Phương pháp thực hiện và đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 104 - 108)

8. Kết cấu của Luận án

4.2.1.1. Phương pháp thực hiện và đối tượng khảo sát

Nghiên cứu định tính được Tác giả thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với Chuyên gia trên cơ sở Dàn bài thảo luận với Chuyên gia với các câu hỏi cụ thể. Như đã trình bày ở Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, mục đích phỏng vấn sâu nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT của DNKT Việt Nam. Cuộc phỏng vấn được tiến hành lần lượt đối với từng đối tượng tại các thời điểm khác nhau. Nếu Người được phỏng vấn tiếp theo không bổ sung được nhân tố mới nào khác so với người đã phỏng vấn trước thì Tác giả có thể dừng lại và sử dụng các nhân tố được khám phá để xây dựng mô hình nghiên cứu cho những phát hiện mới này.

Đối tượng khảo sát, phỏng vấn là các Chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán thuộc 4 nhóm đối tượng: KTV/Giám đốc DNKT, Cơ quan quản lý Nhà nước về Kiểm toán, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Các Nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực kiểm toán. Các ý kiến của Chuyên gia được ghi chép hoặc ghi âm sau đó được sắp xếp lại, lập thành phiếu phỏng vấn

Chuyên gia được đánh số thứ tự và mã hóa theo từng nhóm, và gửi cho Chuyên gia xác nhận. Các Bảng phỏng vấn Chuyên gia được tổng hợp theo nhóm để sử dụng vào việc rút trích nhân tố và được lưu hồ sơ. Có 15 Chuyên gia đồng ý tham gia phỏng vấn. Nhưng khi phỏng vấn đến Chuyên gia thứ 7, Tác giả thu được đủ dữ liệu cho việc phân tích đối với các nhân tố NLCT và đến Chuyên gia thứ 9 thì đủ dữ liệu phân tích đối với các nhân tố CLKT. Vì vậy, không tiếp tục phỏng vấn các Chuyên gia còn lại.

Ghi nhận Dữ liệu thu được từ các cuộc thảo luận tay đôi được ghi chép, mã hóa theo 3 cấp độ từ thấp đến cao: Các yếu tố cấu thành nhân tố (cấp độ 3), nhân tố (cấp độ 2), nhóm nhân tố (cấp độ 1).

4.2.1.2. Quy trình thực hiện

Trên cơ sở danh sách 30 Chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực KTĐL đã được lựa chọn, sau khi trao đổi qua điện thoại về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và mục đích của cuộc phỏng vấn. Có 15 Chuyên gia đồng ý tham gia việc khảo sát qua việc phỏng vấn tay đôi theo thời gian và địa điểm thích hợp.

Đề cương và câu hỏi khảo sát sâu Chuyên gia

Đề cương thảo luận với Chuyên gia, được Tác giả đã tiến hành hiệu chỉnh sau khi được góp ý của các Chuyên gia và xây dựng thành câu hỏi thảo luận sâu nhằm mục đích xác định các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam (xem Phụ lục 5: Dàn bài thảo luận chính thức).

Các câu hỏi cụ thể bao gồm:

(1) Ông/Bà đánh giá như thế nào về thực trạng CLKT của DNKT Việt Nam hiện nay? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Theo Ông/Bà, những nhân tố nào tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam?

(2) Ông/Bà đánh giá như thế nào về thực trạng NLCT của DNKT Việt Nam hiện nay? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Theo Ông/Bà, những nhân tố nào tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam?

(3) Theo Ông/Bà CLKT có thực sự tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam trong điều kiện hiện nay? Những nhân tố CLKT nào có tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam?

Thực hiện khảo sát

Việc khảo sát được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1, Đối với nhóm đối tượng khảo sát đầu tiên là KTV/Giám đốc các DNKT (được ký hiệu S1), thông qua thảo luận với 3 Chuyên gia trong nhóm này (Ký hiệu từ S1.1 đến S1.3). Tác giả xác định được 8 nhân tố tác động đến CLKT, 7 nhân tố tác động đến NLCT và một số gợi ý về đặc điểm giúp đo lường các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT. Các khái niệm phục vụ đo lường các nhân tố và các yếu tố đo lường được trình bày ở Phụ lục 13: Các khái niệm phục vụ cho việc đo lường các nhân tố.

Bước 2, Tác giả tiến hành thảo luận với nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai là các Chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán (được ký hiệu S2). Qua phỏng vấn với 2 Chuyên gia thuộc nhóm này (được ký hiệu S2.1 và S2.2), Tác giả ghi nhận thêm được 2 nhân tố tác động đến CLKT, 3 nhân tố tác động đến NLCT và nhiều tiêu chí cần thiết cho việc đo lường các nhân tố.

Bước 3, Tác giả tiếp tục thảo luận với nhóm nghiên cứu thứ ba là các Chuyên gia thuộc Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (được ký hiệu S3). Qua thảo luận với 2 Chuyên gia (được ký hiệu S3.1 và S3.2), ở bước này, các Chuyên gia đã giúp bổ sung thêm được 2 nhân tố tác động đến CLKT, 2 nhân tố tác động đến NLCT và thu thập thêm nhiều tiêu chí mới để đo lường nhân tố. Tuy nhiên, ở bước này, đến Chuyên gia thứ 7 (ký hiệu S3.2) không phát hiện thêm nhân tố mới về các nhân tố tác động đến NLCT.

Bước 4, Tác giả thu được thêm 1 nhân tố tác động đến CLKT từ 3 Chuyên gia (được ký hiệu từ S4.1 đến S4.3) thuộc nhóm đối tượng khảo sát thứ tư (được ký hiệu S4) là những Nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường đại học. Tuy nhiên, đối với các nhân tố tác động đến CLKT, đến Chuyên gia thứ 9, được ký hiệu S4.2, Tác giả đã không thu được ý kiến bổ sung về nhân tố mới. Đồng thời, trong nhóm này Tác giả cũng không thu được thêm nhân tố nào tác động đến NLCT.

Quá trình khảo sát chuyên gia được thể hiện qua Hình 4.1, Hình 4.2:

Hình 4.1: Quá trình khám phá nhân tố CLKT của DNKT Việt Nam – Qua nghiên cứu định tính

Hình 4.2: Quá trình khám phá nhân tố NLCT của DNKT Việt Nam – Qua nghiên cứu định tính

Các bước rút trích các yếu tố CLKT và NLCT được thể hiện qua Phụ lục 08 và Phụ lục 09. 8 10 12 13 13 13 0 2 4 6 8 10 12 14 S1.1 - S1.3 S2.1 - S2.2 S3.1 - S3.2 S4.1 S4.2 S4.3 7 10 12 12 12 0 2 4 6 8 10 12 14 S1.1 - S1.3 S2.1 - S2.2 S3.1 S3.2 S4.1 - S4.3 n = 12 Chuyên gia Nhân tố Chuyên gia Nhân tố Chuyên gia

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)