Các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 48)

8. Kết cấu của Luận án

1.1.2. Các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

Các quan điểm về NLCT của Doanh nghiệp

Theo Thorne (2004), trên cơ sở các lý thuyết thương mại và quản trị có 3 quan điểm khác nhau về NLCT của doanh nghiệp. Lý thuyết thương mại truyền thống cho rằng giá cả của hàng hóa, dịch vụ là tiêu chí chính để đo lường NLCT. Theo quan điểm của Lý thuyết tổ chức công nghiệp, doanh nghiệp có NLCT cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh hiệu quả như: thị phần cao, năng suất lao động cao, chi phí sản xuất thấp. Trong khi đó theo Trường phái quản trị chiến lược NLCT giữa các doanh nghiệp được đo lường và so sánh thông qua 4 nguồn lực chủ yếu là nhân lực, tài chính, công nghệ và marketing. Trường phái này được nhiều Nhà nghiên cứu áp dụng và được xem là trường phái phổ biến và phát triển nhất.

Theo WEF (2004) có 2 nhóm nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp:

 Các nhân tố bên trong: Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp; Năng lực về thiết bị, công cụ; Chất lượng nhân lực; Năng lực tài chính, quy mô doanh nghiệp, năng lực marketing; Năng lực nghiên cứu phát triển.

 Các nhân tố bên ngoài: Thị trường; Thể chế, chính sách; Ngành hỗ trợ; Trình độ nguồn nhân lực; Kết cấu hạ tầng.

Các nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên ngoài

- Thị trường - Thể chế, chính sách - Ngành hỗ trợ - Trình độ nguồn nhân lực - Kết cấu hạ tầng - Năng lực tổ chức quản lý - Năng lực về thiết bị, công cụ - Chất lượng nhân lực - Năng lực tài chính - Quy mô doanh nghiệp - Năng lực marketing

- Năng lực nghiên cứu phát triển

Hình 1.7: Các nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp – Theo WEF

Cũng dựa trên quan điểm của Trường phái quản trị chiến lược và kết hợp với vai trò của các nhân tố trong quá trình hoạt động, Momaya & cộng sự (2005) đã xây dựng theo Mô hình APP (Assets - Performance – Process) với 3 nhóm nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp: Các nhân tố thuộc về NLCT dựa trên Tài sản (Assets); Các nhân tố thuộc về NLCT hoạt động (Performance); Các nhân tố thuộc về NLCT trong quá trình (Process).

Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

Thời gian gần đây, lý thuyết về NLCT của các doanh nghiệp trên thế giới bước vào thời kỳ “bùng nổ” với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn (Momaya & cộng sự, 2002, 2005). Điều này cho thấy sự quan tâm của các Nhà khoa học và các trung tâm nghiên cứu ngày càng chú trọng đến vai trò và tác động NLCT của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong lĩnh vực KTĐL, cho đến nay chỉ có một số ít nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT cũng như tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT. Các nghiên cứu tiêu biểu về NLCT của các DNKT đã được các Nhà nghiên cứu thực hiện có thể kể đến như sau:

Maijoor & Witteloostuijn (1996) đã tiếp cận và phát triển Lý thuyết Nguồn lực doanh nghiệp (RBV) của Barney vào lĩnh vực kiểm toán qua việc thực hiện nghiên cứu thành công tại Hà Lan và đưa ra kết luận: Do sự không hoàn hảo của thị trường dịch vụ Kế toán – Kiểm toán đã tạo ra nhu cầu thường xuyên phải có sự đáp ứng phù hợp đối với từng đối tượng trên thị trường. Điều này cũng tạo nên sự thâm nhập cao từ các DNKT bên ngoài vào thị trường kiểm toán ở các nước có những hạn chế về khả năng và chất lượng dịch vụ kiểm toán. Do đó, chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng là một nhân tố tác động đến NLCT của DNKT.

Dựa trên lý thuyết RBV, các nghiên cứu gần đây của Lian Kee & cộng sự (2011) về LTCT của DNKT cho rằng: việc đáp ứng được những yêu cầu, thách thức trong việc áp dụng IFRS, đồng thời trên cơ sở phát triển nghiên cứu của Newbert (2008) các Tác giả cũng đưa ra 5 nguồn lực chính có thể tạo nên NLCT của DNKT là Nguồn lực tài chính, Nguồn nhân lực, Nguồn lực trí tuệ, Nguồn lực tổ chức và Nguồn lực vật chất.

