Trong thực tiễn, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện nhiều theo hướng làm giảm các thủ tục kinh doanh được thể hiện qua việc thay đổi luật doanh nghiệp năm 2005 nhưng các thủ tục như giấy phép con, khó khăn khi cập nhật đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh. Đó là phần nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp khi thành lập hoặc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh phải đăng ký rất nhiều những ngành nghề mà có lẽ họ không hiểu đó là ngành nghề gì với chỉ một mục đích sau này hạn chế được việc gia hạn hay xin giấy phép kinh doanh mới…
Bên cạnh đó là những mặt hạn chế khác như việc doanh nghiệp phải làm các thủ tục về việc báo cáo cho các quan quản lý đăng ký kinh doanh như: thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc việc phải báo cáo về việc các thành viên thay đổi loại tài sản vốn góp… Những thủ tục nhỏ nhưng làm mất nhiều chi phí và thời gian của doanh nghiệp.
Vừa qua, một báo cáo của các chuyên gia khi đề cập tới việc nguyên nhân Việt Nam thất thu tới 37 tỷ USD/năm do thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp, rườm rà. Tính toán theo quy chuẩn thế giới, hiện nay thời gian để hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu của Việt Nam nhiều hơn tới 16 ngày so với Top 10 nước có xếp hạng thương mại qua đường biên giới thuận lợi. Điều này đã khiến thất thu thương mại của nước ta lên tới 19 tỷ USD. Về phần nhập khẩu, thời gian cũng kéo dài hơn khoảng gần nửa tháng khiến cho con số thất thu lên tới 17 tỷ USD. Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết nếu cải thiện được số ngày thông quan hiện nay thì ước tính GDP của Việt Nam sẽ tăng 30%.
Những thủ tục không cần thiết hoặc ít cần thiết nên cần làm trực tuyến. Việc này sẽ làm tốn ít công sức, thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp cũng như hạn chế được những tham nhũng vặt, hiện đang hoành hành trong đội ngũ công chức nhà nước.