Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội (Trang 52 - 55)

2.1.2.1. Tình hình về thuê bao

Trong giai đoạn 2009 – 2013, VNPT Hà Nội có những bước thăng trầm khác nhau về thuê bao.

Thuê bao internet.

Trong giai đoạn đầu phát triển băng thông rộng năm 2008 – 2010, tốc độ phát triển khá nhanh, trung bình toàn quốc tăng từ 0% - 13%, riêng ở Hà Nội, do hạ tầng được chuẩn bị tốt kết hợp với những chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng, VNPT Hà Nội tăng trưởng từ 0% - hơn 29% trong giai đoạn này. Trong hơn 200.000 thuê bao tăng thêm, số thuê bao sử dụng băng thông rộng chiếm hơn 90%. Trong toàn bộ tập đoàn VNPT là hơn 534.000 thuê bao.

Năm 2011, sau giai đoạn phát triển bùng nổ số lượng thuê bao mới có xu hướng chậm lại do nhiều nguyên nhân. Trước tiên, phải nói đến việc FPT tăng tốc độ truy cập lên. Tuy vấp phải một số khó khăn nhưng FPT đã cung cấp cho được một lượng lớn các khách hàng có mức thu nhập khá. Đến tháng 5/2011, VNPT áp dụng chính sách tăng tốc độ truy cập mà vẫn giữ nguyên giá cước. Đây được coi là hình thức giảm giá cho khách hàng, nhưng do đi sau khoảng hai tháng nên số lượng thuê bao có tăng so với thời gian trước đó và được dự báo là sẽ tăng trong tương lai. Tuy tăng về số lượng thuê bao song với những cố gắng này, VNPT Hà Nội tự đánh

giá là hiệu quả thấp.

Từ năm 2012 đến nay, số lượng thuê bao băng thông rộng vẫn gia tăng nhưng không ấn tượng như giai đoạn trước đó.

Hình 2.: Số lượng thuê bao một số dịch vụ của VNPT Hà Nội (2009 – 2013)

(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội)

Thuê bao di động. Qua hình 1, ta thấy VNPT Hà Nội vẫn có sự tăng trưởng

đều đều về thuê bao di động (trả sau) và gần như không có đột biến gì. Trong khi đó, tổng thuê bao điện thoại của toàn VNPT thực tăng là âm 11,3 triệu thuê bao (số thuê bao rời mạng nhiều hơn số thuê bao mới), trong đó thuê bao cố định (vô tuyến và hữu tuyến) giảm 500 ngàn thuê bao; thuê bao di động giảm 10,8 triệu thuê bao. Điều này chứng tỏ VNPT Hà Nội hoạt động khá tốt so với tập đoàn

Thuê bao điện thoại cố định. Thuê bao điện thoại cố định ở đây bao gồm

thuê bao điện thoại cố định và thuê bao dịch vụ Gphone. Theo bảng 2, số lượng thuê bao này tăng chậm đi. Một mặt do sự bão hòa của những khách hàng khu vực trung tâm, một mặt do sự cạnh tranh khốc liệt từ phía dịch vụ tương tự của Viettel và các đơn vị khác như FPT, VTC… và do trong giai đoạn nghiên cứu này, do tốc độ tăng trưởng điện thoại di động bùng nổ. Trong khi đó, chi phí giá thành của dịch vụ này khá cao. Đến 18/3/2013, VNPT Hà Nội đã có những bước đi tuy chậm nhưng cũng cho thấy việc tối ưu hóa lợi ích bằng việc không khuyến mại máy của dịch vụ Gphone. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ này phải đóng tiền mua máy. Đây cũng là một phần nguyên nhân nữa khiến thuê bao dịch vụ điện thoại cố định giảm. Tại khu vực Hà Nội, trong giai đoạn 2012 - 2013, dịch vụ điện thoại cố định sinh lời được chủ yếu từ các đối tượng doanh nghiệp.

Thuê bao MyTV. Đây là dịch vụ mới của VNPT. Dịch vụ tương tự này đã

được FPT phát triển từ những năm 2008. Đến năm 2010, số lượng dịch vụ này của VNPT mới phát triển. Đến năm 2011, với những tiện ích của mình, số lượng thuê bao tăng hơn 2,5 lần (bảng 2.2). Tuy là dịch vụ gia tăng trên đường truyền internet và đi kèm với thiết bị nên số lượng thuê bao có xu hướng giảm một phần do sự cạnh tranh một phần do mục đích của dịch vụ này mang lại không nhằm vào nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng mà có xu hướng hướng vào giới trẻ trong khi các dịch vụ

tương tự miễn phí có thể có nhiều trên internet.

Hình 2.: Tình hình thuê bao và doanh thu giai đoạn 2009 - 2013

(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội)

Chính nhờ những đóng góp nhỏ bé của Hà Nội, năm 2013, tập đoàn VNPT chiếm 75% thị phần về điện thoại cố định; 29,71% thị phần về cung cấp dịch vụ 3G; 57,69% thị phần về dịch vụ truy cập internet băng rộng cố định.