Nghiên cứu của Lian Kee & cộng sự (2011) về LTCT của DNKT trong kỷ nguyên áp dụng Chuẩn mực thiết lập BCTC Quốc tế, được công bố tại Hội thảo Quốc tế về kinh tế, quản trị và kinh doanh điện tử năm 2010 tại Hồng Kông: trên cơ sở áp dụng lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp, các Tác giả đã so sánh LTCT của 8 DNKT có

quy mô, số lượng nhân viên, cơ cấu sở hữu, đối tượng khách hàng, thời gian hoạt động khác nhau và được chia làm 3 nhóm là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô lớn. Các Tác giả đã đưa ra kết luận các doanh nghiệp có quy mô lớn có lợi thế về công nghệ, trình độ của nhân viên, nguồn lực tài chính, thương hiệu nên có LTCT tốt hơn và khả năng cạnh tranh đối với Big Four sẽ tốt hơn. Các Tác giả cũng chỉ ra rằng để nâng cao NLCT của các DNKT nhỏ và vừa, cần phải thực hiện việc kết nối với các DNKT Quốc tế khác qua mạng lưới hãng thành viên hoặc hãng thành viên hiệp hội qua đó tận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật và được đào tạo bởi các hãng kiểm toán Quốc tế.

1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT

So với quá trình phát triển lâu dài của hoạt động KTĐL trên thế giới, hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Quan điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán vẫn còn có sự nhìn nhận khác biệt. Tại Việt Nam, chỉ có một vài công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là công trình nghiên cứu:

 “Nâng cao năng lực cạnh tranh DNKT Việt Nam” - (Đoàn Xuân Tiên, 2006) – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở - Học viện Tài chính Hà Nội

Đề tài nghiên cứu được nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có bước phát triển mạnh theo định hướng đổi mới kinh tế, thực hiện tiến trình mở cửa hội nhập Quốc tế. Trong khi, NLCT của DNKT Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, chất lượng dịch vụ.

Việc nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thông qua các câu hỏi khảo sát đối tượng là các DNKT. Bên cạnh đó, các Tác giả còn thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích từ các tổng kết và báo cáo có liên quan đến hoạt động KTĐL từ các cơ quan quản lý Nhà nước.

Qua nghiên cứu, Tác giả đã đưa ra các nhân tố cấu thành NLCT của DNKT là chiến lược kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, trình độ năng lực tổ chức quản lý điều hành kinh doanh, ban lãnh đạo, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng hợp tác với doanh nghiệp hữu quan, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, chất lượng đội ngũ lao động cán bộ quản lý, chi phí kinh doanh và văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở

đó, các Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DNKT Việt Nam trên giác độ vĩ mô (Cơ quan quản lý Nhà nước) và vi mô (DNKT) bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, mở rộng thị trường, phát triển quy mô và thương hiệu, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ, các giải pháp về phát triển kỹ thuật chuyên môn, trình độ quản lý và chiến lược kinh doanh. Thực tế trong thời gian qua cho thấy những kiến nghị được áp dụng đã phát huy được hiệu quả trong quá trình phát triển hoạt động KTĐL và góp phần nâng cao NLCT của DNKT Việt Nam.

 “Năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực kế toán1

– nghiên cứu so sánh Singapore và Việt Nam” – Vũ Hữu Đức (2015) – Tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học “Hội nhập thị trường tài chính ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức” – Tổ chức tại Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – tháng 09/2015

Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho hoạt động kế toán - kiểm toán Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên Mô hình Kim Cương (Porter, 1998), nguồn dữ liệu trong các thông tin về thực trạng và chiến lược phát triển ngành kế toán - kiểm toán của Việt Nam và Singapore đến năm 2020 để phân tích NLCT trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán của Việt Nam đối chiếu với Singapore theo các khía cạnh: chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp kế toán – kiểm toán, điều kiện nhân tố đầu vào, điều kiện nhu cầu và các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: trái với Singapore, chiến lược phát triển ngành kế toán kiểm toán Việt Nam không có tác dụng nâng cao NLCT quốc gia trong lĩnh vực này. Lý do chính là Việt Nam xem kế toán - kiểm toán là một công cụ quản lý hơn là một lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nhận định này. Tuy nhiên, nghiên cứu này có nhiều giá trị về mặt lý luận lẫn thực tiễn, qua đó giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tham khảo xem xét và đưa ra định hướng phát triển ngành kế toán kiểm toán, các DNKT nghiên cứu để đề ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

1 Trong bài viết của Tác giả Vũ Hữu Đức, thuật ngữ kế toán được sử dụng chung cho cả kế toán và kiểm toán. Tuy nhiên, nội dung bài viết chủ yếu tập trung vào NLCT của ngành kiểm toán.

1.1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện về tác động của CLKT đến NLCT của DNKT

Kết quả nghiên cứu của Cronin & Taylor (1994), Taylor & Baker (1994) cho thấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có liên quan đến các yếu tố chuyên môn. Do đó, CLKT và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ gần gũi (Behn & cộng sự, 1997). Kết quả cho thấy các nhân tố CLKT có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của khách hàng đó là: (i) Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; (ii) Giám đốc điều hành công ty kiểm toán tham gia tích cực trong việc kiểm toán; (iii) Sự tương tác hiệu quả với các Ủy ban Kiểm toán; (iv) Tiến hành công việc phù hợp với lĩnh vực kiểm toán; (v) Năng lực chuyên môn và (vi) Kinh nghiệm nhóm kiểm toán với khách hàng.

