Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 50 - 52)

8. Kết cấu của Luận án

1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

So với quá trình phát triển lâu dài của hoạt động KTĐL trên thế giới, hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Quan điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán vẫn còn có sự nhìn nhận khác biệt. Tại Việt Nam, chỉ có một vài công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là công trình nghiên cứu:

 “Nâng cao năng lực cạnh tranh DNKT Việt Nam” - (Đoàn Xuân Tiên, 2006) – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở - Học viện Tài chính Hà Nội

Đề tài nghiên cứu được nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có bước phát triển mạnh theo định hướng đổi mới kinh tế, thực hiện tiến trình mở cửa hội nhập Quốc tế. Trong khi, NLCT của DNKT Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, chất lượng dịch vụ.

Việc nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thông qua các câu hỏi khảo sát đối tượng là các DNKT. Bên cạnh đó, các Tác giả còn thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích từ các tổng kết và báo cáo có liên quan đến hoạt động KTĐL từ các cơ quan quản lý Nhà nước.

Qua nghiên cứu, Tác giả đã đưa ra các nhân tố cấu thành NLCT của DNKT là chiến lược kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, trình độ năng lực tổ chức quản lý điều hành kinh doanh, ban lãnh đạo, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng hợp tác với doanh nghiệp hữu quan, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, chất lượng đội ngũ lao động cán bộ quản lý, chi phí kinh doanh và văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở

đó, các Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DNKT Việt Nam trên giác độ vĩ mô (Cơ quan quản lý Nhà nước) và vi mô (DNKT) bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, mở rộng thị trường, phát triển quy mô và thương hiệu, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ, các giải pháp về phát triển kỹ thuật chuyên môn, trình độ quản lý và chiến lược kinh doanh. Thực tế trong thời gian qua cho thấy những kiến nghị được áp dụng đã phát huy được hiệu quả trong quá trình phát triển hoạt động KTĐL và góp phần nâng cao NLCT của DNKT Việt Nam.

 “Năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực kế toán1

– nghiên cứu so sánh Singapore và Việt Nam” – Vũ Hữu Đức (2015) – Tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học “Hội nhập thị trường tài chính ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức” – Tổ chức tại Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – tháng 09/2015

Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho hoạt động kế toán - kiểm toán Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên Mô hình Kim Cương (Porter, 1998), nguồn dữ liệu trong các thông tin về thực trạng và chiến lược phát triển ngành kế toán - kiểm toán của Việt Nam và Singapore đến năm 2020 để phân tích NLCT trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán của Việt Nam đối chiếu với Singapore theo các khía cạnh: chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp kế toán – kiểm toán, điều kiện nhân tố đầu vào, điều kiện nhu cầu và các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: trái với Singapore, chiến lược phát triển ngành kế toán kiểm toán Việt Nam không có tác dụng nâng cao NLCT quốc gia trong lĩnh vực này. Lý do chính là Việt Nam xem kế toán - kiểm toán là một công cụ quản lý hơn là một lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nhận định này. Tuy nhiên, nghiên cứu này có nhiều giá trị về mặt lý luận lẫn thực tiễn, qua đó giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tham khảo xem xét và đưa ra định hướng phát triển ngành kế toán kiểm toán, các DNKT nghiên cứu để đề ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

1 Trong bài viết của Tác giả Vũ Hữu Đức, thuật ngữ kế toán được sử dụng chung cho cả kế toán và kiểm toán. Tuy nhiên, nội dung bài viết chủ yếu tập trung vào NLCT của ngành kiểm toán.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)