2.1.2.2. Kết quả chủ yếu đạt được trong giai đoạn 2009 – 2013

Là một trong hai doanh nghiệp địa phương đi đầu trong doanh thu, VNPT Hà Nội cũng cho thấy hình ảnh doanh nghiệp tăng trưởng chậm và không ổn định.

Qua hình 2.2 và bảng 2.2, ta thấy tốc độ tăng thất thường của tổng số lượng thuê bao của VNPT Hà Nội. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc ảnh hưởng tới mức tăng doanh thu giai đoạn này.

Việc doanh thu không ổn định (và việc bị Viettel vượt qua năm 2012) từ tập đoàn xuống tới các doanh nghiệp thành viên không phải là việc tiến chậm tiến chắc mà chính là sự thay đổi quá chậm so với thời cuộc.

Bảng 2.: Kết quả kinh doanh của VNPT Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 3,307 3,305 5,176 5,877 6,191 Tổng thuê bao (Thực tăng) 277,907 248,270 253,570 171,582 167,481 MegaVNN 108,085 101,203 81,731 60,811 23,190 Vinaphone 44,822 68,532 110,140 67,004 117,284 Điện thoại cố định 125,000 74,100 51,241 34,234 21,345 MyTV 4,435 10,458 9,532 5,662

(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội)

Doanh thu của VNPT Hà Nội tăng trưởng không ổn định. Xét trong giai đoạn 2009 đến 2013, tỷ lệ tăng trưởng cho thấy doanh nghiệp này có nhiều vấn đề. Năm 2010 tăng trưởng âm so với năm 2009, trong khi tổng doanh thu viễn thông của Việt Nam gần đạt đỉnh trong giai đoạn nghiên cứu là 9,4 tỷ USD. Năm 2011, doanh thu của doanh nghiệp tăng 56,51% trong khi tổng doanh thu viễn thông của quốc gia đạt đáy là 6,9 tỷ USD. Năm 2012, doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu khoảng 13% khi

tổng doanh thu viễn thông là 8,4 tỷ USD. Tương tự với năm 2013, doanh thu của doanh nghiệp tăng khoảng 5% trong khi doanh thu toàn Việt Nam đạt đỉnh khoảng 9,9 tỷ USD. Nguyên nhân có nhiều trong đó có việc tăng trưởng doanh thu của tập đoàn VNPT cũng không ổn định, tương tự qua các năm là khoảng 101 tỷ VNĐ (tương đương 5 tỷ USD), khoảng 130 tỷ VNĐ (tương đương 6,5 tỷ USD), 130 tỷ VNĐ (tương đương 6,5 tỷ USD) và 119 tỷ VNĐ (tương đương 5,6 tỷ USD). Nhìn chung, trong giai đoạn bản thân tập đoàn VNPT không tăng trưởng, VNPT Hà Nội vẫn có sự tăng trưởng nhất định.

Năm 2013 là năm được coi là năm thuận lợi của các nhà mạng. Đầu tiên phải kể đến là việc giá cước viễn thông tăng tới gần 40% các gói cước 3G trong khi lãnh đạo Bộ Thông tin-Truyền thông lại bảo vệ và đề nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp được tiếp tục điều chỉnh thêm trong khi 3 DN đề nghị tăng giá chiếm thị phần áp đảo đang lãi lớn. Tiếp đến là việc bắt tay nhau giữa các nhà mạng lớn trong việc chi phối hạ tầng công nghệ viễn thông của Việt Nam.

Trong tương lai gần, những dịch vụ chính của VNPT Hà Nội được gắn chặt với những biến động của các đối thủ và phải trải mình cạnh tranh với các đối thủ cũng sẽ là một bất lợi. Với dịch vụ di động cạnh tranh với VMS và Viettel. Tại thời điểm này, Viettel đã đề nghị giảm cước nội ngoại mạng bằng nhau. Tuy đây không phải là chiêu bài gì mới vì trước đây đã có Gtel và Vietnammobile áp dụng nhưng nó tạo nên sức công phá lớn về mặt doanh thu và cần thiết điều chỉnh chiến lược phát triển mang tính lâu dài. Nếu với dịch vụ internet, FPT cũng thực hiện những bước đi tương tự hoặc tăng dung lượng nhưng giữ giá như VNPT đã từng làm thì sao?

Tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc… cước dịch vụ viễn thông di động chủ yếu tính cho cước dữ liệu 3G, 4G, còn dịch vụ thoại gần như miễn phí. Tuy nhiên, với Việt Nam phải đến năm 2020 mới bắt kịp được xu hướng đang diễn ra tại các quốc gia phát triển này. Đây chính là bài toán mới mà VNPT Hà Nội nói riêng và tập đoàn VNPT nói chung phải tính tới để tránh phụ thuộc vào việc tăng trưởng doanh thu ở một số dịch vụ và để việc tăng trưởng và phát triển mang tính bền vững.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w