Kết quả nghiên cứu của Berry & cộng sự (1989) cho thấy LTCT bền vững, rất quan trọng đối với các DNKT, vì họ cần phải cạnh tranh để thu hút và giữ khách hàng, chất lượng dịch vụ càng cao có thể đem đến sự trung thành của khách hàng, thu hút khách hàng mới, sự truyền miệng tích cực, sự hài lòng và sự gắn bó của nhân viên, tăng cường hình ảnh của công ty, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Do đó, cam kết về chất lượng dịch vụ có lợi ích rõ ràng đối với các DNKT.

Nghiên cứu về các khía cạnh của CLKT của Duff (2004) chỉ ra rằng các nghiên cứu chiến lược của công ty cho thấy chất lượng dịch vụ có thể là một nguồn LTCT, tức là một phương tiện bền vững cung cấp cho khách hàng (và các bên liên quan) với những gì họ muốn hoặc cần, tốt hơn và hiệu quả hơn. Chất lượng dịch vụ và chất lượng chuyên môn đều là thành phần cần thiết của CLKT, nếu các doanh nghiệp kiểm toán tạo ra đủ nguồn thu nhập từ phí kiểm toán để thu hút và giữ chân nhân viên có năng lực cao. Cũng theo Angus Duff: Sự quan tâm đến việc đánh giá chất lượng dịch vụ đã được thúc đẩy bởi sự công nhận tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đối với việc thành công trong kinh doanh. Dịch vụ trình độ cao có ý nghĩa to lớn đối với một tổ chức hay công ty trong việc đạt được LTCT bằng cách định vị bản thân hiệu quả hơn trên thị trường.

Nghiên cứu của Numan & Willekens (2012) về mối quan hệ giữa áp lực cạnh tranh – CLKT và sự chuyên môn hóa bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 845 doanh nghiệp được khảo sát nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của CLKT đến NLCT của DNKT – nhất là trong môi trường tập trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLKT không những chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của ngành mà còn bị áp lực từ các

đối thủ cạnh tranh gần gũi của DNKT. Mặt khác, các Tác giả còn chỉ ra rằng: với sự chuyên môn hóa vào một số ngành nhất định, các DNKT sẽ tạo được một LTCT bền vững so với các doanh nghiệp không chuyên môn hóa trong thị trường tập trung.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu về CLKT của Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S. (2014) cũng cho rằng sự cạnh tranh có tác động đến CLKT, bên cạnh ảnh hưởng của nhiệm kỳ kiểm toán, sự thay đổi về nhân sự cao cấp, nhân tố cạnh tranh cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến CLKT của các DNKT tại Việt Nam.

1.2. Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu tục nghiên cứu

Qua các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến đề tài, trên cơ sở tổng quát các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến Luận án, có thể đúc kết một số vấn đề mà các nghiên cứu trước đây đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết.

1.2.1. Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước

1.2.1.1. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố tác động đến CLKT

Trong nhiều thập kỷ qua, các Nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa chung về CLKT theo các hướng tiếp cận khác nhau, trong đó có ba quan điểm nổi bật về CLKT:

 Quan điểm thứ nhất với đại diện là DeAngelo (1981) cho rằng CLKT là khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu của KTV.

 Quan điểm thứ hai đại diện là Copley & Doucet (1993), CLKT là mức độ phù hợp với CMKiT.

 Quan điểm thứ ba, CLKT là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai sót và báo cáo sai sót trọng yếu.

Gần đây, xuất phát từ những thay đổi trong việc can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động KTĐL các nước, các Nhà nghiên cứu đã có khuynh hướng xem xét CLKT dựa trên quan điểm kết hợp mức độ tuân thủ CMKiT, khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu. Quan điểm này bước đầu đã được các Nhà nghiên cứu quan tâm và ứng dụng trong các nghiên cứu về CLKT.

Trên cơ sở các quan điểm, khuynh hướng và phương pháp nghiên cứu, nhiều kết quả nghiên cứu về về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT đã được công bố. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước đã được thực hiện đến năm

2014, Defond & Zhang (2014) cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề chưa đồng thuận trong việc xác định các nhân tố tác động đến CLKT, bên cạnh đó đã xuất hiện một số nhân tố mới như sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kiểm toán, hiện tượng “Mua sắm ý kiến kiểm toán”,…

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của các Tác giả nước ngoài về các nhân tố tác động đến CLKT theo chủ thể tác động bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về DNKT và nhóm nhân tố bên ngoài. Cụ thể như sau:

+ Nhóm nhân tố thuộc về KTV gồm 5 nhân tố: Phương pháp luận và tính cách của KTV, Nhận thức của KTV về việc tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, Tính độc lập của KTV, Kinh nghiệm và mức độ chuyên ngành của KTV, Nhiệm kỳ kiểm toán.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)