

Việc áp dụng Mô hình năng lực động của Teece (2014) đã giải quyết những vấn đề như sau:

 Thứ nhất, Nâng cao NLCT của DNKT, dựa trên nguồn lực sẵn có từ đặc điểm, các DNKT Việt Nam, đội ngũ quản lý (Ban Giám đốc) và KTV là những người đã có thời gian làm việc tại các DNKT thuộc Bộ Tài chính trước đây. Do đó đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc kiểm toán và điều hành doanh nghiệp theo đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, ý thức về tuân thủ các CMKiT, nâng cao trình độ, nhận thức trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế, đặc biệt nhận thức về việc nâng cao CLKT để có thể cạnh tranh bền vững. Điều này có vai trò trong việc xác định vị thế và chiến lược cạnh tranh của DNKT Việt Nam.

 Thứ hai, Bên cạnh những đội ngũ đã nêu trên, một số người thuộc đội ngũ quản lý (Ban giám đốc) và KTV đã làm việc trong các công ty kiểm toán lớn của nước ngoài, đặc biệt là Big Four. Do đó, có thể tận dụng được kỹ năng, kinh nghiệm, điều hành và thực hiện công việc kiểm toán.

 Thứ ba, Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT còn cho thấy tác động của chiến lược và chính sách thực hiện của các DNKT Việt Nam không những tạo nên LTCT mà còn góp phần nâng cao CLKT thông qua việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ KTV và đầu tư nguồn lực hữu hình và vô hình trong DNKT. Sử dụng Mô hình này kết hợp với Mô hình Kim cương sẽ đạt được kết quả mà các DNKT ở các nước trong khu vực đã thực hiện thành công là có thể cạnh tranh thành công với các DNKT nước ngoài tại “sân nhà” trong trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay (Nguyễn Hữu Thắng, 2008).

Năng lực động

Thừa hưởng của tổ chức

Năng lực Nguồn lực

Nguồn lực

Chiến lược

chính sách thực hiện Lợi thế cạnh tranh

Xây dựng Xây dựng Mua Mua Hình 2.7: Mô hình Năng lực động Nguồn: Teece (2014) KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến Kiểm toán, CLKT và NLCT của DNKT: sự cần thiết, khách quan và vai trò của kiểm toán, các khái niệm và đặc điểm cơ bản của kiểm toán, CLKT và NLCT. Trong đó, Tác giả đã tập trung việc phân tích mối liên hệ giữa các Lý thuyết Ủy nhiệm, Lý thuyết cung cầu với nhu cầu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT, Lý thuyết Cạnh tranh, Lý thuyết Cạnh tranh đón đầu tương lai với NLCT và các nhân tố tác động đến NLCT, Lý thuyết Cạnh tranh dựa trên Nguồn lực doanh nghiệp, Lý thuyết cạnh tranh dựa trên Năng lực doanh nghiệp với sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT, làm nền tảng cho việc xác định các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT. Bên cạnh việc các nghiên cứu lý thuyết nền tảng, xuất phát từ vai trò của CLKT và NLCT, trong Chương này các Nguyên tắc, Khuôn khổ và Chuẩn mực kiểm toán về CLKT cũng đã được đề cập để làm rõ vai trò và tầm quan trọng của CLKT và NLCT. Từ kết quả phân tích lý thuyết nền tảng kết hợp với những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước ở các Mô hình thực nghiệm đã được công bố kết hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu quản lý và đặc điểm của các DNKT Việt Nam, Tác giả đã đưa ra định nghĩa về CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam và Mô hình được dùng trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu ở Chương này, là cơ sở để xây dựng Mô hình và phương pháp nghiên cứu ở Chương 3: “Phương pháp nghiên cứu”.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học đúng phương pháp và có chất lượng.

Trong Chương này sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu được lựa chọn đã được trình bày trong Phần giới thiệu. Trước hết, Chương này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu và cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Tiếp đến, trình bày quy trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong bước nghiên cứu định tính và định lượng. Cuối cùng giới thiệu mô hình và phương trình hồi quy tổng quát sẽ được áp dụng trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)