chuyên môn quản trị chiến lược marketing cho các doanh nghiệp viễn thông nói riêng
Việc tách Học viện Bưu chính viễn thông về Bộ quản lý là bước đi đúng đắn trong “Đại cục” nhưng cũng tạo nên ảnh hưởng không tốt đến việc đào tạo nguồn nhân lực tại tập đoàn VNPT nói chung và VNPT Hà Nội nói riêng.
Bên cạnh được đào tạo về kiến thức về chuyên ngành marketing, nguồn nhân lực còn phải thấu hiểu về lĩnh vực viễn thông. Đây chính là khúc mắc lớn. Không phải tự nhiên, không phải vô tình các doanh nghiệp, tổ chức tự mở trường đại học của riêng họ để đào tạo nhân lực cho họ trong tương lai; FPT, VTC… là những ví dụ điển hình.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ hội cũng như thách thức và đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện chiến lược marketing thích ứng và có hiệu suất cao. Trên cơ sở phân tích , nhận định như trên, học viên đã mạnh dạn chọn đề tài “Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội” làm chủ đề luận văn cao học và đã đạt một số kết quả như sau:
Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về chiến lược marketing của các doanh nghiệp, trong đó tập trung vào phân tích các nội dung cơ bản của chiến lược marketing của doanh nghiệp. Luận văn cũng nhận dạng và phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Tổng hợp và phân tích ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nói trên cho phép doanh nghiệp nhận dạng được những cơ hội và thách thức từ những thay đổi này làm cơ sở, định hướng cho việc hoàn thiện chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích một số cách khái quát về nhu cầu và các yếu tố thị trường dịch vụ viễn thông và phân tích các yếu tố về thực trạng nguồn lực, và tình hình sản xuất kinh doanh viễn thông của VNPT Hà Nội trong những năm gần đây, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng triển khai các nội dung của chiến lược marketing của doanh nghiệp. Các kết quả đạt được dựa trên việc phân tích các minh chứng từ hệ cơ sở dữ liệu thứ cấp đã thu thập được.
Thông qua việc phân tích thực trạng chiến lược marketing của VNPT Hà Nội, luận văn đã đánh giá những ưu thế, điểm mạnh, hạn chế của chiến lược marketing của VNPT Hà Nội xác định những nguyên nhân của những hạn chế đó bao gồm cả những nguyên khách quan và chủ quan từ phía doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích, đánh giá này đã nhận dạng được những vấn đề chủ yếu đặt ra qua nghiên cứu thực trạng chiến lược marketing của VNPT Hà Nội đòi hỏi phải có những điều chỉnh và hoàn thiện marketing một cách đồng bộ.
Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường marketing vĩ mô, nhằm tạo điều kiện phát huy hiệu lực chiến lược marketing của doanh nghiệp. Hy vọng rằng những kết quả đã đạt được của luận văn sẽ góp phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện chiến lược marketing của các doanh nghiệp viễn thông làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã tiếp thu những kiến thức mới và tham khảo một số tài liệu của các nhà khoa học, thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và một số thành viên của VNPT Hà Nội. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm.
1. Lê Thế Giới & Nguyễn Thanh Liêm (2009), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê 2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths. Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và chính sách kinh
doanh, Nhà xuất bản thống kế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Bách Khoa (2003), Marketing thương mại điện tử, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Bách Khoa (2005), Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Nhuận (2010), Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ của các DN thuộc Vinatex, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thương Mại, Hà Nội.
7. Nguyễn Hoàng Việt (2010), Luận cứ khoa học nhằm phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các DN nhầ nước cổ phần ngành may Việt Nam giai đoạn sau gia nhập WTO, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội.
8. Nguyễn Thượng Thái (2007), Bài giảng Marketing dịch vụ, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hồng Thủy (2012), Phát triển chiến lược marketing dịch vụ hỗn hợp của các công ty thuộc công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thương Mại, Hà Nội.
10.Michael Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội. 11.Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, Tài liệu dịch 1995
12.Philip Kotler, Marketing căn bản, Tài liệu dịch 2006, NXB Thống kê, Hà Nội 13.Philip Kotler, Quản trị marketing, Tài liệu dịch 2006, NXB Thống kê, Hà Nội
14.Philip Kotler and Gary Armstrong (2004), Những nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản thống kê, Hồ Chí Minh.
15.Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của chính phủ: Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính – viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 16.Trần Thị Thập (2011), Phát triển chiến lược marketing của Tổng công ty bưu chính Việt
17.Trần Đăng Khoa, 2007, Luận án Tiến sỹ, “Phát triển ngành viễn thông đến năm 2020” 18.Tạp chí, thời báo kinh tế, Internet,…
19.Tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (2003), Qui định nghiệp vụ CSKH, Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội.